Nâng cao chất lượng nhân lực và thị trường lao động du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 154 - 156)

- Về loại hình du lịch giải trí: Về lý thuyết, các hoạt động giải trí càng phong phú thì du khách càng có thêm nhiều trải nghiệm Theo đó, cần tạo nên sự khác biệt

4.3.6. Nâng cao chất lượng nhân lực và thị trường lao động du lịch Hải Dương

144

a) Mục đích: có đƣợc đội ngũ có đủ năng lực, trình độ, kỹ năng và phẩm chất để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý và kinh doanh phát triển du lịch góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng.

b) Giải pháp:

Trong các nguồn lực để phát triển thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, có tính chất quyết định. Theo đó, các chính sách phải linh hoạt và có tính đặc thù cao trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực và coi đây là yếu tố hàng đầu, là điều tạo ra sự khác biệt, lợi thế giúp nâng cao NLCT điểm đến du lịch. Đồng thời, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch một cách thƣờng xuyên cũng là cơ sở để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân trong các khâu công việc, so sánh với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm phân bổ một cách hợp lý, sử dụng nhân lực hiệu quả nhất tại điểm đến du lịch.

Ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, có kiến thức, kỹ năng, trình độ, đạo đức với nghề nghiệp có thể vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách từ các nền văn hoá khác nhau, vừa tạo ra đƣợc hình ảnh đẹp của điểm đến du lịch trong bối cảnh mới. Tích cực triển khai hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch không chỉ để cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao mà còn tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức và ngƣời lao động - ngƣời trực tiếp tham gia vào cung cấp dịch vụ cũng nhƣ đội ngũ giám sát, quản lý.

Nghiên cứu, ban hành chế độ chính sách đãi độ hấp dẫn nhằm tìm kiếm, thu hút nhân tài tạo điều kiện cho họ chuyên tâm phát triển tài năng của mình góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch. Trong đó, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ thông qua việc các doanh nghiệp du lịch tự đào tạo, đồng thời thu hút nguồn nhân lực bên ngoài, đặc biệt các đối tƣợng đã qua đào tạo du lịch tại các quốc gia có du lịch phát triển, đã tốt nghiệp các cơ sở đào tạo về du lịch có chuyên môn, tay nghề giỏi về nghiệp vụ chuyên ngành lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp... Chú trọng

145

hình thành và nâng cao chất lƣợng đội ngũ thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch ngƣời địa phƣơng để đảm bảo chuyển tải đúng giá trị tài nguyên du lịch của tỉnh, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho du khách. Khuyến khích v à hƣớng dẫn các kỹ năng cho ngƣời dân tham gia du lịch cộng đồng từng bƣớc xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực phổ thông tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)