Thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác thể loại trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 58 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

2.2.1.1. Tương tác giữa thơ ca và tác phẩm tự sự trong văn học

Sự đan xen thâm nhập của thơ ca vào lãnh địa của thể loại tự sự không phải là điều mới mẻ. Hiện tượng này đã từng diễn ra trong một số tác phẩm tự sự của văn học Việt Nam thời trung đại. Tiêu biểu là tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (tập truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI) và Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (tập ký sự viết bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783). Trong 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục– một “thiên cổ tùy bút” thì 14 truyện có thơ. Trong số những truyện có

54

thơ nói trên, gần một nửa những truyện dung lượng thơ xấp xỉ với dung lượng của chuyện. Hầu hết những bài thơ trong Truyền kỳ mạn lục là do các nhân vật ngâm vịnh, xướng họa, “ghi lại sự việc” của chính nhân vật…Do vậy, những bài thơ này chủ yếu mang chức năng cá biệt hóa nhân vật hoặc bộc lộ tư tưởng của nhân vật “mang tính khách thể, ít gắn với cái tôi của nhà văn” [74, tr. 108]. Trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, mặc dù viết theo thể kí, ghi chép sự việc, kể lại những câu chuyện mắt thấy tai nghe của tác giả trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm nhưng mật độ thơ lại hết sức đậm đặc. Trong toàn bộ tác phẩm này có khoảng 40 bài thơ theo thể ngũ ngôn, thất ngôn được nhân vật “tôi” ngâm, đọc, thốt lên, ứng khẩu, xướng họa,“đề trên vách đá”… Phần lớn là những bài thơ tác giả dùng để kính đáp, phụng họa, tự thuật, tả nỗi lòng, giãi lòng, tả tâm trạng, tự an ủi… chứa chan cảm xúc. Có những bài thơ ghi lại sự việc, nhưng sự việc đó được nhìn qua lăng kính cảm xúc của chính tác giả. Những bài thơ này trong Thượng kinh kí sự mang dấu ấn chủ thể, cái tôi

nhà văn khá rõ nét. Khác với các nhà nho xưa ít khi nói về mình, Lê Hữu Trác trong cuốn này, đã bộc lộ cái “tôi” bằng một hình thức độc đáo, khéo léo vừa mang tính tự sự vừa thấm đẫm cảm xúc thơ.

Có thể nói, trong văn học trung đại Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là hai viên ngọc quý. Đặc biệt xét ở hình thức thể loại, hai tác phẩm này là tiền lệ cho sự thâm nhập của thơ vào văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng.

Hiện tượng thâm nhập thơ ca vào văn xuôi nghệ thuật thể hiện một cách đậm nét nhất là ở những thập niên cuối của thế kỷ XX. Từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986, văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện. Nền văn học đã vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học và quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính

55

sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn với những tìm tòi, thể nghiệm mới. Ở thể loại truyện ngắn, người viết khá mạnh dạn trong việc làm thay đổi diện mạo của truyện ngắn truyền thống. Một trong những cách thức làm mới truyện ngắn là để cho những yếu tố thuộc về phẩm tính của thơ ca, hay chất thơ xâm nhập vào truyện ngắn ở nhiều góc độ khác nhau: ở giai điệu, hình ảnh trữ tình, xúc cảm, ở sự cô đọng, hàm súc của ngôn ngữ thơ trên bề mặt văn bản...

2.2.1.2. Sự tương tác thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Trong những cây bút viết truyện ngắn sau năm 1986, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có chủ ý thức rất rõ về sự hòa phối, xâm nhập của nhiều thể loại khác nhau nhất là thơ vào truyện ngắn. Nhà văn Lê Minh Hà đã khẳng định truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp “dữ dội và hết sức thơ”. Phạm Xuân Nguyên thì cho rằng: “Trong truyện anh có thơ, nhiều thơ”. Đỗ Đức Hiểu cũng khẳng định: “Truyện của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều bài thơ”. TN. Filimonova, nhà nghiên cứu người Nga nhận xét:“Một trong những đặc điểm nổi bật của văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp là việc thường xuyên sử dụng thơ trong đó”. Quả thực, khi tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc dễ dàng nhận thấy hầu hết tác phẩm của nhà văn thấm đẫm, bàng bạc chất thơ. Trong 44 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thì đến 38 truyện có thơ. Trong số những truyện ngắn có thơ nói trên, Nguyễn Huy Thiệp đã đưa vào truyện tổng cộng 159 đoạn thơ có mức độ dài ngắn khác nhau với 1358 dòng thơ. Đó quả là một con số ấn tượng đối với một cây bút viết truyện ngắn. Sự đậm đặc về tần suất cũng như chất lượng những câu thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã khiến không ít người đọc, nhà nghiên cứu suy nghĩ đến việc có thể tập hợp, sắp xếp để in thành một tập thơ khá đầy đặn: “Giá có ai tập hợp tất cả các câu thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; chúng ta sẽ có một “tập” thơ Nguyễn Huy Thiệp” [27, tr.486].

