Ngôn ngữ trần thuật gần với ngôn ngữ đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sinh thái trong văn xuôi sương nguyệt minh (Trang 96 - 111)

Ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi của nhà văn Sương Nguyệt Minh bộc lộ khá rõ đặc trưng của văn hóa vùng miền. Phương ngữ được sử dụng có chủ ý chứ không phải chỉ chịu ảnh hưởng bởi nơi sinh ra và lớn lên của nhà văn. Qua đó, ta có thể cảm nhận được nét văn hóa ẩn sâu dưới lớp ngôn ngữ của nhà văn. Người đọc giải mã được những điều ấy sẽ hiểu hơn về thế giới nghệ thuật, quan điểm sáng tác của nhà văn. Kiểu hồn hậu mà thâm thúy của người Bắc được thể hiện rất rõ trong nhiều truyện ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Đó là lời của người chị dâu trong truyện ngắn Đi trên đồng năn

khi nói với Sang. “Tôi đã buộc nửa bì khoai lang lên xe máy; gọi là quà nhà quê. Của một đồng, công một nén, nhưng mà thím ấy thích cái món này. Chú chịu khó chở ra cho thím mừng”. Thành ngữ được vận dụng khéo léo thể hiện tấm lòng của người gửi quà. Người nhà quê chất phác, hồn hậu, sống gắn bó với ruộng đồng. Thức quà của họ giản dị nhưng lại là công sức, mồ hôi, là cả tấm lòng gửi gắm vào trong ấy. Có lẽ vì vậy, khi rời khỏi làng, lòng Sang cứ vương vấn tình thương.

Ta nhận ra cách nói có phần chua chát trong những đối thoại của người dân quê. Lời chửi của bà Tèo trong Ngày về khi con mình bị thua hết cả mẹt tò he đã trở thành một kí ức khó phai trong tuổi thơ của nhân vật. “Mày ăn kẽo tò he của con bà thì mày phải trả nhá. Không thì bà hò hổng cho hết chiều ba mươi, hết đêm giao thừa, sang ngày mùng một đến ngày mùng hai, hết tháng rộng ngày dài đến năm cùng tháng tận nhá. Cái quân khố rách áo ôm, nghèo rớt mồng tơi kia” (tập Người ở bến sông Châu, tr.143). Cả hai người mẹ với nỗi lòng khác nhau. Một bà mẹ tiếc mẹt tò he của con mà hò hổng với hàng xóm. Một bà mẹ nghèo lau nước mắt, bảo con đem trả tò he, bớt tiền bán trầu sắm tết mua mẹt tò he khác cho con. Qua ngôn ngữ trần thuật, bức tranh nông thôn nghèo đói hiện lên thật cụ thể. Bởi nghèo đói, thiếu thốn nên những

đứa trẻ luôn khao khát món đồ chơi giản dị - tò he. Để mua được đồ chơi cho con, bà mẹ nghèo phải bớt tiền sắm tết. Chúng ta cũng nhận ra tình yêu thương của tác giả dành cho những người dân quê vốn lam lũ một nắng hai sương mà vẫn nghèo khổ. Đó còn là tấm lòng hồn hậu của nhà văn dành cho thế giới trẻ thơ. Các em cần được quan tâm nhiều hơn về mặt tinh thần để có thể phát triển một cách toàn diện.

