Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 112 - 115)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-

3.2.4. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Hải Dƣơng đã tiến hành xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ hình thành “Ba trục phát triển”: trục Bắc - Nam, trục Đông - Tây và trục sông Thái Bình; kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch gồm hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thuỷ; hệ thống thông tin liên lạc đƣợc nâng cấp; hệ thống bƣu chính - viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế, đƣợc trang bị các thiết bị kỹ thuật số tiên tiến, hiện đại nên đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu và hình thức thông tin; mạng di động Viettel, Mobifone và Vinaphone phủ sóng rộng khắp, số lƣợng các trạm phát wifi ngày càng nhiều đảm bảo thông tin liên lạc ổn định và nhanh chóng cũng nhƣ hệ thống dịch vụ y tế, ngân hàng, v.v… phát triển góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Một số khu du lịch, khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... từng bƣớc đƣợc xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng các chỉ tiêu phát triển du lịch.

Từng bƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch sẵn có, tạo ra các SPDL cũng nhƣ làm thoả mãn nhu cầu của du khách. Công tác đầu tƣ cho các điểm đến du lịch đƣợc quan tâm, tính đến năm 2020, UBND tỉnh phê duyệt 03 dự án gồm: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu du lịch và bảo tồn sinh thái Đảo Cò (Thanh Miện) với vốn đầu tƣ gần 45 tỷ đồng; Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu du lịch sinh thái sông Hƣơng (Thanh Hà) với vốn đầu tƣ 60 tỷ đồng; Dự án xây dựng hạ tầng du lịch chùa Huyền Thiên (TP. Chí Linh) với vốn đầu tƣ 50,2 tỷ đồng. Các dự án này đang đƣợc triển khai thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy NLCT điểm đến du lịch và thu hút các nhà đầu tƣ xây dựng các dự án thành phần trong vùng quy hoạch du lịch. Ngân sách Trung ƣơng đầu tƣ 60 tỷ xây dựng công trình cửu phẩm tại chùa Côn Sơn. Ngân sách của tỉnh 35 tỷ (từ nguồn quỹ két công đức) để đầu tƣ xây dựng một số hạng mục theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch TP. Chí Linh.

102

Đầu tƣ từ xã hội hóa cho phát triển du lịch cũng đƣợc chú trọng. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2016 - 2019 tổng vốn đầu tƣ của các loại hình doanh nghiệp du lịch (sân golf, khách sạn, nhà hàng, lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân, vui chơi giải trí) ƣớc đạt trên 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, một số dự án lớn đang đƣợc nghiên cứu, triển khai xây dựng và quy hoạch sau khi đƣợc tỉnh Hải Dƣơng đồng ý về chủ trƣơng đầu tƣ nhƣ dự án Việt Tiên Sơn resort tại khu du lịch Côn Sơn, dự án khu du lịch sinh thái Bến Tắm do tập đoàn FLC, dự án Khu du lịch sinh thái sông Hƣơng - Thanh Hà do tập đoàn T&T, dự án Đảo Ngọc do tập đoàn Nam Cƣờng,... Đây là các yếu tố đặc trƣng trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của các điểm đến, góp phần quan trọng đảm bảo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn.

Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phƣơng tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc bổ trợ,... tƣơng đối đa dạng. Đối với hệ thống lƣu trú, số lƣợng cơ sở lƣu trú có sự tăng trƣởng khá, nếu năm 2010 toàn tỉnh có 132 cơ sở lƣu trú (từ đạt tiêu chuẩn tối thiểu trở lên) với tổng số phòng là 2.574; trong đó có 17 cơ sở lƣu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 4 sao với 641 phòng, chiếm 11,5% tổng số cơ sở lƣu trú, 24,8% tổng số phòng khách sạn của Hải Dƣơng thì năm 2020 có trên 162 cơ sở lƣu trú (có đăng ký), với khoảng 5.000 buồng, trong đó hầu hết cơ sở chƣa đƣợc xếp hạng (Bảng 3.3). Các cơ sơ lƣu trú hầu hết tập trung ở TP. Hải Dƣơng, thị xã và một số ít các huyện, chủ yếu là khách sạn, nhà nghỉ, số ít homestay. Công suất sử dụng buồng trung bình ƣớc đạt 60%; thời gian lƣu trú của khách ngắn, trung bình đạt khoảng 1,54 ngày/lƣợt khách. Nhìn chung, hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu phục vụ du khách ở thời điểm hiện nay.

Bảng 3.3: Cơ cấu cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Hải Dƣơng năm 2020

Số cơ sở lƣu trú Số buồng

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng số 162 100 4.650 100

103 chuẩn 4 sao CSLT đạt tiêu chuẩn 3 sao 03 1,84 238 5,12 CSLT đạt tiêu chuẩn 2 sao 15 9,20 529 11,38 CSLT đạt tiêu chuẩn 1 sao 06 3,68 188 4,04 CSLT đạt tiêu chuẩn 17 10,43 371 7,98 CSLT chƣa xếp hạng 120 74,23 3.143 67,59

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dƣơng, 2021

Các cơ sở dịch vụ du lịch khá đa dạng về loại hình, hình thức phục vụ nhƣ: golf, tennis, massage, bể bơi, phòng karaoke, bán hàng lƣu niệm, sản vật địa phƣơng, ăn uống, điểm dừng chân, tập trung chủ yếu ở 02 TP. Hải Dƣơng và Chí Linh. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 14 doanh nghiệp lữ hành đƣợc cấp phép kinh doanh, trong đó có 05 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 09 doanh nghiệp lữ hành nội địa.

Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch còn bất cập nên Hải Dƣơng hiện đang gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung, hệ thống các khu du lịch, khách sạn tiêu chuẩn 03 sao trở lên nói riêng cũng nhƣ các khu vui chơi giải trí tầm cỡ ở các khu vực trọng điểm về du lịch của địa phƣơng, nhƣ: TP. Hải Dƣơng, khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc và một số trung tâm du lịch của tỉnh trong tƣơng lai. Hạ tầng giao thông chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu phát triển. Quá trình xây dựng hạ tầng và các khu du lịch tác động trực tiếp đến cảnh quan - yếu tố rất nhạy cảm đối với phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch dựa vào tự nhiên, một trong những thế mạnh của du lịch Hải Dƣơng, nhƣ: vùng Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ, Đảo Cò Chi Lăng Nam.

Kết quả đánh giá về thực trạng NLCT điểm đến Hải Dƣơng của các chuyên gia đối với tiêu chí “Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch” cho thấy yếu tố:

104

Hệ thống giao thông thuận lợi có điểm cao nhất là (3,2 điểm), và Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn có điểm thấp nhất (2,2 điểm) (xin xem bảng 3.5).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)