6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm của chu trình cung ứng:
Chu trình cung ứng là chu trình liên quan đến quá trình mua hàng và thanh toán với nhà cung cấp. Tuy nhiên Trong bệnh viện là đơn vị công lập nên chu trình cung ứng liên quan nhiều nhất đến hoạt động mua thuốc và các thiết bị vật tư y tế, ngoài ra cũng bao gồm các hoạt động mua sắm vật tư văn phòng. Do đó, tương tự như trong các loại hình doanh nghiệp khác, chu trình cung ứng trong bệnh viện có hai chức năng chính là mua hàng và thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
1.3.2. Chức năng của chu trình cung ứng thuốc- vật tư y tế:
Chu trình cung ứng thuốc- vật tư y tế chủ yếu là hoạt động mua thuốc, các thiết bị vật tư y tế. Các bệnh viện công lập phải xác định nhu cầu thuốc trong cả năm tài chính để có kế hoạch mua cụ thể, đồng thời việc mua thuốc phải được đấu
thầu để xác định giá thuốc theo đúng quy định. Theo đó, chu trình cung ứng thuốc gồm bốn chức năng: Lập kế hoạch cung ứng, tổ chức đấu thầu mua thuốc, tiếp nhận thuốc và bảo quản, theo dõi thanh toán và thanh toán.
Do đó, tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, chu trình cung ứng trong bệnh viện có hai chức năng chính là mua thuốc, vật tư y tế và thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong chu trình cung ứng thuốc - vật tư y tế
Chức năng liên quan trực tiếp đến HTTTKT trong chu trình cung ứng là hạch toán tổng hợp và chi tiết tình hình nhập kho, kiểm soát quá trình cung ứng, định kỳ đối chiếu với khoa Dược/phòng thiết bị, vật tư y tế, theo dõi thanh toán, thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp và lập các báo cáo theo yêu cầu quản lý. Do đó, hai đối tượng cơ bản liên quan trực tiếp đến chu trình cung ứng là thuốc/ vật tư y tế và công nợ đối với nhà cung cấp. Mục tiêu chủ yếu của chu trình cung ứng thuốc- vật tư y tế là phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các bộ phận trong việc mua và cung ứng thuốc, theo dõi nhập, xuất tồn, báo cáo về cho bộ phận kế toán tài chính.
Bộ phận kế toán trong chu trình cung ứng thuốc- vật tư y tế có trách nhiệm ghi nhận, xử lý, phân tích, lưu trữ nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động của từng đối tượng cung ứng, theo dõi tình hình nhập xuất tồn, tạm ứng, hoàn trả, … cung cấp các thông tin cho nhà quản trị thông qua báo cáo.
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong chu trình cung ứng
[13]