Không gian sông nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sinh thái trong văn xuôi sương nguyệt minh (Trang 73 - 78)

Đầu tiên có thể nhận thấy không gian sông nước trong tác phẩm của nhà văn xuất hiện với mật độ dày đặc. Đó là những dòng sông gắn liền với tuổi thơ, bàng bạc trong nỗi nhớ của người xa quê và gắn liền với những thay đổi trong cuộc đời nhân vật. Có thể nhận thấy điều này rất rõ trong hàng loạt tác phẩm: Người ở bến sông Châu, bên dòng Tonle Sap, Tiếng lục lạc trong đêm, Dòng sông Trinh Nữ, Hoàng hôn màu cỏ biếc, Đi trên đồng năn….

“Thiên nhiên là vùng tâm tưởng của mỗi người. Thế giới thiên nhiên chính là hiện thân của vẻ đẹp quê hương. Niềm yêu quý mảnh đất, nơi ông bà, bố mẹ và cả mình sinh ra, chính là dấu hiệu đầu tiên của tình yêu quê hương xứ sở. Con người gắn bó với đất đai không chỉ vì nó đem lại những tiện ích vật chất, mà còn là nơi gìn giữ những giá trị trong đời sống tinh thần” [44, trang 188-189]. Danh trong truyện ngắn Dưới trăng thu dù rời khỏi quê hương khi còn trong bụng mẹ, nhưng lúc trở về vẫn cảm thấy rất đỗi thân quen. “Nước sông Bồ nửa dòng trong, nửa dòng đục; lác đác những mảnh lục bình trôi, trôi về phía biển” (tập Người ở bến sông châu, tr.46). Đó còn là những bến đò ngang im lìm chứng kiến biết bao kỉ niệm, biết bao biến động trong cuộc đời nhân vật. Bởi dòng sông chính là hình ảnh quê hương, là nơi neo đậu tâm hồn cho những đứa con xa quê. Điều ấy dường như thấm vào máu thịt, huyết quản của nhân vật. Bởi vậy dù xa quê khi chưa ra đời nhưng nhân vật vẫn cảm nhận được niềm xúc động khi đứng trước dòng sông.

Mở đầu truyện ngắn Ngày về cũng là hình ảnh dòng sông và bến sông quê. “Đã là chiều cuối năm. Anh đứng lặng trên bờ đê cao. Ánh nắng cuối chiều đang lụi dần, hiu hắt một màu vàng nhạt trải mỏng mảnh trên dòng sông quê. Cây si cổ thụ già nua trầm ngâm buông râu chấm xuống tận nước sông” (tập Người ở bến sông Châu, tr.139). Nhân vật cậu Cò sau bao nhiêu năm tha phương nơi trời Tây dâng tràn cảm xúc khi đứng trước bến sông. Dòng sông,

bến nước… đã in đậm vào tâm trí nhân vật với những ngày tháng tuổi thơ nhiều vất vả nhưng đậm đà tình yêu thương. Sau bao nhiêu năm tha phương nơi đất khách quê người, cuối cùng anh cũng về được bến sông xưa. Bao cảm xúc dâng tràn trong lòng, có nuối tiếc, có hoài niệm khắc khoải.

Đặc biệt, hình ảnh sông Trinh Nữ xuất hiện nhiều lần trong truyện ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh. “Sông Trinh Nữ uốn lượn ngoằn ngoèo như dải lụa ngà rơi xuống biển sương mù” (tập Đi qua đồng chiều, tr.75). Trong truyện ngắn Dòng sông Trinh Nữ thì con sông hiện ra thật hiền hòa. Triền sông đầy hoa cỏ may. Cỏ may nhiều đến nỗi họ mang phơi rồi đem về đun thay cho rơm rạ. Hoa cỏ mây ghim đầy quần áo. Vào những đêm trăng, sông lại mang một vẻ đẹp quyến rũ khác thường. “Trăng mười bảy treo lơ lửng ở đỉnh đầu. Một màu vàng bát ngát mênh mang. Sông nước trời mây lồng lộng. Sông lấp lánh ánh vàng, gió nồm mơn man trên ngực” (tập Đêm làng Trọng Nhân, tr.20). Cảm giác như Sương Nguyệt Minh đang làm công việc của một người họa sĩ, phác thảo những nét họa tài hoa, bức tranh sông nước dần dần hiện ra, phóng khoáng, gợi cảm như một nàng thiếu nữ tuyệt sắc giai nhân. Sông nước trong tác phẩm của nhà văn Sương Nguyệt Minh có lúc cũng dậy sóng trước những bi kịch của con người. Dì Mây trong truyện ngắn

Người ở bến sông Châu từ chiến trường trở về đúng lúc người yêu đi lấy vợ. Dòng sông lúc này cũng cuộn bao lớp sóng như chính sóng lòng trong nội tâm của các nhân vật. “Hôm ấy nước sông Châu đỏ quạch. Sóng lớp lớp đập tung vào mố cầu đổ đứng trơ trọi giữa dòng nước từ thời bom Mỹ thả” (tập Người ở bến sông Châu, tr.25). Phải chăng dòng sông cũng chạnh lòng trước số phận của con người? Kết thúc tác phẩm, tiếng hát ru của dì Mây lẫn vào hơi thở sông nước trong đêm, hòa vào hương thơm của cây cỏ, đất trời. Tâm hồn dì Mây ngọt dịu như nước sông Châu, chảy mãi dòng chảy yêu thương, vị tha, nhân hậu cao cả.

