Lý Khánh Bản cho rằng: “Trên cơ sở sinh thái chỉnh thể luận, chủ trương cuả mĩ học sinh thái là thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội, con người và bản thân chứ không phải là con người
chiếm hữu, chinh phục và cải tạo tự nhiên, không chủ trương quan điểm lao động sáng tạo ra cái đẹp”.
Đối với thẩm mĩ sinh thái, cái gì góp phần vào sự hài hòa, ổn định của hệ thống sinh thái mới là Đẹp. Còn cái nào phá hủy sự ổn định sinh thái sẽ bị coi là xấu. Chỉ khi con người cảm nhận một cách vô tư không toan tính mới thẩm thấu hết vẻ đẹp của tự nhiên. Kate Rigby khẳng định vai trò của nhà văn đối với tự nhiên: “khi thế giới của chúng ta đang dần trở nên nghèo nàn hơn bao giờ hết, bị máy móc hóa theo công nghệ hơn bao giờ hết, thì cũng là lúc chúng ta rất cần những nhà văn, những người nghệ sĩ – những người có năng lực hướng chúng ta tới cái Đẹp, tới việc nhận ra sự mong manh tiềm ẩn của Trái đất, hòa giải “những tiếng nói” của những kẻ khác phi nhân” – những kẻ mà chúng ta gần như chẳng bao giờ có thể hiểu được sự tồn tại và ý nghĩa của chúng một cách đầy đủ, và đôi khi vẫn mời gọi chúng ta tham gia vào bản đồng ca lạ thường của chúng” [37]. Trong văn xuôi Sương Nguyệt Minh, ta nhận ra sự thống nhất hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Từ xa xưa, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên rất gần gũi. Với đời sống nông nghiệp, thiên nhiên gắn liền cuộc sống sinh hoạt và tâm hồn của con người. Điều này được thể hiện rất rõ trong cả văn học dân gian và văn học viết. Khám phá ra vẻ đẹp tự nhiên, chỉ cho nhân loại thấy cái đẹp huyền diệu của tạo hóa là cách mà phê bình sinh thái muốn hướng tới. Lâu nay con người chỉ khai thác giá trị kinh tế của tự nhiên mà không nhận ra đời sống tinh thần, cái tâm linh đằng sau thiên nhiên. Tư tưởng cơ bản của phê bình sinh thái là coi thiên nhiên như một chỉnh thể thống nhất hữu cơ. Con người là một động vật tồn tại và nâng cao trên cơ sở của tự nhiên đó [44, trang 177]. Văn xuôi Sương Nguyệt Minh đã biểu hiện những cung bậc hòa điệu giữa thiên nhiên và con người. Đó là sự tìm về thiên nhiên để cảm nhận sự bình yên trong tâm hồn. Người họa sĩ trong Hoàng hôn màu cỏ biếc cảm nhận
được bấy lâu nay, giữa phố xá ồn ào, anh chưa cảm nhận trọn vẹn hết vẻ đẹp của cuộc sống cũng như những nốt huyền giữa cuộc đời:
“Bỏ lại sau lưng những đèn xanh đỏ những nhà sáng loáng kiêu sa
những bụi bặm ồn ào phố xá
những chen chúc cuồn cuộn dòng đời Ta trở về hoàng hôn
lặng im nghe chiều gọi lặng im nghe mùa đi. Ta trở về hoàng hôn…”
(Những câu thơ trong truyện ngắn này, tác giả trích trong tập Mười nghìn khát vọng và tập Làng đảo của nhà thơ Nguyễn Hữu Qúy)
Ở đó, con người “cứ sống lăn lóc như con ốc, con cua, như hạt lúa củ khoai…” (tập Đi qua đồng chiều, tr.55) đã thu hút nhân vật tôi. “Tôi chìm vào hoàng hôn trên sông… Sóng lăn tăn đuổi nhau. Lá trang lá súng chao nhẹ dập dờn. Cuống hoa súng nhô cao lên mặt nước, cánh hoa trắng ngà bật tung. Hương thoảng dìu dịu lẫn mùi cỏ rược nồng nồng” (tập Đi qua đồng chiều, tr.64). Ở truyện ngắn này, Sương Nguyệt Minh đã thể hiện ngòi bút tinh tế khi miêu tả thiên nhiên. Đó là một thiên nhiên tràn ngập sắc màu, một thiên nhiên yên bình với những con người chân chất, thật thà.
