Nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 115 - 117)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-

3.2.5. Nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Xác định nguồn nhân lực du lịch và thị trƣờng lao động du lịch là yếu tố hàng đầu giữ vai trò quan trọng góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch trên địa bàn. Theo đó, Hải Dƣơng bƣớc đầu quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao (gồm số lƣợng và chất lƣợng nhân lực, có kiến thức, kỹ năng, trình độ, đạo đức nghề nghiệp) có thể vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách vừa tạo ra đƣợc hình ảnh đẹp của điểm đến du lịch. Trong giai đoạn 2016-2020, lực lƣợng lao động trong ngành du lịch ở Hải Dƣơng có xu hƣớng tăng nhanh. Nếu năm 2013, có 18.695 ngƣời lao động, trong đó có khoảng 5.495 lao động trực tiếp thì năm 2019 tăng lên 29.188 lao động, trong đó có khoảng 7.800 lao động trực tiếp, tăng trƣởng trung bình 8,48%; năm 2020 do ảnh hƣởng của đại dịch Covid - 19 nên số lƣợng lao động giảm còn 28.550 ngƣời (Bảng 3.4). Theo số liệu thống kê, trình độ nguồn nhân lực du lịch tỉnh Hải Dƣơng thời điểm năm 2019 phân bố nhƣ sau: số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 18,2%; cao đẳng, trung cấp 47,1%; sơ cấp 31,7%; lao động phổ thông chƣa qua đào tạo 3%. Những năm gần đây số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên có xu hƣớng tăng, lao động phổ thông giảm. Thƣờng xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng, kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh tổ chức một số lớp bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn không chỉ đối với nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch, mà còn bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý góp phần cung ứng lao động du lịch cho các điểm đến. Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 cơ sở đào tạo và 01 cơ sở dạy nghề du lịch, trong đó, đào tạo bậc cao đẳng, đại học là 03 cơ sở và 01 cơ sở đào tạo trình độ trung cấp.

105

Bảng 3.4: Lao động ngành du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tốc độ tăng trƣởng TB Tổng số lao động (Người) 22.400 22.850 28.088 29.188 28.550 8,5%

Lao động gián tiếp 16.850 18.650 20.888 21.388 20.450 9,6%

Lao động trực tiếp 6.000 6.500 7.200 7.800 8.100 5,6% + Đại học, trên ĐH 1.100 1.203 1.400 1.500 2.100 9,7% + Cao đẳng, trung

cấp 2.860 3.000 3.600 4.000 3.700 4,3%

+ Dƣới trung cấp 1.500 1.520 1.600 1.700 1.900 7,6%

+ Chƣa qua đào tạo 540 600 600 600 400 - 8,2%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dƣơng, 2021 Từ bảng 3.4 có thể thấy, số lƣợng lao động trong lĩnh vực du lịch tuy có sự tăng về số lƣợng nhƣng chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, số lao động chƣa qua đào tạo cơ bản về quản lý cũng nhƣ nghiệp vụ du lịch chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó hầu hết là nhân lực thuộc doanh nghiệp tƣ nhân. Nhƣng việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ này chƣa kịp thời, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Điều này thể hiện rõ ở chất lƣợng dịch vụ tại các khu/điểm tham quan du lịch, cơ sở lƣu trú, nhà hàng ở TP. Hải Dƣơng, Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ, đảo Cò, v.v.

Kết qủa khảo sát của các chuyên gia đánh giá về thực trạng đối với tiêu chí “Nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động du lịch” cho thấy yếu tố Ngoại ngữ thành thạo có mức điểm cao nhất (2,6 điểm), và Kỹ năng xử lý tình huống có mức điểm thấp nhất (2,2 điểm). Nhƣ vậy, về cơ bản chất lƣợng nguồn nhân lực, khả năng

106

cung ứng lao động du lịch,… đáp ứng yêu cầu điểm đến Hải Dƣơng hiện nay (bảng 3.5).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)