6. Cấu trúc của luận văn
3.4.3. Giọng điệu hoài nghi, giễu nhại
Tư duy tiểu thuyết với tinh thần luôn nhìn lại, luôn nhận thức lại đã đưa đã đưa văn xuôi đến những chất giọng riêng. Với vai trò thể loại “xương sống” của văn học đổi mới, giọng điệu tiểu thuyết đã chi phối mạnh mẽ và tạo nên sự thay đổi trong giọng điệu của văn xuôi đổi mới so với trước: “giọng ngợi ca trong văn xuôi 1945-1975 được thay thế bằng giọng giễu nhại, bỗ bã, giọng khẳng định trong văn xuôi 1945-1975 được thay thế bằng giọng hoài nghi, cật vấn” [74, tr 198]. Giọng điệu của tiểu thuyết để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi đổi mới, đặc biệt là trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .
89
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy phảng phất giọng điệu giễu cợt của dân gian. Giọng điệu này cũng là một cách để nhà văn tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống. Nhờ đó mà những phương diện đa dạng và phong phú trong dòng chảy của cuộc sống hôm nay được nhà văn soi chiếu một cách chân thực nhưng không kém phần tinh tế.
Giọng mỉa mai, giễu cợt thể hiện rõ khi Nguyễn Huy Thiệp phê phán sự suy đồi truyền thống đạo lí gia đình trong một bộ phận xã hội buổi giao thời. Điều đặc biệt là giọng văn mỉa mai, giễu cợt trong truyện của ông ít khi gắn với tiếng cười. Ngược lại, nó ẩn chứa những nỗi đau, nỗi buồn về thế thái nhân tình của kiếp người, nỗi xót xa trước những suy đồi trong xã hội. Tiếng cười thi thoảng xuất hiện lại càng tăng thêm sự bi đát, nặng nề, chua xót của cuộc sống. Một ông tướng (Tướng về hưu) từng có một thời xông pha anh dũng nơi chiến trường trận mạc, trớ trêu thay, ông lại trở nên thụ động giữa đời thường, thậm chí lạc lõng ngay trong gia đình mình. Làm chủ hôn cho đám cưới của đứa cháu họ, chứng kiến không khí “ô hợp láo nháo thản nhiên rất đời, thô thiển, thậm chí ô trọc nữa” ở đấy khiến ông “luống cuống, khổ sở” đến “kinh hãi, đau đớn”. Thấy cô con dâu làm bác sĩ sản khoa lấy xác hài nhi bé xíu về nấu trong nồi cám cho chó béc giê ăn, ông chỉ biết khóc một cách đau đớn. Đến khi đứa cháu gái “giễu”: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm phải không ông?”, ông cũng chỉ biết mắng: “Mẹ mày! Láo!”..
Trong một gia đình thành thị khác, gia đình bố con ông Kiền trong truyện Không có vua, chỉ cần nghe họ nói chuyện với nhau người đọc cũng đủ thấy rõ sự “bát nháo” không còn tôn ti trật tự. Lão Kiền là cha nhưng thường nói với những đứa con của mình bằng những lời mỉa mai, độc địa. Lão Kiền xổ toẹt với Đoài, công chức ngành giáo dục: “Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác, chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!”. Với Cấn làm nghề hớt tóc thì giọng như khen nhưng thật chua chát:
90
“Hay thật, cái nghề cạo đầu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền!”. Và rồi đến lượt những đứa con, chúng cũng nói với người bố cũng bằng cái giọng điệu ấy. Khi Lão Kiền bị bệnh nặng, Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Rồi không để cho ai kịp nói gì, Đoài thản nhiên đến tàn nhẫn, vô nhân tính: “Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. Thật không còn gì xót xa cay đắng hơn câu nói trơn tuột ấy của Đoài. Người ta không thể hình dung đây là lời của đứa con đối với chính người bố của mình. Hóa ra, tình nghĩa đạo lí về tình phụ tử thiêng liêng đã không còn chỗ trong gia đình ấy. Rõ ràng mặt trái của đời sống kinh tế thị trường với sức mạnh của đồng tiền và lối sống thực dụng coi trọng vật chất đã khiến một bộ phận xã hội tha hóa nhân tính một cách ghê gớm. Toàn bộ hiện thực cay đắng ấy đã được nhà văn miêu tả một cách riết róng, qua giọng văn tưởng chừng khách quan lạnh lùng nhưng chứa đầy mỉa mai, chua xót.