Có những giây phút con người phải ngỡ ngàng trước cảnh sắc của thiên nhiên. “ Bên ngoài đám lá trang, lá súng là một cái gò nổi nhỏ mọc đầy tre ngà. Chao ôi! Cò trắng là cò trắng. Một màu trắng phau phau đến nhức mắt. Con đứng dưới đất, con đậu ngọn cây, con đung đưa trên cành. Đẹp thật! Đẹp hơn cả bức tranh thủy mặc treo trên tường nhà tôi” (tập Đi qua đồng chiều, tr.170). Thiên nhiên với những vẻ đẹp riêng giúp nhân vật quên hết những day dứt, bâng khuâng, khắc khoải của cuộc sống. Nhân vật Gấm cảm
nhận được hơi thở của mình đượm mùi hoa sen, hoa súng. Tuổi thơ cô đắm chìm trong hương bưởi, hương chanh, mùi thơm lá sả ở làng, ở đồng cỏ, cảm nhận được mình mang dáng hình của núi Ngọc Mỹ Nhân. Vậy mà có những lúc, nhân vật vẫn cảm thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên nhiên quê nhà. “Ngỡ ngàng quá, tôi thấy một bông hoa súng rất đẹp đặt ngay trên mũi thuyền. Cọng hoa dài, cánh màu trắng như ngà hơi bung ra, nhìn đã thấy nhụy hoa vàng lấm tấm phấn ở trong” (tập Đi qua đồng chiều, tr.163)
Thiên nhiên giúp con người nhìn lại mình, lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên để hiểu chính mình, tự suy xét để sống thanh thản, không đánh mất mình trong những bon chen vội vã của nhịp sống hiện đại. Motif trở về với thiên nhiên, sống chậm lại để cảm nhận mình có rất nhiều trong thơ văn của Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy… Truyện ngắn Ngày xưa nơi đây là cửa rừng, thiên nhiên như người bạn lâu năm mà mỗi lần trở về con người cảm thấy thổn thức và như sống lại quá khứ. Thiên nhiên chứng kiến những thay đổi trong cuộc đời con người. Lần nào đi ngang qua cây sồi già, nhân vật cũng rưng rung dòng cảm xúc “Ngày xưa lại dưng dưng hiện về. Ngày xưa ơi! Ngày xưa nơi đây là cửa rừng. Cửa rừng hun hút gió. Gió thổi. Gió thổi hoài. Tôi ngước nhìn lên. Cây sồi già đang trở mình rung lá” (tập Chợ Tình, tr.62). Thiên nhiên chứng kiến, lưu giữ và như vỗ về con người để họ tìm lại bình yên. Chủ nghĩa nhân văn mới do phê bình sinh thái đề xuất là không tách rời thiên nhiên và văn hóa, cần nối lại mạch sống ngàn đời của con người với tự nhiên, coi con người là một phần cộng sinh của tạo hóa [44, trang 181].