Đó là cách nói kê kích của nhiều người khi anh cu Bần nhà nghèo, sinh toàn con gái đi ăn cỗ làng trong truyện Đi trên đồng năn: “Thôi, cu Bần mặc váy ngồi chiếu dưới với mẹ con nhà đĩ cho đủ mâm”; “Khổ quá! Nhà tôi phải đóng dững bảy suất đinh. Cứ như nhà cu Bần đóng mỗi một suất. Sướng nhé!”; “Cu Bần khôn thật! Đẻ toàn thị mẹt, chúng nó đi lấy chồng hết, chẳng phải lo nhà cửa gì sất nhẩy” (tập Đi qua đồng chiều, tr.38). Ta hiểu được tấm lòng của nhà văn, yêu thương những người dân nghèo đói và thương cả tính sĩ diện hão, đôi khi làm khổ người khác và làm khổ chính bản thân mình. Ngôn ngữ gần với đời sống giúp tái hiện các vấn đề diễn ra hằng ngày trong đời sống của con người. Đó cũng chính là cái nhìn phản lãng mạn về nông thôn trong văn học sinh thái. Văn học truyền thống khi viết về nông thôn thường thể hiện vẻ đẹp yên bình, là nơi chốn hiền hòa để con người xa lánh chốn phồn hoa… Nhưng văn xuôi của Sương Nguyệt Minh và nhiều nhà văn khác đã có phản đề về khuynh hướng lí tưởng hóa, lãng mạn hóa nông thôn. Nông thôn ngày nay không chỉ nghèo khổ thất học mà còn nhiều tư tưởng lạc hậu, thâm căn cố đế đã ảnh hưởng nhiều đến con người. Trong tác phẩm này, để thỏa mãn tính sĩ diện hão, anh cu Bần bắt vợ con đội thóc đi bán để đóng góp tiền xây mộ Tổ bằng cả thằng chủ thầu con nhà Ngõa “cho chúng nó biết mặt cu Bần”. Để rồi sau đó vợ chồng cãi vã, đánh nhau; sắp đến tết, người ta sắm tết, còn anh cu Bần lại đi đun riu.

mình: “Cái thứ nhà quê như mày ngàn đời này vẫn ngu, Na ạ. Lòng tốt hão, nhiều khi lại tiếp tay cho thói kênh kiệu làm người ta kênh kiệu thêm. Cái bọn thành phố như nó chỉ muốn đè nén, áp bức nông thôn mình. Tội đếch gì mà sỹ diện hão. Sao mày không lấy tiền của lũ chúng nó đem cho cô Nếm điên ấy” (tập Đi qua đồng chiều, tr. 260). Ông trách Na không lấy tiền xe của Thăng – Việt kiều Úc mới về. Vì theo ông “nông thôn chỉ là bãi rác thải, là nơi dừng chân của người thành phố. Người nhà quê chỉ dùng lại đồ cũ, đồ hạng ba : Xe máy cũ, quần áo cũ, hàng hóa chất lượng thấp đều do người thành phố tuồn về. Họ bắt nạt sự ngu dốt của thôn quê. Còn các đồ ngon nhất người nhà quê lại đưa ra thành phố: Rau sạch, gà ri, lợn ỉn, dê, bê non, tôm hùm, cua bể… Bao nhiêu đồ ăn ngon người nhà quê đều cắt củm dành dụm mang bán cho người thành phố. Lẽ sống đời của người nghèo nông thôn vẫn là buôn trầu ăn chum cau. Người nhà quê đều là người nghèo” (tập Đi qua đồng chiều, tr.259). Như vậy, nông thôn không phải là nơi chốn lí tưởng mà là nơi để “bọn thành phố” áp bức, đè nén.

Theo phân tích của các nhà sinh thái, căn nguyên của những suy thoái môi trường mà chúng ta đang gặp phải ngày nay là do chúng ta sống cách biệt với tự nhiên, giữ khư khư địa vị làm chủ [42, tr.96]. Hành động và ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Sương Nguyệt Minh đã thể hiện sự thống trị tự nhiên của mình. Truyện ngắn Nơi hoang dã đồng vọng, các thực khách cười hô hố bên các ly rượu tràn đầy khi thấy cảnh chú mèo trắng gào lên một tiếng lúc bị gọt mất chỏm đầu. Họ cùng cười nói và thưởng thức món óc mèo. Một vị khách đã la lớn “Mẹ kiếp! Mưa” khi cảm thấy lành lạnh ở gáy, tóc nhơm nhớp. Nhưng nhìn lên chòm cây lại phát hiện đó chính là nước đái mèo. Thì ra là con Miêu, nó đang hoảng sợ khi nhìn cảnh đồng loại bị hành hình trên bàn ăn của con người. Đó là phản ứng bản năng tức thì của động vật trước sự dã man của con người vơi đồng loại của nó.

Ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi của nhà văn Sương Nguyệt Minh rất gần gũi với đời sống bởi ngôn ngữ mang đậm phong cách khẩu ngữ sinh hoạt. Đọc tiểu thuyết Miền hoang của nhà văn, ta nhận thấy những vấn đề sinh thái được thể hiện qua cách nói, cách nghĩ của nhân vật. Tùng nhớ lại người bạn cùng quê tên Thao vì nóng vội vọt lên phía trước mà thuốc nổ đã tàn phá đôi chân và cuối cùng không giữ được mạng sống. Đoạn hội thoại giữa Thao và Tùng đầy khẩu ngữ, chính điều ấy đã tăng tính hiện thực và sự khốc liệt của chiến tranh:

- Mày giẫm phải mìn gì? Thao lùn bảo:

- Chắc là mìn cóc của Trung Quốc Tôi lại hỏi:

- Lúc ấy mày có thấy nó nhảy cóc lên rồi mới nổ không? Thao lùn cáu:

- Đéo biết nó nổ cóc hay nổ mặt đất. Tao chỉ thấy… oàng một tiếng là thấy chân đã cụt rồi. Mày hỏi đéo gì mà lắm thế?

…Trước khi Thao lùn chết mà không hôn mê, vẫn nói sang sảng. Phải chăng lúc ấy còn chút sinh lực nào đều gồng lên để sống nốt (Miền hoang, tr.466 – 467).

Chính điều ấy đã thể hiện sự khốc liệt tàn bạo của chiến tranh. Chiến tranh lấy đi tuổi thanh xuân của bao thế hệ. Tuổi trẻ của họ chìm trong bom đạn và khói lửa, sự sống và cái chết cách nhau trong gang tấc. Họ chứng kiến người thân, bạn bè, đồng đội ra đi trước mắt mình hằng ngày. Với Tùng và những người lính, bom mìn thật sự ám ảnh họ, nó gieo rắc những cái chết kinh hoàng. Ngôn ngữ trần thuật gần với đời sống giúp hiện thực hiện lên một cách chân thực và người đọc cảm nhận được các khía cạnh khác nhau của

chiến tranh. Chiến tranh mãi mãi là tội ác và “hòa bình là cuộc chiến duy nhất đáng tiến hành” (Albert Camus)

Tác giả Huỳnh Như Phương trong bài báo Mùa xuân sinh thái và văn chương đã lên tiếng về trách nhiệm của nhà văn trong giai đoạn khủng hoảng môi trường: “Sự suy thoái hệ sinh thái của một quốc gia không chỉ quy trách nhiệm cho những người quản lí đất nước mà cả cho sự thờ ơ của từng công dân, trong đó có những nhà văn”. Bằng ý thức trách nhiệm và sự tinh nhạy của mình trong việc khám phá các vấn đề đời sống, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã thể hiện tiếng nói của mình đối với các vấn đề sinh thái như: chiến tranh, chất độc da cam, sự tàn phá, hủy diệt tự nhiên… Sáng tác của ông chứa đựng những cảnh báo về nguy cơ sinh thái, giúp con người nhìn nhận cách ứng xử với tự nhiên và đạo đức con người. Ngôn ngữ đời sống được đưa vào nhuần nhị trong các tác phẩm của Sương Nguyệt Minh góp phần thể hiện những góc cạnh khác nhau của hiện thực. Người đọc sẽ nhận ra thông điệp: những vấn đề sinh thái diễn ra hằng ngày, ở quanh ta, cần sự quan tâm nhiều hơn đến việc giữ gìn môi trường sống, ngôi nhà chung của mọi người.