Trong nhiều truyện ngắn, những hành động động ngớ ngẩn, vô nghĩa của nhân vật cũng được nhà văn dùng giọng mỉa mai, giễu cợt lột tả. Trong truyện Những người thợ xẻ, khi nhân vật Ngọc ngăn không cho Bường hãm hiếp Quy, Bường giận dữ, thách thức đánh nhau với Ngọc: “Thế nào? Tiến lên đi chứ, công tử bột! Hãy mang chiến thắng về nộp dưới chân nàng Đuynxinê ở làng Tôbôdô”. Hai con người vừa có quan hệ họ hàng, vừa cùng đến nơi tận nơi rừng sâu núi thẳm đê mưu sinh. Nhưng họ lại lao vào đánh nhau chí mạng mà chẳng vì cái gì cụ thể. Lời thách thức của tay Bường, một tay “du thủ du thực” đã khiến chàng cử nhân tương lai trở thành một anh chàng ngốc đi đánh nhau với “cối xay gió”.
Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt còn được nhà văn dùng khi viết về những tình huống “dở khóc dở cười” khi con người phát hiện ra một điều gì đó. Người ta đắc chí với sự phát giác ấy mà không biết rằng mình đang trở thành một kẻ lố bịch hơn bao giờ hết. Ẩn sau câu chữ là những nỗi buồn tưởng bâng
91
quơ nhưng rất thâm thúy. Trong truyện Muối của rừng, sau khi săn được con khỉ đầu đàn, ông Diểu đã mất khẩu súng săn và cả bộ quần áo trên người. Trên đường trở về, ông bực mình nghĩ: “chẳng lẽ lại nồng nỗng thế này về nhà thì thật là khả ố! Mình sẽ thành trò cười cho thiên hạ mất…”. Rồi ông bỗng bật cười: “Thì đã sao nào! Hỏi ai bắn được một con khỉ thế này? Phải yến rưỡi thịt…Lông vàng như nhuộm…Bắn được con vật như thế này thì dẫu mảnh giáp không còn cũng đáng!”. Thực ra ông Diểu đã nhận ra sự lố lăng và đang cố biện minh cho hành động ấy của mình mà thôi.
Cuộc sống đời thường không phải bao giờ cũng đẹp đẽ, thơ mộng như trong huyền thoại vốn đẹp. Trong cuộc sống hiện tại, có nhiều khi huyền thoại trở thành một trò trẻ con, ngây thơ. Câu chuyện về huyền thoại Mẹ Cả đầy ắp trong kí ức tuổi thơ Chương (Con gái thủy thần) cũng có lần bị đem ra giễu cợt... Trong trí tưởng tượng của anh, Mẹ Cả hiện lên với vẻ đẹp lộng lẫy huyền bí. Nhưng cho đến một hôm có người chỉ cho Chương nấm đất gần kề gốc cây muỗm và bảo đấy là mộ của Mẹ Cả. Anh đào lên thì ra trong nấm đất ấy chỉ là “một khúc gỗ mục chẳng hình thù gì”. Hóa ra, chuyện Mẹ Cả rốt cục chỉ là câu chuyện bịa đặt, là trò lừa bịp ác tâm của con người. Sự thật mà anh vừa trông thấy tận mắt quá phũ phàng so với huyền thoại mà người đời bấy lâu nay vẫn thêu dệt. Thật đau đớn và chua chát, Chương thấy mình bơ vơ, lạc lõng ngay chính tại nơi mình đang sống. Nhưng anh vẫn quyết định đi ra biển, dẫu biết rằng “ngoài biển không có thủy thần”.
Cậu bé ở làng chài trong truyện Chảy đi sông ơi cố nài nỉ những người đánh cá mòi ban đêm cho lên thuyền để có thể nhìn thấy sự thật về truyền thuyết con trâu đen. Nhưng truyền thuyết ấy chỉ là tin đồn thất thiệt của một kẻ rỗi hơi nào đấy. Trên khúc sông ấy chỉ có “chuyện giết người cướp của có thực, ngoại tình có thực, cờ bạc có thực”, còn đau lòng thay: “chuyện trâu đen là giả”, vì đó chỉ là “chuyện đồn nhảm nhí”.