Thiên nhiên chứng kiến những thay đổi trong cuộc đời nhân vật, chia sẻ những mất mát, bi thương trong cuộc đời con người. Trong Dòng sông Trinh Nữ, những thay đổi trong tâm hồn Liên, cô gái mới lớn được phản chiếu dưới dòng sông. Sông cũng chứng kiến những tháng ngày chiến đấu trong quân
ngũ, cả sự sinh ly tử biệt đau đớn của đời người. Trong truyện ngắn Bên dòng Tonle Sap, khi đứng bên dòng sông, Kiên nhớ lại những ngày tháng gian lao cùng đồng đội. “Bọn Kiên đã từng chèo thuyền, thả lưới đánh cá, ngụp lặn, đùa giỡn với dòng sông. Và con sông xưa ôm ấp vỗ về những thằng trai đánh giặc quanh năm khô hạn ở trong lòng” (tập Dị Hương, tr.153). Dòng sông đã ôm ấp trong lòng nó bao kỉ niệm xanh mãi với thời gian. Để khi gặp lại Sa Ly, người con gái luôn ngự trị trong trái tim Kiên qua bao năm tháng, “cái bến nước ngày xưa lại vang vọng trong lòng Kiên” (tập Dị Hương, tr.178). Lòng Kiên lại nôn nao những nỗi vui buồn khó tả, ký ức ngủ quên lại lần nữa thức giấc…
Thiên nhiên không chỉ như cố nhân, như người bạn gắn bó lâu năm, hài hòa với sinh hoạt của con người mà thiên nhiên còn làm cho cuộc sống con người trở nên tươi sáng và bớt cằn cỗi. Chiến tranh với tính chất tàn phá và hủy diệt đã dội biết bao bom đạn và chất độc khiến nhiều khi con người như ở tận cùng địa ngục. Nhưng trong chiến tranh, thiên nhiên vẫn làm tươi mát và nâng đỡ cuộc sống con người. Điều này thể hiện rất rõ qua tiểu thuyết Miền hoang. Cơn mưa giữa rừng hoang khô khốc như tưới lên những con người khốn khổ niềm hy vọng về sự sống. Tùng đã lạc giữa những tháng ngày đói, khát, sợ hãi “Bồn chồn không cất nổi chân tay. Họng khô ran ran nóng. Miệng môi khô như bỏng rộp. Da cũng khô không còn mềm mại, như thể nó đang rãn ra hết cỡ. Và mắt hoa lên nhấp nhoáng, nhìn cái gì cũng không rõ” (Miền Hoang, tr.242), có lúc tưởng chừng kiệt sức mà nằm lại rừng hoang mãi mãi. Bây giờ Tùng đang tận hưởng cơn mưa giữa rừng. “Cây lá đang mùa khô khát run bần bật, giống y như con người hưởng niềm vui quá mong đợi đến bất chợt, nên thảo mộc cũng biết run rẩy đón nhận” (Miền Hoang, tr.276). Thiên nhiên cũng đang run rẩy đón nhận những cơn mưa bất chợt. Những chiếc lá khô mòn héo úa dường như cũng đang hân hoan chào mừng bạn mưa lâu ngày
chưa ghé lại. Cơn mưa chợt đến như đem cái dịu ngọt, tươi mát cho con người. Con người trong khoảnh khắc ấy bay bổng khỏi hiện thực khắc nghiệt. Tùng cảm nhận “Cả một vùng rừng mịt đón mưa rơi rào rạt. Tôi há miệng đón mưa… Lưỡi tôi mềm ra. Cổ họng trước đó vài giây còn cứng ngắc đã bắt đầu thun rãn, mềm mại, trơn nuột. Nước chảy vào đến đâu, mát đến đó” (Miền Hoang, tr.277). Mưa chan hòa khắp mặt đất, cả Tùng và Sa Ly đều cảm nhận như mưa xóa đi những khắc nghiệt, đau đớn vừa trải qua. Chỉ còn con người và thiên nhiên chan hòa cùng nhau. Trong khoảnh khắc đó, Tùng có những ý nghĩ thật lãng mạn “ Tôi mỉm cười bởi ý nghĩ ranh mãnh xuất hiện trong đầu với những hình ảnh nõn nà, gợi