Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc vật tư y tế tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thông tin kế toán trong chu trình cung ứng thuốc vật tư y tế tại bệnh viện y học cổ truyền bình định (Trang 45 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1 Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc vật tư y tế tại Bệnh viện

BHYT; quản lý dược – nhà thuốc bệnh viện;… phần mềm đã hỗ trợ bệnh viện trong công tác quản lý hoạt động khám chữa bệnh, dược (thuốc men, vật tư y tế, hoá chất, dịch truyền đã sử dụng cho bệnh nhân.

2.2 THỰC TẾ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CHU TRÌNH CUNG ỨNG THUỐC- VẬT TƯ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC TRÌNH CUNG ỨNG THUỐC- VẬT TƯ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

2.2.1 Tổng quan về hoạt động cung ứng thuốc- vật tư y tế tại Bệnh viện viện

2.2.1.1 Đặc điểm phân loại thuốc, vật tư y tế tại bệnh viện

Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung ứng. Trong bệnh viện, chủng loại thuốc vật tư được thể hiện qua danh mục thuốc bệnh viện. Lựa chọn và xây dựng DMT bệnh viện là công việc đầu tiên thuộc quy trình cung ứng thuốc bệnh viện. DMT là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả. Mỗi bệnh viện tuỳ theo chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, vị trí địa lý, mà xây dựng DMT riêng cho bệnh viện.

Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc vật tư tại bệnh viện Căn cứ để xây dựng danh mục thuốc tại các bệnh viện phải dựa vào DMT thiết yếu và DMT chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành theo thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc được bào chế từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm xã hội, Thông tư 40/2014/TT- BYT ngày 17/11/2014 ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm xã hội.

trị các bệnh thông thường. Tên thuốc trong danh mục là tên gốc dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin, việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và dễ quản lý.

Cấu trúc danh mục thuốc: 1. Danh mục thuốc tân dược:

- Các thuốc hay hoạt chất được sắp xếp theo 27 nhóm lớn, theo mã ATC (giải phẫu, điều trị, hóa học). Một số thuốc hay hoạt chất có nhiều mã ATC, nhiều chỉ định khác nhau được xếp vào một nhóm phù hợp nhất để hạn chế sự trùng lặp;

- Tên thuốc hay hoạt chất được ghi theo tên chung quốc tế và theo quy định của Dược thư quốc gia Việt Nam, chỉ ghi đường dùng, dạng dùng, không ghi hàm lượng.

2. Đường dùng thuốc ghi trong danh mục được thống nhất như sau: - Đường uống bao gồm các thuốc uống, ngậm, nhai, đặt dưới lưỡi;

- Đường tiêm bao gồm các thuốc tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm vào ổ khớp, tiêm nội nhãn cầu, tiêm trong dịch kính của mắt, tiêm vào các khoang của cơ thể;

- Đường dùng ngoài bao gồm các thuốc bôi, xoa ngoài, dán trên da, xịt ngoài da; - Đường đặt bao gồm các thuốc đặt âm đạo, đặt hậu môn, thụt hậu môn-trực tràng;

- Đường hô hấp bao gồm các thuốc phun mù, dạng hít, bột hít, xịt, khí dung; - Đường nhỏ mắt bao gồm các thuốc nhỏ mắt, tra mắt.

Mục đích phân loại thuốc và quản lý thuốc: Việc phân loại danh mục này liên quan đến việc xác định việc cung ứng thuốc vật- vật tư y tế .

+ Đối với thuốc tân dược: Theo dõi thông tin thuốc thông qua mã số do Bộ Y tế ban hành, mã này được sử dụng tại bệnh viện khi Bác sỹ điều trị lên đơn thuốc và kế toán Dược kiểm tra thông tin khi nhập kho. Hiện nay mã thuốc đơn vị áp lên cổng thông tin BHXH Việt Nam giúp cho nhân viên thao tác được nhanh và chính xác hơn, tránh được sai xót khi nhập liệu thủ công.

+ Đối với chế phẩm được bào chế từ dược liệu: Theo dõi thông tin thuốc thông qua mã số do Bộ Y tế ban hành, mã này được sử dụng tại bệnh viện khi Bác

sỹ điều trị lên đơn thuốc và kế toán Dược kiểm tra thông tin khi nhập kho. Hiện nay mã thuốc đơn vị áp lên cổng thông tin BHXH Việt Nam giúp cho nhân viên thao tác được nhanh và chính xác hơn, tránh được sai xót khi nhập liệu thủ công. Tuy nhiên, mã số thuốc chỉ dùng duy nhất một phần mềm tổng thể VNPT. Hopital không dùng cho mã của phần mềm MISA. NET ở bệnh viện,. Điều này dễ dẫn đến một loại thuốc có thể có nhiều mã, gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin thuốc.