56

biệt, một khía cạnh độc đáo trong phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp so với các nhà văn cùng thời. Ở đây, chất thơ và truyện có sự kết hợp trộn lẫn, xuyên thấm một cách nhuần nhuyễn không chỉ ở hình thức bên ngoài mà còn ở “cái nhìn bên trong" của các thể loại trong cùng một tác phẩm. Với những mức độ đậm nhạt nhất định của sự tương tác thể loại giữa thơ và truyện ngắn, nhà văn đã tạo ra những tác phẩm vừa là nó nhưng đồng thời không chỉ là nó, vừa mang đặc thù của thể loại tự sự vừa phát huy được thế mạnh của trữ tình vô cùng khác lạ, đặc sắc.

Xuất phát từ ý đồ nghệ thuật khác nhau của tác phẩm mà Nguyễn Huy Thiệp có sự bài trí sắp đặt những dòng thơ, đoạn thơ vào trong truyện một cách khéo léo, linh hoạt. Có những tác phẩm, chất thơ bàng bạc ngay từ nhan đề, đề từ. Có một số truyện ngắn chất thơ như một dư vị đọng lại ở cuối truyện. Nhưng nhiều nhất là những truyện ngắn có thơ và truyện đan cài, quyện xoắn vào nhau từ đầu đến cuối truyện tạo thành một kiểu kết cấu mới lạ độc đáo.

Nhiều nhan đề truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang chất thơ ca, có thể kể đến như: Chảy đi sông ơi,Thương nhớ đồng quê,Tâm hồn mẹ, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Đưa sáo sang sông, Những người muôn năm cũ, Cánh buồm nâu thuở ấy, Những tiếng lòng líu la líu lo, Như sương như khói bay, Lòng mẹ …Ở những nhan đề truyện nói trên, có thể

tạm phân thành hai loại. Loại thứ nhất là những nhan đề truyện thấm đẫm cảm xúc, gợi sự rung động cho tâm hồn người đọc ở bản thân những từ ngữ, hình ảnh, yếu tố đậm chất trữ tình như: Thương nhớ đồng quê, Tâm hồn mẹ, Chuyện tình kể trong đêm mưa, Những tiếng lòng líu la líu lo, Như sương như khói bay, Lòng mẹ...Loại thứ hai là những nhan đề truyện có tín hiệu kết nối gián tiếp hoặc trực tiếp với một bài thơ hoặc một ca khúc trữ tình: Chảy đi sông ơi, Đưa sáo sang sông, Những người muôn

57

năm cũ, Cánh buồm nâu thuở ấy...

Ở truyện ngắn Chảy đi sông ơi, nhan đề truyện đã ngay lập tức đánh động tâm thức người đọc về cảm tình sẵn có về một con sông quê hương trong tiềm thức với kỷ niệm vui buồn, tiếc nuối, bâng khuâng... Nhan đề tác phẩm đã gợi cho người đọc một sự tiếp nhận mới không chỉ bằng truyện mà bằng cả sự ngân rung của tiết tấu, âm thanh và giai điệu. Điệp khúc “Chảy đi sông ơi” đã mở ra cho người đọc một trường liên tưởng rộng lớn, chắp cánh cho những con chữ của thể văn xuôi gặp gỡ, hòa quyện với cảm xúc của thơ và nhạc. Có thể dễ dàng nhận thấy một dòng sông của âm nhạc, thi ca đã chảy vắt qua thiên truyện này của Nguyễn Huy Thiệp, đọng lại và khắc sâu thêm một hoài niệm đẹp về một dòng sông tuổi thơ, dòng sông quê hương trong cảm xúc hoài niệm người đọc. Hình ảnh dòng sông bên bồi bên lở, bến đò, gốc cây cổ thụ thân quen đã được thổi vào một điệu hồn mới chất chứa tâm trạng: Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi...Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mải mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì. Vẻ đẹp thi vị, sức lôi cuốn lạ kỳ của con sông khi nó gắn liền với những ước mơ mang màu sắc huyền thoại diệu kỳ của tuổi thơ nhân vật “tôi” muốn được nhìn thấy con trâu đen và hưởng điều kỳ diệu mà nó mang lại:

Nó thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy lòng sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng cao vút, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá.

Không chỉ vậy, nhan đề “Chảy đi sông ơi” như một chủ âm xâu chuỗi toàn bộ mạch truyện tạo thành một giai điệu trầm buồn, tê tái văng vẳng “

58

bên kia sông”: Chảy đi sông ơi/ Băn khoăn làm gì/ Rồi sông đãi hết/ Anh hùng còn chi?...”. Không buồn, không tê tái sao được khi dòng sông đời ngổn ngang cái xấu cái ác. Sự khổ đau, tăm tối, trần trụi dung tục đã bóp nghẹt, giết chết cả tâm hồn, ước mơ khát vọng của con người. Vì thế, tiếng gọi đò “ráo riết”, vang vọng thao thiết ở cuối phẩm “Đò ơi... ơi đò! Đò ơi! Ơi đò!” đã gieo vào lòng người đọc bao nỗi niểm khắc khoải suy tư.

Ở truyện ngắn “Cánh buồm nâu thuở ấy”, hình tượng cánh buồm nâu ở nhan đề được tô đậm, nhấn nhá, cộng hưởng ở lời đề từ Hôm nay dưới bến xuôi đò/ Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau/ Anh đi đó, anh về đâu? Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...đã gợi hiện một không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính. Nhan đề cùng lời đề từ là một tín hiệu thẩm mỹ khơi gợi, định hướng cảm xúc cho người đọc.

Nhan đề truyện “Những người muôn năm cũ”, lấy từ câu thơ trong phần cuối bài thơ “Ông đồ ” của Vũ Đình Liên. Một trường cảm xúc với sự trầm buồn, bâng khuâng, tiếc nuối xâm chiếm độc giả ngay từ giây phút đầu tiên. Người đọc tiếp cận tác phẩm như trôi giữa lằn ranh mờ nhòe khó phân định của thời gian quá khứ - hiện tại, cảnh vật cũ - mới, con người còn- mất tốt-xấu, tâm trạng vui-buồn…Sau hơn 30 năm, cả cảnh vật, con người ở ngôi trường ở tỉnh N cách xa thủ đô vài trăm cây số đã lùi hẳn vào quá khứ. Ngôi trường cũ không còn nữa. Cảnh vật giờ đã khác xưa. Một dãy phố mới mọc lên với chừng gần chục ngôi nhà bê-tông. Những con người gắn liền với quãng đời “trong mấy năm trời tôi sống ở Bâm” với “không biết bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu nỗi buồn” giờ hầu hết đều là người thiên cổ: "Gần như không còn ai ở trường cũ nữa. Bố cháu mất năm ngoái,", "Ông An với bà Hinh thì mất lâu rồi, mộ ở trên núi Đười Ươi”. Đồng nghiệp của nhân vật “tôi”, người kể chuyện, nơi trường học ngày ấy chỉ còn lại Doanh. Doanh trước đây là “giáo viên dạy Toán...lớn gấp đôi tuổi tôi, anh từng có vợ và

59

con”. Trước mặt “tôi” giờ là một con người hoàn toàn khác. Đó là một ông già gầy gò, ốm yếu, túng bẩn, nghiện ngập, đoạn tuyệt với quá khứ, với cái nghề dạy học: “tôi không nhớ...Nếu có tiền thì cho... Để mua thuốc phiện chứ để làm gì... Tôi không biết Thiềm... không biết ai cả... Buồn lắm... Dạy học cho ai... có hiểu gì mà học…”. Tiếng rấm rứt khóc của Danh- ông già ở cuối truyện như một sự ám ảnh day dứt không nguôi với nhân vật “tôi” và với cả người đọc.