Không gian sông nước còn thể hiện qua những sinh hoạt hằng ngày của con người trên dòng sông. Đó là dòng sông Cái đang mùa nước nổi mênh mông trong truyện ngắn Tiếng bìm bịp đêm nước nổi, là cảnh những đứa con gái quê ngụp lặn tắm sông vào buổi tối và không quên mang theo một nắm lá bưởi. “Lá bưởi để vò lên tóc cho thơm và dùng để kì cọ vào người nữa” (tập

Mười ba bến nước, tr.173). Có thể thấy hình ảnh này rất quen thuộc trong tác phẩm của nhà văn. Những bến tắm để con người tha hồ ngụp lặn, cuốn trôi những muộn phiền và thỏa thích hòa mình vào dòng nước. Làng Yên Hạ trong truyện ngắn Mười ba bến nước có hai bến tắm. “Bến tắm đàn bà phía đầu nguồn, bến tắm đàn ông phía hạ nguồn, cách nhau vài trăm bước. Bọn con gái cứ để nguyên áo quần, lội dò dẫm ra xa bờ, nước đến đâu vén áo đến đó, nước dâng qua bờ ngực thì đội áo lên đầu hoặc cởi ra vo viên ném vèo vào trên sông” (tập Mười ba bến nước, tr.153). Con người sống hòa mình với thiên nhiên, cảm thấy thiên nhiên thật gần gũi. Những người mẹ ở làng Sơn Hạ dạy con gái tắm ở dòng nước nhỏ trên đỉnh Eo Bát chảy róc rách xuống đầm Vực thì da trắng hồng lên, gội đầu với nước lá sả ở nơi này thì tóc thơm, dài ra, đen mượt và “không ế chồng đâu”. Đó là lời của cô Bé Hĩm trong truyện ngắn Mây bay cuối đường. Không chỉ Hĩm, mà bao cô gái ở làng Sơn Hạ đều sinh hoạt như vậy, tắm táp giữa thiên nhiên, làm đẹp từ thiên nhiên. Trở về thiên nhiên để cảm nhận tâm hồn mình thật thanh khiết.

Đó còn là những bến tắm tồn tại mãi trong hồi ức của người lính rời khỏi chiến trường Campuchia trong truyện ngắn Bên dòng Tonle Sap. Bến tắm ấy cứ trở về trong Kiên trong những buổi chiều hoàng hôn cháy đỏ nơi quê nhà, trong những đêm thao thức không ngủ ở Hà Nội. Khi đó Kiên cùng đồng đội thật hồn nhiên ngụp lặn và nô đùa trong dòng nước.

Ta có thể nhận thấy, thiên nhiên giúp cho tâm hồn con người phóng khoáng và phong phú hơn. Thiên nhiên giúp con người ta giao tiếp với cái

ngoài nó, làm cho tâm hồn con người thanh thoát hơn. Chính tình yêu dòng sông của các nhân vật như Kiên trong Bên dòng Tonle Sap; dì Mây trong

Người ở bến sông Châu, cậu Cò trong Ngày về… thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hương, sông nước. Chỉ có những người con yêu quê hương bằng tình cảm máu thịt mới có những kí ức đẹp, sự giao hòa thắm thiết với thiên nhiên. “Phê bình sinh thái chú ý đến vấn đề nơi chốn cho thấy nó đã nhìn nhận sự kết nối, tương giao giữa đời sống lịch sử con người và môi trường vật lí mà trong đó các tác phẩm hư cấu chứng nghiệm” [Thornber K.(2011), Ecocriticism, Tài liệu thuyết trình tại viện văn học].