+ Đối với vị thuốc: Tương tự thuốc tân dược và chế phẩm bào chế từ dược liệu. + Đối với vât tư- y tế: Tương tự như thuốc vật tư y tế có khác hơn vì theo dõi thông tin cũng qua mã do Bộ Y tế ban hành, mã này được sử dụng tại bệnh viện nhưng vật tư có nhiều loại tiêu hao mất đi. Các loại vật tư y tế đã được kết cấu và tính vào giá của dịch vụ kỹ thuật, giá ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh theo quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán riêng; Đối với những loại vật tư y tế chưa được kết cấu và tính vào giá của các dịch vụ kỹ thuật, giá ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh thì Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán riêng. Đối với các vật tư y tế có đơn vị tính là “bộ” mà có nhiều hạng mục hay bộ phận đi kèm thì các vật tư y tế đi kèm đều được thanh toán bảo hiểm y tế. Nếu giá của các loại vật tư y tế đi kèm được tính riêng lẻ thì thanh toán theo giá từng loại; nếu giá đã được tính trọn gói theo đơn vị là “bộ” thì không tách riêng từng loại để thanh toán thêm. Trường hợp chỉ sử dụng một phần hay một bộ phận của “bộ” thì thanh toán theo giá thành của bộ phận được sử dụng cho người bệnh nếu có giá riêng của từng bộ phận; nếu không có giá riêng cho từng bộ phận được sử dụng thì căn cứ vào giá mua sắm và tính chất đặc thù của từng bộ phận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Bảo hiểm xã hội trao đổi, thống nhất mức thanh toán cho bộ phận đó.

Đối với vật tư y tế, có thể xây dựng bộ mã dựa trên Danh mục vật tư y tế trong phạm vi thanh toán của Bảo hiểm y tế, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT- BYT ngày 18/9/2013 của Bộ Y tế. Cụ thể, bộ mã vật tư y tế gồm 6 ký tự

- Ký tự thứ nhất là nhóm vật tư y tế được quy định từ số 1 đến 9 tương ứng với 9 nhóm vật tư y tế, cụ thể:

1. Bông, dung dịch sát khuẩn, rửa vết thương 2. Băng gạc, vật liệu cầm máu, điều trị vết thương

3.Bơm, kim tiêm, dây truyền, găng tay và các vật tư y tế sử dụng trong chăm sóc người bệnh

4. Ống thông, ống dẫn lưu, ống nối, dây nối, chạc nối, catheter 5. Kim khâu, chỉ khâu, dao phẫu thuật

6. Vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép nhân tạo

7.Các loại vật tư y tế sử dụng trong một số chuyên khoa 8. Các loại vật tư y tế sử dụng trong chẩn đoán, điều trị khác

9.Các loại vật tư y tế thay thế sử dụng trong một số thiết bị chẩn đoán, điều trị

2.2.1.2 Đặc điểm hoạt động cung ứng thuốc, vật tư y tế tại bệnh viện

Thông tư 10 quy định cụ thể các nội dung phải thực hiện bao gồm:

- Lập kế hoạch đấu thầu mua thuốc: căn cứ lập kế hoạch, nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch, giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian tổ chức đấu thầu, hình thức hợp đồng...

- Trình duyệt kế hoạch và phê duyệt kế hoạch đấu thầu. - Hồ sơ mời thầu

- Kết quả lựa chọn nhà thầu

- Đặt hàng sau khi kết quả đấu thầu thuốc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các bệnh viện tiến hành ký kết các hợp đồng nguyên tắc và tổ chức đặt hàng. Quá trình đặt hàng thường được tiến hành thông qua các bước như sau:

+ Xác định nhu cầu thuốc của BV trong một khoảng thời gian sử dụng (thông thường từ 1 đến 3 tháng để tránh tồn đọng thuốc).

Chọn phương thức mua. Ngay từ năm 1997, chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25-2- 1997 của Bộ Y Tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện ghi rõ: “ Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định của nhà nước .Ngày 16-06-2015 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành quy định thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT- BKHĐT để hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công

lập. Thông tư này áp dụng cho các cơ sở y tế công lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định để mua thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh với tổng kinh phí trong năm từ 200 triệu đồng trở lên đối với cơ sở y tế công lập. Thông tư 20/2005/TTLT-BYT-BTC, ngày 10-8-2007, Bộ Y Tế , Bộ Tài chính ban hành thông tư số 10/2007/TTLT-BYT-BTC thay thế cho thông tư 20/2005/TTLT-BYT-BTC. Thông tư số 10/2007 thay đổi một số điều so với thông tư 20/2005 như : áp dụng cho các cơ sở y tế công lập có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác để mua thuốc theo quy định tại thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan (không giới hạn số tiền mua sắm tối thiểu).

Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/8/2007 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập. Quy định Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành. Thủ trưởng các cơ sơ y tế công lập ( thủ trưởng đơn vị) chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị.

+ Khoa dược lập dự trù mua thuốc và thông qua HĐT&ĐT, trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt.

+ Tiến hành đặt hàng với các nhà thầu theo các mặt hàng đã trúng thầu với số lượng đã được Giám đốc Bệnh viện phê duyệt.

2.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tham gia trong chu trình cung ứng thuốc, vật tư tại Bệnh viện

Chức năng của các bộ phận tham gia vào chu trình cung ứng thuốc- vật tư y tế tại đơn vị được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Chức năng của các bộ phận tham gia vào chu trình cung ứng Bộ phận Chức năng Nhiệm vụ Các khoa lâm sàng Lập nhu cầu sử dụng tại khoa

Phát sinh từ nhu cầu sử dụng thực tế thường xuyên tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, lập kế hoạch dự trù thuốc- vật tư y tế cho nhu cầu điều trị.

Khoa Dược/Phòng vật tư thiết bị y tế Lập kế hoạch cung ứng

Các khâu lập kế hoạch cung ứng, tổ chức đấu thầu, tiếp nhận và bảo quản thuốc và vật tư y tế thuộc chức năng của khoa Dược/phòng vật tư, thiết bị y tế. Đặt hàng, ký kết hợp đồng. Hội đồng thuốc và điều trị Phê duyệt kế hoạch

Hội đồng thuốc thuốc và điều trị tiến hành họp và ra quyết định mua thuốc theo nhu cầu hợp lý sau đó giao bộ phận khoa Dược có nhiệm vụ lựa chọn đặt hàng hàng (thuốc, vật tư, hóa chất...)

Phòng tài chính kế

toán

Theo dõi công nợ

Kế toán tiến hành nhập kho theo dõi chi tiết cho từng nội dung như thuốc, hóa chất, dịch truyền, bông băng và các loại vật tư văn phòng, nhiên liệu, phụ liệu cho sản xuất thuốc. Theo dõi công nợ và trả tiền cho nhà cung cấp

Chu trình cung ứng thuốc- vật tư y tế là một chu trình tương đối phức tạp liên quan đến rất nhiều các bộ phận chức năng trong bệnh viện, cho phép theo dõi về tình hình sử dụng thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, theo dõi hàng tồn kho, lập kế hoạch cung ứng, tiếp nhận thuốc, vật tư y tế xuyên suốt từ khi có kết quả trúng thầu do đơn vị tự tổ chức hay thầu trụng trung tại đơn vị chủ quản cấp trên (Sở Y tế). Thuốc sẽ mua theo thầu tập tung, đối với vật tư y tế sẽ được mua thông qua các hình thức đấu thầu tại đơn vị tùy vào giá trị gói thầu đơn vị sẽ tiến hành mua và theo dõi nhập kho. Theo dõi công nợ và thanh toán cho nhà cung cấp.

Hình 2.3: mô hình tổng thể hoạt động cung ứng vật tư

(Nguồn: Phòng TCCB, Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định) Khoa Dược bệnh viện là một chuyên khoa thuộc sự quản lý, điều hành của giám đốc bệnh viện. Trong bệnh viện, khoa Dược là tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về dược không chỉ có tính chất thuần tuý của một chuyên khoa, mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc. Khoa Dược nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính sách quốc gia về thuốc

Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh do trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lí và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toànbộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lí. -Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.

- Pha chế một số thuốc dùng cho bệnh viện

- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện. Trưởng khoa dược và dược sĩ được uỷ nhiệm có quyền thay thế thuốc có cùng chủng loại.

- Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụ người bệnh.

- Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược, khoa y trong các trường đại học và các trường trung học y tế.

-Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc. Hội đồng thuốc và điều trị:

Bộ Y Tế đã ban hành Thông tư số 08/BYT-TT ngày 4/7/1997 hướng dẫn việc tổ chức chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện để thực hiện chỉ thị 03/BYT- CT ngày 25/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện.

Nhiệm vụ của hội đồng thuốc và điều trị là xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.

Hội đồng kiểm nhập và bộ phận kho tiếp nhận:

Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, thủ kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng. Căn cứ vào quy định trên thì Hội đồng kiểm nhập có thẩm quyền kiểm nhập thuốc và ra quyết định có nhập kho cấp phát thuốc tại kho dược bệnh viện. Khi có nhu cầu nhập thuốc vào kho thuốc bệnh viện thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thông tin kế toán trong chu trình cung ứng thuốc vật tư y tế tại bệnh viện y học cổ truyền bình định (Trang 45 - 55)