3.3.2.Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật

“Phê bình sinh thái truy tìm căn nguyên lí do khiến cho trái đất lâm vào tình trạng suy thoái như hiện nay. Các nhà phê bình sinh thái cho rằng chính tư tưởng “duy nhân” thống trị là căn nguyên của mọi thảm họa môi trường. Phê phán mặt trái của tư tưởng nhân loại trung tâm là đặc điểm trọng tâm của khuynh hướng văn học này” [42, tr.86]. Cảm hứng phê phán trở thành cảm hứng chủ đạo của thời đại khủng hoảng môi trường. Trong các tác phẩm truyền thống, viết về tự nhiên chủ yếu là giọng trữ tình của văn học điền viên, lãng mạn… Tất nhiên, khi viết về tự nhiên, văn học sinh thái vẫn có giọng điệu trữ tình sâu lắng khi miêu tả vẻ đẹp của tự nhiên. Có thể nhận thấy điều đó trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, Dương Duy Ngữ, Nguyễn

Ngọc Thuần… Tuy nhiên, cùng với cảm hứng phê phán, giọng hoài nghi trở thành chủ đạo với những hợp âm của giễu nhại, cật vấn, trào lộng, mỉa mai.

Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật xuất phát từ việc tổ chức đồng thời những tiếng nói khác nhau. Lời kể nhiều giọng vừa hướng tới tái hiện đối tượng, lại vừa đối thoại ngầm với người khác ngoài đối tượng, hoặc đối thoại ngầm với chính đối tượng. Đọc tác phẩm của nhà văn Sương Nguyệt Minh, chúng ta được nghe nhiều giọng điệu, khi thì của nhân vật, khi thì của người dẫn chuyện, người kể chuyện, và cả thiên nhiên với tư cách là một hình tượng nghệ thuật có chủ định (Chuyến đi săn cuối cùng,

Nơi hoang dã đồng vọng…).

Truyện ngắn Người ở bến sông Châu mượn lời Mai để trần thuật (mượn giọng nhân vật). Thông qua lời Mai, câu chuyện về cuộc đời của nhân vật nữ chính là dì Mây dần dần được tái hiện. “Cứ nhớ đến dì Mây là Mai muốn đánh đắm đò. Nghĩ ác! Nhưng quả thật lòng Mai cứ bồn chồn, bứt rứt nóng như lửa đốt” (tập Người ở bến sông Châu, tr.26). Qua lời Mai, người đọc vẫn cảm nhận được tất cả những mất mát, đau đớn của nhân vật Mây. “Trớ trêu quá! Sự thật phũ phàng đã dập tắt niềm vui và khát vọng của dì. Dì Mây bẽ bàng, cô đơn. Dì hận. Dì tủi. Lặn lội khắp nẻo đường Trường Sơn, dì mong mỏi ngày gặp lại. Thế mà người ta có biết dì về đâu. Người ta đang sung sướng hạnh phúc kìa. Lại còn cười nói nữa, trời ơi” (tập Người ở bến sông Châu, tr.26). Chính điều này đã tạo ra lời kể nhiều giọng. Trường hợp này chính là lời văn phong cách hóa, là lời trần thuật bằng giọng người khác mà cùng khuynh hướng nghĩa, cùng chiều với lời giọng ấy để tạo sắc thái, không khí cá thể.