92
Giọng mỉa mai, giễu cợt thể hiện qua những phát ngôn kiểu hô hào rỗng tuếch. Trong một số thiên truyện của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật cũng có cách nói kiểu hô hào “thùng rỗng kêu to” như thế. Tiêu biểu là truyện Sang sông. Chuyện kể rằng trên chuyến đò sang bờ bên kia hôm ấy có rất nhiều hạng người và nhiều biến cố xảy ra. Một cậu bé vì nghịch ngợm đã kẹt tay vào cái bình của hai gã buôn đồ cổ. Trong lúc mọi người trên đò đang lúng túng chưa biết xử trí thế nào thì tên cướp có vẻ mặt hung tợn đã liều mình đập vỡ chiếc bình quý để cứu đứa bé thoát chết trong gang tấc. Chứng kiến hành động ấy, nhà giáo (trước đó run lẩy bẩy, đánh rơi cả kính) bỗng hoảng hốt thốt lên: “Trời! Anh dám đập vỡ bình! Thật đúng là một anh hùng! Một nhà cải cách!”. Thật nực cười khi nhân vật nhà giáo cao đạo nói những lời sáo rỗng, ngây ngô, còn kẻ cướp giờ lại trở thành “anh hùng”, thành “nhà cải cách” vĩ đại. Khi để cho nhân vật thầy giáo nói những câu “khen ngợi” ấy, tác giả không hướng người đọc đến sự đánh giá về nhân vật tên cướp, mà chủ yếu nhằm phê phán sự hèn nhát, thói mọt sách của ông thầy giáo nọ nói riêng, và những kẻ sống theo kiểu “lí thuyết suông” không hiếm gặp trong đời thường nói chung. Câu chuyện vì thế toát lên thái độ mỉa mai, giễu cợt thâm thúy.
Nhà văn còn mỉa mai, giễu cợt cái cách người ta đặt tên địa danh vùng miền bằng những cái tên nghe “rất kêu” nhưng thật kệch cỡm lố bịch. Ví dụ như trong truyện Những người thợ xẻ, ông để nhân vật Bường nói mỉa mai chua chát: “Vùng ma thiêng nước độc thì tên là Tương Lai, Bình Minh, Tân Lập, Đoàn Kết, Tự Cường! Kêu cứ như chuông! Mấy thằng bán quán, khách vào thì chém cổ lại đặt tên là Bình Dân với Thanh Lịch! Còn mấy thằng bán thuốc nạo thai con gái lại đặt tên là Hồi Xuân với Cứu Thế. Giọng mỉa mai, giễu cợt trong văn Nguyễn Huy Thiệp chỉ nhằm những đối tượng cụ thể đan cài vào tác phẩm. Đôi khi cái nhìn giễu cợt xuất phát từ những tình huống
93
tưởng chừng rất vụn vặt đời thường song lại ngầm chứa những giá trị nhân sinh sâu sắc. Ngay ở những thiên truyện “phản cổ tích” (được cho là có biểu hiện của giọng mỉa mai, giễu cợt) thì giọng khẳng định vẫn là giọng chính. Song không thể phủ nhận rằng thông qua giọng điệu mỉa mai, giễu cợt, Nguyễn Huy Thiệp đã cho chúng ta thấy được phần nào những mặt tiêu cực trong tư tưởng, nếp sống, đạo đức,…còn tồn tại trong xã hội. Để từ đó mỗi người thay đổi ý thức và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có thể nói, sự tương tác thể loại đã tạo nên giọng điệu đa dạng phong phú, làm nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Huy Thiệp kết hợp được chất thơ và chất tự sự trong văn xuôi, góp phần tạo nên sự rậm rạp trên bề mặt nhất là tạo được sự đa thanh về giọng điệu trong tác phẩm. Điều đó vừa có ý nghĩa trong việc khám phá đời sống đương đại vừa cho thấy sự đổi mới trong quan niệm của nhà văn về con người. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn luôn có ý thức và cố gắng tạo nên giọng điệu văn chương riêng cho mình. Với sự nỗ lực tìm tòi không ngừng, ông đã khẳng định được văn phong riêng độc đáo không thể nhầm lẫn. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là sắc thái dân gian trong giọng điệu trữ tình, thấm đẫm chất thơ và giọng điệu mỉa mai, giễu cợt. Chúng là những “dải băng ngôn từ” được nhà văn khéo léo chọn lựa, chắt lọc, đan cài tạo nên nhiều chất giọng trong tác phẩm. Văn của ông vừa có sự kế thừa cách diễn đạt truyền thống vừa có lối diễn đạt sắc lạnh, đầy suy tư của văn chương hiện đại.