cảm và lãng mạn: Chắc chắn nàng Sa Ly xinh đẹp cũng đang luồn tay trong áo và xà rông lần mò khắp cơ thể bấu ghét. Không! Gọi là kì cọ cho thanh nhã hơn” (Miền Hoang, tr.277). Hớn hở, Tùng như đứa bé thời xa lắc lơ cởi truồng tắm mưa trên vỉa hè. Có thể nói rằng đây là những đoạn văn lãng mạn nhất tiểu thuyết Miền Hoang. Chỉ trong những trang văn này, cả Tùng cả Sa Ly như quên đi hiện thực về chiến tranh, về những ngày đói khát và thú dữ đe dọa. Họ hồn nhiên như những đứa trẻ, vô tư tắm mưa, tắm mát cả những phần hồn khô khốc bởi bom đạn, chém giết. Chỉ còn con người và thiên nhiên chan hòa cùng nhau. “Mặc kệ chuyện đã qua, và việc gì sắp xảy ra cũng mặc xác nó. Tôi đứng dậy, ngửa mặt lên trời đón mưa… Sự thật tôi đang đứng ở thiên đường mưa rừng. Nước mưa đã ngập đến mắt cá chân mà chảy không kịp rút nước. Hết những ngày đói khát, nhọc nhằn, hiểm nguy, hoang mang lo sợ. Hết cảm giác mũi lưỡi lê cáu cạnh nhọn sắc trên đầu nòng súng luôn thường trực sau lưng, ám ảnh lạnh sởn gai ốc. Tôi đang sống trong cảm giác được mơn man khơi gợi, kích thích bản năng tính dục thức dậy trong niềm thích thú đê mê âm thầm… Nhưng, cô vuột khỏi tay tôi, cô chạy như một thiên thần đến bất chợt đi bất biết, chỉ để lại tiếng cười hích hích… lẫn tiếng mưa ở sau lưng. Tôi chạy theo cô gái câm trong
niềm hứng khởi và kích thích ngùn ngụt. Cứ như trò đuổi bắt của trẻ con tinh nghịch trong mưa mùa hạ…” (Miền Hoang, tr.280). Cơn mưa đã đưa Tùng về với kí ức trẻ thơ năm nào, với những trò chơi trẻ con ở thảm cỏ xanh công viên hồ Bảy Mẫu. Hình ảnh về Thùy, tóc xõa ngang vai, má hồng đỏ, đôi mắt long lanh của những ngày yên bình ùa về. Nước mưa ngọt ngào như dòng sữa của mẹ thiên nhiên cứu vớt những đứa con đói khát, cho chúng niềm hy vọng giữa rừng hoang, dẫu sau cơn mưa này là hàng loạt những ê chề, tủi hổ vây quanh, cả những máu và nước mắt. Dẫu bom đạn, chết chóc, hiểm nguy luôn rình rập trong cuộc hành trình của những con người khốn khổ, cả tàn quân Pôn Pốt lẫn tù binh quân tình nguyện Việt Nam thì thiên nhiên vẫn vận động theo quy luật của mình, ở bên ngoài những toan tính, suy nghĩ của con người. Cơn mưa giữa rừng hoang như một bản nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng, nâng đỡ bước chân con người.
Có thể nhận thấy nỗi nhớ quê hương, nhớ những người thân yêu bao giờ cũng gắn liền với thiên nhiên. Cơn mưa rừng bất chợt trong Miền hoang
đưa Tùng trở về kí ức tuổi thơ năm nào, về cô bé Thùy hồn nhiên, trong sáng. Dì Mây trong Người ở bến sông Châu nhớ về San, nhớ bến sông Châu giữa mùa hoa gạo cháy, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lối xuống đò. Liên trong
Dòng sông Trinh Nữ cũng gìn giữ những kỉ niệm đẹp đẽ của một thời thiếu nữ ở bến sông… Trước những biến đổi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở về níu giữ vẻ đẹp xưa, những truyền thống, kí ức có nguy cơ bị mai một trước cơ chế kinh tế thị trường là điều đáng trân trọng.