Phê bình sinh thái truy tìm căn nguyên lí do khiến cho trái đất lâm vào tình trạng suy thái. Cùng với cảm hứng phê phán, giọng hoài nghi trở thành chủ đạo với những hợp âm của giễu nhại, cật vấn, trào lộng, mỉa mai. Đi qua

đồng chiều giễu nhại hành trình trở về nông thôn trong văn học truyền thống. Thăng là một Việt Kiều từ Úc về quê thăm người bác họ. Thế nhưng, hành trình trở về quê của Thăng không phải để tìm lại gốc gác hay cảm nhận hồn quê, hiểu biết về cuộc sống nông thôn như hy vọng của bố Thăng. Chuyến về quê của Thăng đã tô đậm thêm ấn tượng về sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Trong truyện ngắn này, tổng cộng đến chín lần nhân vật này phát ngôn: “Người nhà quê hay nhỉ?”. Đó dường như là câu cửa miệng của Thăng khi nhận thấy một hiện tượng phổ biến của người nông thôn: nướng cào cào, đi xe trâu, đuổi vịt, khi người đi xe trâu không lấy tiền công chở, khi gội đầu bằng bồ kết, lá chanh, lá bưởi… Thăng đứng ở vị trí của người bên ngoài nhìn vào chứ không phải vị thế của một người con muốn tìm lại gốc gác của mình, vì vậy mà bố Na cho rằng đó là “thói kênh kiệu”. Trong đôi mắt nhìn của Thăng, tất cả những thói quen sinh hoạt của người thôn quê đều có cái gì đó tăm tối, lạc hậu, bẩn thỉu. thỉu. Đó là khi Thăng ăn ốc cùng gia đình người bác họ. “Anh làm thử, cắn đít ốc ê răng, mút chụt mấy lần, thịt ốc vẫn chẳng ra. Cứ như thời ăn lông ở lỗ! Không ăn nổi đành thôi. Thổ dân Úc thời nguyên thủy cũng chỉ ăn đến thế là cùng. Kinh bỏ cha” (tập Đi qua đồng chiều, tr.270). Là hành động cắt lúa mà như cò cưa, cò cưa của Thăng. Là cách Thăng bổ củi phịch… phịch, rồi búa văng ra ngoài, lại bổ tiếp, thay búa bằng xà beng và cuối cùng là bỏ nốt. Đến nỗi, người bác họ phải thốt lên: “Thằng này mất gốc rồi. Để tao bảo thằng bố mày” (tập Đi qua đồng chiều, tr.270). Thậm chí, vẻ đẹp của Na cũng được nhìn dưới con mắt mỉa mai: “Bạn chị xinh nhỉ. Người eo tuyệt vời. Con gái nhà quê eo đẹp đến thế là sự lạ. Cái mũi dọc dừa, mắt như mắt nai. Xinh lắm, nhưng mà tù hãm, đôi mắt đang báo hiệu một sự tù đọng. Cái Hương hỏi: “Thăng nhìn thấy mắt nai ở đâu, đi săn thấy ở rừng à?” “Không. Em thấy ở trong vườn bách thú” “Thế ra Thăng bảo bạn chị như con nai đẹp bị nhốt trong vườn bách thú hở”” (tập Đi qua đồng chiều,

tr.263). Mái tóc gội đầu bằng lá bưởi, lá chanh, bồ kết của các cô gái thôn quê không còn được nhìn dưới con mắt lãng mạn với hương thơm phảng phất, tinh khiết, Thăng lại cảm nhận các cô gái thành phố gội đầu bằng dầu gội đóng hộp và chẳng biết cái nào hơn cái nào. Hành trình trở về nông thôn của Thăng không giúp Thăng hiểu hơn về quê cha đất tổ, trưởng thành về mặt nhận thức mà ngược lại, càng tăng thêm cái nhìn định kiến về vùng quê nghèo nàn, tối tăm, lạc hậu, man rợ. Theo Thăng “thời đại này là thời đại bằng cấp. Chỉ có học và học, học mới thoát khỏi đồng ruộng, con trâu cái cày. Cô gì không học, rất gay…” (tập Đi qua đồng chiều, tr.272).

Với giọng điệu đa thanh, tiểu thuyết Miền hoang đã có những cách tân nghệ thuật vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Miền hoang được vận dụng linh hoạt. Mỗi nhân vật có một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sinh thái trong văn xuôi sương nguyệt minh (Trang 96 - 111)