94
KẾT LUẬN
1. Tương tác thể loại trong văn học là một hiện tượng diễn ra sinh động trong đời sống văn học hiện nay. Nó tạo nên sự vận động chuyển dịch, biến đổi của các thể loại văn học. Sự tương tác thể loại có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thay đổi diện mạo của nền văn học ở nhiều phương diện từ nội dung, đến hình thức cấu trúc thể loại tác phẩm. Do vậy, việc vận dụng góc nhìn tương tác thể loại trong việc tìm hiểu lý giải cấu trúc thể loại của một tác gải hay một giai đoạn văn học là điều khả dĩ.
2. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn đóng vai trò tiên phong của văn học thời kỳ đổi mới sau năm 1986. Với sự tìm tòi, sáng tạo từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, quan niệm, tư tưởng…, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo nên một đời sống mới, một diện mạo mới cho nền văn học đương đại Việt Nam. Cho đến nay, tên tuổi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và tác phẩm của ông vẫn luôn có sức hấp dẫn đối với độc giả trong nước và độc giả ngoài nước. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là ở sự cách tân mạnh mẽ, sâu sắc từ nội dung cho tới hình thức thể loại. Điều này đã được khẳng định bằng nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.Ở đề tài nghiên cứu này, dưới góc nhìn tương tác thể loại, chúng tôi đã chỉ ra sự “tác động lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau,…” giữa truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với các thể loại khác theo chiều đồng đại và lịch đại. Ở chiều đồng đại, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có lúcvượt giới hạn đểvươntới loại trữ tình, kịch, có khi là sự nhìn sang các thể bên cạnh như thơ, tiểu thuyết...Ở chiều lịch đại, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn có sự trở về, gặp gỡ và tiếp biến của huyền thoại, yếu tố kỳ ảo trong nguồn mạch văn học dân gian của dân tộc.Với sự tương tác năng động, đa chiều,truyện ngắn Nguyễn Huy đủ sức
95
vượt ra khỏi khuôn thước cấu trúc thể loại để biến đổi và làm mới chính mình. 3. Với những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả luận văn đã góp thêmvề hướng tiếp cận đối với truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ở góc nhìn cấu trúcthể loại, luận văn đã chỉ ra những hiệu ứng thẩm mĩ tạo ra do sự tương tác thể loại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Kết quả sự hòa phối, pha trộn của nhiều thể loại đã giúp cho nhà văn mở rộng quan niệm nghệ thuật và con người trong tác phẩm. Con người hiện lên không đơn giản, phiến diện, một chiều mà mang những nét đa trị, lưỡng phân, đa diện, không hoàn bị …Con người chân thực của đời sống bên ngoài đã hiện lên một cách rõ nét không che giấu, đối mặt với mọi góc độ của hiện thực chứ không còn được bao bọc trong “bầu không khí vô trùng” như văn học giai đoạn 1945-1975. Điều này đã góp phần tạo nên tiếng nói dân chủ trong văn học thời kỳ đổi mới. Ở góc nhìn cấu trúc, việc nhìn sang các thể loại trữ tình, kịch, thơ ca,tiểu thuyết... đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mở rộng về biên độ sức chứa. Thậm chí lằn ranh thể loại của nhiều truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có dấu hiệu mờ nhòe khi có sự giao thoa tương tác với các thể loại khác.Điều này cho thấy tính chất vừa ổn định vừa biến đổi của thể loại truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng.
4. Nghiên cứu về sự tương tác thể loại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, luận văn không cho rằng đã có thể giải quyết đầy đủ, trọn vẹn mọi vấn đề đã đặt ra.Đồng thời, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chưa có điều kiện để khảo sát một cách toàn diện sự tương tác thể loại trong tác phẩm kịch và tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp.Gắn liền với sự vận động, phát triển của xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao của độc giả, văn học không cho phép mình hài lòng với những thành tựu sẵn có. Để bắt kịp xu thế thời đại, văn học không ngừng tìm tòi, thử nghiệm những hình thức biểu đạtmới lạ, độc đáo. Do đó, vấn đềtìm hiểu nghiên cứu tương tác thể loại ở
96
phạm vi rộng lớn như giai đoạn, thời kỳ văn học sẽ là hướng đi hứa hẹn mang đến nhiều điều thú vị. Ngoài ra, tìm hiểu tương tác thể loại dưới góc nhìn của thơ, kí, kịch...cũng là vấn đề còn mới mẻ. Giải quyết được những vấn đề nói