Chủ động liên kết phát triển du lịch với các địa phương phụ cận nhằm nâng cao NLC điểm đến Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 157 - 158)

- Về loại hình du lịch giải trí: Về lý thuyết, các hoạt động giải trí càng phong phú thì du khách càng có thêm nhiều trải nghiệm Theo đó, cần tạo nên sự khác biệt

4.3.8. Chủ động liên kết phát triển du lịch với các địa phương phụ cận nhằm nâng cao NLC điểm đến Hải Dương

NLC điểm đến Hải Dương

a) Mục đích: Phát huy có hiệu quả sự khác biệt của điểm đến du lịch Hải Dƣơng trong mối quan hệ với phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, nhất là với Hà Nội để thu hút du khách và nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Hải Dƣơng.

b) Giải pháp:

Tập trung xây dựng và triển khai chiến lƣợc phát triển du lịchvới trọng tâm là liên kết phát triển “chuỗi giá trị (value chain) du lịch Hải Dƣơng”. Đây là chuỗi các hoạt động chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra nhằm mục đích gia tăng gía trị cho hàng hoá (M. Porter, 1985) với các điểm đến ở vùng phụ cận. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phƣơng là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trƣờng khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể hành chính trong từng địa phƣơng và giữa các địa phƣơng với nhau. Có thể theo hƣớng sau:

147

Thứ nhất, liên kết về không gian. Cần có các chính sách mang tính “đột phá” và thông qua những đề án cụ thể giữa Hải Dƣơng với các đối tác liên kết, trƣớc hết với các cơ quan QLNN về du lịch ở trung ƣơng và các địa phƣơng vùng ĐBSH&DHĐB, đặc biệt với Hà Nội trong việc khảo sát điều tra, thiết kế chƣơng trình du lịch, SPDL liên vùng và SPDL đặc thù của tỉnh Hải Dƣơng để phát triển các tuyến, các tour du lịch mang tính vùng; mở các tuyến tàu khách, du thuyền tới Hải Dƣơng để có thể phát triển SPDL theo tuyến đƣờng sông. Đẩy mạnh liên kết xây dựng các chuỗi sản phẩm dịch vụ mang tính bổ trợ có chất lƣợng và phù hợp trong tổng thể điểm đến du lịch vùng ra cả nƣớc, khu vực và quốc tế; hợp tác trong chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản lý du lịch.

Thứ hai, liên kết hợp tác phát triển các điểm đến du lịch. Hợp tác với các cơ quan ban ngành của trung ƣơng và các địa phƣơng phụ cận trong quy hoạch thiết kế và xúc tiến đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng tuyến/ điểm du lịch chung; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kết nối Hải Dƣơng với các điểm đến du lịch tiềm năng ở vùng phụ cận để đảm bảo có đƣợc hệ thống SPDL phong phú và hấp dẫn; nâng cấp mở rộng mạng lƣới đƣờng bộ liên vùng, cầu, bãi đỗ xe và trạm nghỉ dừng chân, các đƣờng tỉnh lộ kết nối TP. Hải Dƣơng với các địa phƣơng liên kết, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm để phát triển hệ thống SPDL, nhất là SPDL đặc thù vùng phù hợp. Điều chỉnh cách thức hoạt động, liên kết với hàng không, vận tải, khách sạn, nhà hàng...

Đẩy nhanh cải cách thể chế, xây dựng nền tảng hạ tầng kết nối và nguồn nhân lực, liên kết hợp tác phát triển với các địa phƣơng phụ cận trong vùng ĐBSH&DHĐB, nhất là với Hà Nội để có thể xây dựng đƣợc các SPDL đặc thù sớm đƣa Hải Dƣơng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

4.4. Kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)