Ình hình phát triển kinh tế của tỉnh ải Dương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 91 - 92)

2 PCI là kết quả của dự án hợp tác giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

3.1.2. ình hình phát triển kinh tế của tỉnh ải Dương

Hải Dƣơng là một trong 16 địa phƣơng đƣợc giao tự cân đối về ngân sách và có điều tiết một phần về ngân sách Trung ƣơng với tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 83.375 tỷ đồng; thu nội địa đạt 63.826 tỷ đồng, bình quân tăng 11,7%/năm [145]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa. Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ trọng chi thƣờng xuyên chiếm khoảng 72%, chi cho đầu tƣ phát triển khoảng 25% [53]. Cũng trong giai đoạn này, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,8%/năm, cao hơn mức bình quân chung toàn quốc, quy mô kinh tế gấp 1,6 lần so với năm 2015, đứng thứ 11 trong cả nƣớc. Tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 69,8 triệu đồng (khoảng 3.020 USD). Riêng năm 2020, GRDP (theo giá 2010) tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức tăng thấp thứ 2 (năm 2015: 8,2%) trong vòng 5 năm trở lại đây, cao hơn bình quân cả nƣớc và thấp hơn một số tỉnh nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình.

Các hoạt động đầu tƣ cũng nhƣ đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tƣ nhƣ xây dựng kế hoạch đấu thầu, kế hoạch thi công đƣợc tăng cƣờng. 5 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc (NSNN) do địa phƣơng quản lý là 712,2 tỷ đồng, đạt 20,0% kế hoạch năm, tăng 4,7% so cùng kỳ năm trƣớc; trong đó, vốn NSNN cấp tỉnh đạt 319,0 tỷ đồng, đạt 20,6% kế hoạch năm, giảm 4,4%... [4].

81

Tính đến nay, Hải Dƣơng đã thu hút 451 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, với tổng vốn 8.382,4 triệu USD. Riêng năm 2020 thu hút đƣợc 808,3 triệu USD tăng 25% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó 65 dự án với số vốn đăng ký 461,1 triệu USD đƣợc cấp mới; điều chỉnh tăng vốn đầu tƣ cho 30 lƣợt dự án với số vốn tăng thêm 362,2 triệu USD. Tổng vốn đầu tƣ thực hiện đạt mức xấp xỉ 700 triệu USD.

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động sản xuất cũng nhƣ mở rộng phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp kết hợp với xuất khẩu lao động, tƣ vấn việc làm đạt hiệu quả cao, đến năm 2020 đã giải quyết việc làm cho 35.500 lao động, trong đó có 3.100 ngƣời lao động đang làm việc tại nƣớc ngoài; tổ chức 60 phiên giao dịch việc làm, thu hút sự tham gia của 1.368 doanh nghiệp và 11.225 ngƣời lao động, trong đó có 3.315 ngƣời nhận đƣợc việc làm [14]. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2021 giảm 3,6%, trong đó, một số ngành có chỉ số sử dụng lao động giảm nhƣ khai khoáng, dệt, sản xuất trang phục.... [4].

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn ổn định, điện thƣơng phẩm đảm bảo cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt. Hoạt động của ngành bƣu chính - viễn thông phát triển mạnh, phủ sóng đến hầu hết các khu vực trong tỉnh, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế… phát triển.

Từ một địa phƣơng tƣơng đối lạc hậu Hải Dƣơng đã vƣơn lên trở thành một trong các địa phƣơng có tốc độ phát triển kinh tế cao, có GDP bình quân đầu ngƣời cao so với bình quân của cả nƣớc. Có thể nói vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của Hải Dƣơng nhƣ hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hệ thống giao thông, nguồn lực vốn - tài chính, nguồn nhân lực,… về cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nói chung, góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng nói riêng trong bối cảnh mới.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)