Bến tắm còn gợi ra những hồi ức không mấy đẹp và có khi tạo nên sự ám ảnh trong lòng của nhân vật như trong tiểu thuyết Miền hoang. Sau khi chạy trốn khỏi đám tàn quân Pon Pot, Tùng vẫn lạc vào ma trận của rừng hoang. Trước mắt anh là đầm lầy, mênh mông đầm lầy. Tại đây, anh bắt gặp ba bóng người đang cố gắng đi tắt theo đường dây cung để vượt qua đầm lầy và cái đích của họ là cái bến sát bờ. Càng thấy rõ, Tùng càng hoảng hốt, ba cái bóng ấy chính là đám tàn quân Pon Pot: tên lính áo đen, viên chỉ huy và cô y tá câm. Chẳng lẽ định mệnh lại lần nữa kéo những con người khốn khổ lại gần nhau? Tùng hoang mang, hoài nghi về sức sống của tên chỉ huy Lục Thum sau khi bị cưa chân bằng lưỡi cưa cùn và thiếu thốn thuốc men. Ba người ấy đang vượt thoát ra khỏi đầm lầy thì tên cao gầy bị thụt xuống đầm lầy. Người phụ nữ bụng báng cố giơ cái gậy cho hắn nắm nhưng vô vọng. Gã đàn ông lùn cụt chân đứng phía sau thản nhiên nhìn đồng loại càng lúc càng bị thụt lún, hắn kéo người phụ nữ bụng to kềnh kệnh đi xồng xộc . Trong đầu Tùng hiện lên hình ảnh trận đánh ngày nào, “đồng loại bỏ rơi tên lính áo đen cầm súng B40 bị thương toác bụng, ruột gan xổ ra lê lết trên đất cát, giơ bàn tay chới với kêu cứu” (Miền hoang, tr628).

bí mà đôi khi con người không thể cắt nghĩa. Bến sông Hoàng Long trở đi trở lại trong tác phẩm đẫm màu sắc huyền ảo. Nhà văn dẫn dắt bạn đọc vào một thế giới hoàn toàn xa lạ, không biết đâu là thực đâu là mơ. Đầu tiên là ký ức về trận lụt lớn ở quê lúc Sao còn bé gắn liền với nỗi lo con Thuồng Luồng bắt. Những ký ức nhuốm màu huyền thoại ấy theo Sao suốt những năm tháng ấu thơ. Lớn lên, cưới chồng, cuộc sống của Sao đầy những bất trắc. Đó là những ngày chìm vào trong cơn mơ của Sao khi bao lần sinh nở đều ra cục thịt đỏ hon hỏn vì chất độc da cam. Sao mơ thấy mình nhảy ùm xuống nước để tìm con, khi các vòng sóng lặn, bất chợt Thuồng Luồng nhô lên “tóc dài đen, vai vú con gái nhưng mình rắn. Nó đột ngột quẫy lộn đầu xuống, hai bàn chân nhái có màng giơ khỏi mặt nước. Lại ngoi lên. Con Thuồng Luồng bơi, đẩy bè chuối vào bờ” (tập Mười ba bến nước, tr.160). Có lúc Sao mơ chính mình biến thành con Thuồng Luồng, không biết đâu là thực, đâu là mơ. Sao không lí giải được cơn ác mộng mà mình trải qua. Kết thúc tác phẩm, Sao quay trở về bến nước cũ. Sau lần cập bến này, Sao có hạnh phúc không sau những đau đớn tưởng chừng muốn gục ngã? Điều bất hạnh là khi con người không biết đâu là bến dừng của đời mình, cứ lênh đênh mãi. Có lẽ vì vậy tác giả không chọn mười hai bến nước như cách nói dân gian. Với bút pháp hiện thực – huyền ảo, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã thể hiện được nỗi truân chuyên của những người phụ nữ trong và sau chiến tranh, như nhà văn từng chia sẻ: “Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người”.

Đến với Đồi con gái, người đọc lại lạc vào hòn đảo Man vắng vẻ ngoài vịnh Bái Tử Long. Bằng bút pháp huyền ảo đậm chất giả tưởng, Sương Nguyệt Minh đã dẫn dắt chúng ta vào những câu chuyện kỳ lạ về hòn đảo đến câu chuyện và cuộc đời của người kéo hồ. Đó là câu chuyện về vụng Đàn Bà linh thiêng, huyền hoặc. “Đàn ông, con trai đi qua đồi ấy, y như rằng đêm ấy, nằm mơ ngủ với người con gái đẹp không quen biết. Những thằng giai kéo

lưới, đánh cá ở cái vụng này; chẳng biết sóng biển có vỗ mơn man vào quần lót hay không mà nhảy cẫng lên cởi bằng sạch quần áo, thân trần úp thìa, bò lê bò căng chà sát trên cát. Bãi cát có tên Khỏa Trần là vì vậy” (tập Dị Hương, tr.55). Không chỉ vậy, câu chuyện về vợ lão Trần và những giấc mộng kỳ ảo làm cho những người phóng viên rơi vào trạng thái chẳng biết đâu là giấc mơ, đâu là hiện thực. Trước khi rời đảo, chưa yên tâm bởi vẻ âm u, bí ẩn ấy, nhà văn quay lại nhà lão Trần nhưng lão đã đi vắng, “bất chợt, tôi bắt gặp cái áo cổ tròn vải diềm bâu và cái hồ bưng da kỳ đà treo trên vách. Tôi nhìn ra ngoài, đồi con gái nằm ngửa tênh hênh hứng sinh khí của biển đảo trăng sao trời đất” (tập Dị Hương, tr.72). Rời khỏi đảo nhưng những ấn tượng và cảm giác trải qua trên đảo vẫn theo anh không rời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sinh thái trong văn xuôi sương nguyệt minh (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)