Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thông tin kế toán trong chu trình cung ứng thuốc vật tư y tế tại bệnh viện y học cổ truyền bình định (Trang 40 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động

Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định là bệnh viện hạng III, trực thuộc Sở Y tế, là cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện thực hiện 6 chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định 1571/QĐ-SYT và chức năng nhiệm vụ các khoa phòng thực hiện theo quy chế bệnh viện theo Quyết định 1895/1997/BYT-QĐ của Bộ y tế.

Với chức năng là Bệnh viện đầu ngành về Y Dược cổ truyền của tỉnh Bệnh viện thực hiện tốt các nhiệm vụ: Khám cấp cứu, điều trị nội trú và ngoại trú, phục hồi chức năng cho mọi đối tượng, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Nghiên cứu thừa kế các bài thuốc Y học cổ truyền kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Bệnh viện còn là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế về Y học cổ truyền và Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại.

Bên cạnh đó chỉ đạo tuyến về cơ sở về chuyên môn kỹ thuật, tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo mạng lưới chuyên môn, xây dựng phát đồ điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại. Tuyên truyền phòng bệnh bằng Y học cổ truyền, tham gia phòng chống dịch bệnh. Bào chế sản xuất thuốc Y học cổ truyền, cung cấp

quả nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị trong bệnh viện. Tham gia hợp tác quốc tế theo chương trình của Sở Y tế, Ủy ban tỉnh theo quy định hiện hành của nhà nước.

Tổ chức bộ máy quản lý của Bệnh viện gồm:

Một giám đốc, 02 Phó giám đốc, 06 phòng chức năng và 9 khoa lâm sàng, 03 khoa cận lâm sàng. Bộ máy quản lý của bệnh viện được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu bệnh viện là Giám đốc, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bệnh viện, tiếp theo là các phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc phụ trách theo từng khối chuyên môn, dưới là hệ thống các khoa, phòng chức năng.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định

Tổ chức công tác kế toán: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định được tổ chức theo mô hình tập trung. Với mô hình bộ máy kế toán tập trung, các nhân viên kế toán bệnh viện được tổ chức thành các bộ phận kế toán phần hành.

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định

(Nguồn: Phòng TCKT, Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định) Trưởng phòng Tài chính kế toán

Phó trưởng phòng Kế toán tổng hợp Kế toán dược Kế toán kho bạc, ngân hàng Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán thuế Thủ quỹ Kế toán viện phí, BHYT Thu viện phí nội trú Bộ phận thu Thu viện phí ngoại trú

Mỗi bộ phận kế toán sẽ phụ trách từng phần hành kế toán riêng, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp số liệu của các bộ phận kế toán gửi lên để lập báo cáo tài chính.

Trưởng phòng Tài chính kế toán (TCKT): Là người lãnh đạo tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán bệnh viện, kiểm tra giám sát hoạt động kế toán, cân đối thu chi, quyết toán và ký các báo cáo tài chính định kỳ.

Phó trưởng phòng: điều hành hoạt động của phòng TCKT và ký uỷ quyền kế toán trưởng khi kế toánđi vắng. Theo dõi, thực hiện các khoản phải thu, phải trả cho cán bộ viên chức (CBVC) trong đơn vị.

Kế toán tổng hợp : Tiến hành tổng hợp, lập báo cáo quyết toán theo quy định. Kiểm tra giám sát trực tiếp hoạt động kế toán của từng kế toán viên, tổng hợp, cân đối tình hình thu chi, quyết toán ngân sách.

Kế toán dược: Theo dõi xuất nhập tồn thuốc, hoá chất, dịch truyền, vật tư y tế tiêu hao tại bệnh viện, tham gia thực hiện tổ chức đấu thầu, định kỳ kiểm kê theo quy định.

Kế toán kho bạc, ngân hàng: Lập chứng từ, thanh toán các khoản chi phí phát sinh qua kho bạc, ngân hàng, theo dõi các hợp đồng về cung cấp dịch vụ, vật tư, hàng hoá với bên ngoài đơn vị.

Kế toán vật tư, TSCĐ: Chịu trách nhiệm tính toán, phản ánh kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tất cả các loại tài sản, vật tư trong kho trên các mặt: số lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.

Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình thu, chi bằng tiền mặt và chuyển khoản.Cuối ngày phải có số liệu tiền mặt còn tồn quỹ để đối chiếu với thủ quỹ. Tính toán chính xác, kịp thời các khoản thanh toán với người lao động, khách hàng, người bán.

Kế toán tiền lương, BHXH: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc tính và chi trả lương và các khoản phụ cấp theo lương cho CBVC bệnh viện.

Kế toán viện phí: Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu viện phí, bao gồm cả các khoản thu BHYT, thu dịch vụ khác phát sinh tại đơn vị.

Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt thực tế tại bệnh viện, thực hiện việc kiểm tra quỹ, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ theo quy định.

Mọi chứng từ phát sinh được tập trung tại bộ phận kế toán. Các kế toán viên tiếp nhận chứng từ theo từng phần hành cụ thể, kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ và lập chứng từ kế toán trình kế toán trưởng xem xét, ký duyệt từ lãnh đạo và sau đó chứng từ sẽ được lưu đến cuối kỳ kế toán.

Phòng TCKT là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện. Nhiệm vụ, chức năng của bộ máy kế toán:

- Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của bệnh viện, lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.

- Tổ chức và quản lý chặt chẽ công tác thu viện phí và các khoản thu khác theo quy định.

- Tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.

- Tổ chức công tác kế toán trong bệnh viện theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản chính xác, kịp thời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của bệnh viện.

- Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản. - Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán đúng theo quy định. - Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện.

Bệnh viện sử dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện VNPT.Hospital và phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp MISA.NET được thiết kế riêng bởi các công ty phần mềm kế toán Misa của Việt Nam. Phần lớn các loại sổ sách báo cáo đều được thực hiện hoàn toàn thông qua chương trình phần mềm. Kế toán chỉ nhập chứng từ gốc hoặc bảng kê tổng cộng chứng từ gốc, chương trình máy tính sẽ tự

động kết xuất số liệu vào sổ sách liên quan.

Phần mềm giải pháp quản lý tổng thể VNPT.Hospital được đưa vào sử dụng từ năm 2014 với 9 phân hệ quản lý khác nhau liên quan đến nhóm phần mềm quản lý chuyên môn như: quản lý thông tin bệnh nhân; quản lý tiếp nhận, đăng ký khám bệnh; quản lý khám bệnh ngoại trú; quản lý cấp cứu; quản lý thanh toán viện phí và BHYT; quản lý dược – nhà thuốc bệnh viện;… phần mềm đã hỗ trợ bệnh viện trong công tác quản lý hoạt động khám chữa bệnh, dược (thuốc men, vật tư y tế, hoá chất, dịch truyền đã sử dụng cho bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thông tin kế toán trong chu trình cung ứng thuốc vật tư y tế tại bệnh viện y học cổ truyền bình định (Trang 40 - 45)