Trong Khi con vật nhìn ta (Fontenay), Hoàng Thanh Thủy dịch có thể hiện sự lắng nghe tiếng nói tự nhiên, con người cần “một sự tôn trọng nhất định và một nghĩa vụ chung của nhân loại gắn kết chúng ta không chỉ những con vật vốn có cuộc sống và tình cảm, mà còn với cả cỏ cây. Chúng ta cần công lí cho con người, và cần thiện ý cũng như sự nương nhẹ đối với các tạo
vật khác, vốn cũng có khả năng như vậy. Có một mối liên hệ nào đó giữa chúng và chúng ta, một sự ràng buộc lẫn nhau nào đó”. Trong truyện ngắn
Chim sâm cầm lại về, nhân vật người cha đã lắng nghe tiếng nói của tự nhiên. Khi nhìn thấy cảnh những cánh chim bị săn bắt vô tội vạ, người cha đã nói với con trai “Cha nhìn thấy cảnh đánh bắt sâm cầm, cha đau lòng lắm” (tập Đi qua đồng chiều, tr.139). Ông có thể đoán được thời điểm chim sâm cầm bay về những cánh đồng quê. “Cha nghiệm ra cứ trước lúc trời trở rét hồ lặng phắt và các sinh vật phù du nổi lên là chim sâm cầm về” (tập Đi qua đồng chiều, tr.147).
Cô bé Sẻ Núi trong truyện ngắn Hoàng hôn màu cỏ biếc cũng nâng niu cây cỏ, không muốn đi chân lên những đóa hoa trinh nữ. Khi nhìn thấy người họa sĩ bước đại vào đám cây trinh nữ, Sẻ Núi thốt lên “Đừng chú! Hoa nó đang khoe sắc. Chú đánh động hoa nó xấu hổ, lá cụp lại đấy” (tập Đi qua đồng chiều, tr.63). Có thể nhận thấy, tình yêu thiên nhiên của trẻ thơ thật thuần khiết và trong sáng. Sẻ Núi có thể cảm nhận hoàng hôn màu tím mà người họa sĩ tài năng không nhận ra. “Sát mặt nước, chỗ mặt trời đã chui được một nửa xuống sông đó, chú. Tím hồng. Không! Tím như hoa Trinh Nữ, chú ạ” (tập Đi qua đồng chiều, tr.61). Trẻ em tìm thấy những niềm vui giản dị khi hòa nhập vào thiên nhiên. Con người cần trở về thiên nhiên để tâm hồn phóng khoáng, biết yêu thương nhiều hơn. Quế Hương trong Tre hoa nở đã từng viết về sự hòa hợp tự nhiên “có khả năng giúp con người khám phá thế giới ngoài thế giới của mình, khiến con người nhạy cảm hơn với tiếng chim ngoài cửa sổ, với tiếng xao xác mơ hồ của chiếc lá lìa cành, với sự hoàn hảo của tạo hóa đối với mỗi loài và cuối cùng, là niềm kiêu hãnh thanh cao vì mình là con người, là chúa tể của muôn loài có khả năng chinh phục nó, bảo tồn nó và ban bố cho nó tấm lòng bao dung chỉ có ở con người”
vừa thân thương, gần gũi như người thân trong gia đình lại vừa xen lẫn những cảm xúc nuối tiếc, níu kéo… trong cuộc đời của nhân vật. Thiên nhiên và con người dường như không còn khoảng cách. Trong phút giây ấy, con người cảm nhận được tất cả vẻ đẹp dịu ngọt, yên bình, trong lành của thiên nhiên. Quay về với thiên nhiên, con người cảm thấy tâm hồn mình được thanh lọc. Bởi vậy, mối hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong tác phẩm của nhà văn đã đạt đến sự giao hòa thắm thiết, thiên nhiên sống cuộc sống của mình và tỏa bóng trong cuộc đời mỗi con người
Tiểu kết chƣơng 2
Có thể nói rằng, chính tình yêu cuộc sống, sự trăn trở với những điều