Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác thể loại trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 29 - 32)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Nói về văn học Việt Nam, không thể không nhắc tới “ông vua truyện ngắn” Nguyễn Huy Thiệp – một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đã cùng gia đình lưu lạc rất nhiều nơi: từ vùng nông thôn của đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên...Sau khi tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, ông có mười năm đi dạy

25

học tại vùng miền núi Tây Bắc. Mãi đến năm 1980, Nguyễn Huy Thiệp trở về Hà Nội. Ông làm việc tại công ty Sách giáo khoa thuộc Sở Giáo dục Hà Nội. Trong thời gian này, ngoài việc sáng tác, ông còn thử sức trong nhiều công việc và ngành nghề khác nhau.

Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ năm 1986. Tuy nhiên, những sáng tác của ông đã tạo nên một tiếng vang lớn, một hiện tượng đặc biệt có sức hấp dẫn đối với người đọc và những nhà nghiên cứu phê bình. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhưng phải khẳng định rằng nhà văn đã thổi một luồng gió mới làm thay đổi diện mạo của truyện ngắn thời kì đổi mới. Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã nhận định rằng, một mình Nguyễn Huy Thiệp không làm nên được diện mạo của nền văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, nhưng một mình ông lại có thể đào xới lên nhiều vấn đề thuộc về bản chất văn học, tạo nên sức bật khỏi ảnh hưởng văn học trước 1975, từ đó đưa văn học Việt Nam sau 1975 đi xa hơn, vững vàng hơn trên hành trình đổi mới văn học dân tộc, hòa nhập vào biển cả văn học hiện đại của thế giới.

Thấm đượm trong ngòi bút sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là tư tưởng triết học tự nhiên, một thứ triết học nguyên sơ, bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực sâu xa của nền văn hóa cổ Đông Nam Á. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một mặt là sự kế thừa, tiếp nối nguồn mạch văn học dân gian. Ở mặt khác, nhà văn có sự tiếp thu tính mới mẻ hiện đại của văn học sau đổi mới: khai phá những chủ đề như cái phi lí, sự cô đơn, tha hóa của xã hội... Với ngòi bút đầy bản lĩnh và tài năng sáng tạo, Nguyễn Huy Thiệp đã làm một cuộc cách mạng không chỉ trong tư duy nghệ thuật mà còn ở hình thức cấu trúc thể loại so với truyền thống. Do vậy, truyện ngắn của ông mang lại cho độc giả một một sức hút kỳ lạ với cảm giác vừa thân quen, vừa lạ lẫm, vừa truyền

26

thống, vừa hiện đại.

Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đúng vào lúc đất nước có sự đổi mới, đặc biệt là chủ trương “cởi trói cho văn học nghệ thuật”

của Đảng và Nhà Nước. Nhà văn đã hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát huy hết những sở trường đặc biệt của mình. Vẫn xuôi theo tiến trình của văn học đổi mới nhưng dòng chảy văn chương của Nguyễn Huy Thiệp lại có những ngã riêng, không xuôi chèo mát mái mà dường như lúc nào cũng nghịch đảo dư luận. Những tác phẩm của ông vừa ra đời đã ngay lập tức gây được tiếng vang lớn. Người đọc háo hức chào đón với nhiều thái độ tiếp nhận khác nhau thậm chí trái ngược: có cả khen và chê, khẳng định cũng nhiều mà phủ nhận cũng không ít...Tác phẩm của ông không mang người đọc bay đến thế giới mộng mơ thoát tục mà ném họ vào giữa sự ngổn ngang, xô đẩy, góc cạnh của hiện thực đời sống. Từ đó giúp độc giả chạm được vào đúng cái bản chất của cuộc sống, hiểu được đời và hiểu được mình hơn. Có thể nói, với sự cách tân hiện đại trong mỗi trang viết, cách phản ánh hiện thực không khoan nhượng, cách nhìn đa diện,nhiều chiều. Nguyễn Huy Thiệp trở thành một hiện tượng độc đáo của văn học sau đổi mới. Ông không chỉ đóng góp về mặt số lượng, thể loại tác phẩm mà điều tuyệt vời nhất là đã định hình được một phong cách nghệ thuật độc đáo, nhất là ở truyện ngắn.

Cho đến tận hôm nay, cuộc tranh luận về Nguyễn Huy Thiệp vẫn chưa kết thúc. Có người ca ngợi ông như một nhà văn tài năng xuất chúng. Nhưng cũng có người đòi bỏ tù ông vì cho rằng ông bôi nhọ, “hạ bệ thần tượng”. Mặc cho người đọc khen hay chê, ca ngợi hay phê phán, Nguyễn Huy Thiệp vẫn tỏa sáng trên văn đàn Việt Nam như một tên tuổi lớn, như một nhà văn có tài năng thật sự. Điều đáng trân trọng ở nhà văn là lòng dũng cảm. Ông không ngần ngại nhìn vào hiện thực và trình bày đúng theo những gì mình thấy dù hiện thực không ít nghiệt ngã, cay đắng. Phần lớn những trang viết của

27

Nguyễn Huy Thiệp ẩn chứa sự day dứt trăn trở về con người với tính hai mặt thiện và ác, sáng và tối, cao thượng và thấp hèn, người và quỷ…Ở khía cạnh này, có thể khẳng định Nguyễn Huy Thiệp đã viết được những áng văn hết sức“trung thực về con người”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác thể loại trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)