Với truyện ngắn Đưa sáo sang sông, Nguyễn Huy Thiệp trong bài “Giới thiệu Đồng Đức Bốn” đã trực tiếp chia sẻ: “Mấy năm trước cũng lấy cảm hứng từ cuộc đời và thơ của Đồng Đức Bốn, tôi đã viết truyện ngắn Đưa sáo sang sông để vẽ lại hình ảnh một người thơ của nông thôn Việt Nam hôm nay”.

Bên cạnh nhan đề truyện thấm đẫm chất thơ, thì việc sử dụng thơ làm đề từ cho truyện ngắn được Nguyễn Huy Thiệp vận dụng có chủ ý trong truyện ngắn của mình. Việc đưa một vài câu thơ làm đề từ trong truyện ngắn không phải là điều mới mẻ khiến người đọc chú ý. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là tần suất sử dụng thơ làm đề từ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khá dày đặc:11 truyện ngắn. Điều này gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về nghĩa của văn bản và tính liên văn bản trong cấu trúc truyện. Với nhiều truyện ngắn, thơ không chỉ đóng vai trò là lời đề từ với chức năng dẫn dụ mà có khi thơ còn là một tâm sự của nhà văn muốn gửi gắm. Trong những truyện ngắn có thơ đề từ, ngoại trừ truyện Nguyễn Thị Lộ sử dụng một ý thơ của Maiacopxki (nhà thơ Nga) : “Vấp phải đời phàm tục / Chiếc thuyền tình vỡ tan...”. Còn 10 truyện khác đều sử dụng thơ của các nhà thơ cổ điển Việt Nam hay lời ca cổ và chúng đều thể hiện một nỗi niềm u hoài nào đó. Mặt khác, thơ đề từ tạo nên hình thức liên kết văn bản. Do chỗ nhà văn sử dụng lời thơ đề từ có xuất xứ từ bên ngoài, nên buộc

60

người đọc phải tìm hiểu và kết nối tinh thần của hai văn bản theo cách hiểu “tác phẩm văn học như một quá trình”.

Thơ được dùng làm đề từ, theo thông lệ được đặt ở đầu truyện. Thông thường, người đọc ít chú ý đến mục này, vì tâm thế tiếp nhận của họ là đón đợi nội dung câu chuyện. Đây là hạn chế của đa số người đọc, vì lời đề từ có chức năng dẫn dắt, định hướng cho họ. Mặt khác, lời đề từ còn có nhiệm vụ tạo ra sự gián cách giữa văn bản và người đọc, nhắc nhở người đọc, báo trước cho họ rằng đây là câu chuyện được viết ra, được kể bởi tác giả và người kể chuyện.

Từ những điều trên, rõ ràng giữa văn bản trích (lời đề từ) và văn bản nguyên (truyện ngắn) có một sự gắn kết, mà văn bản trích được xem như bước đệm để xâm nhập vào văn bản nguyên. Vì vậy, việc đọc lời đề từ buộc người đọc phải tìm hiểu văn bản nguyên của nó, gắn văn bản này với văn cảnh đã tạo thành nó. Điều này sẽ góp phần tái lập nghĩa từ việc lý giải văn bản trước, đặt văn bản sau lên văn bản trước để thấy được sự vận động của cuộc sống, của kinh nghiệm thẩm mỹ, kinh nghiệm văn hóa trong tính liên tục của dân tộc và nhân loại.

Thơ xuất hiện ở trong các cân chuyện còn đóng vai trò là những đoạn trữ tình ngoại đề thể hiện tâm trạng nhân vật, thơ được đưa vào truyện ngắn nương theo cốt truyện và tâm trạng nhân vật. Đây cũng là ý thức tránh sự câu thúc bởi những ràng buộc mang tính quy phạm. Truyện ngắn không chỉ là câu chuyện được kể mà còn là những trạng huống, những cảm xúc, khơi gợi năng lực tưởng tượng. Bên cạnh những tác phẩm có lối viết tái hiện phong phú các sự kiện đời sống là những sáng tác chú ý khai thác đời sống nội tâm nhân vật, tác phẩm được cấu trúc theo dòng tâm tư, trạng thái suy cảm của nhân vật, với sự kết hợp của tự sự và trữ tình, đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương tác thể loại trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)