6. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình
Tương tác thể loại, đặc biệt là sự góp mặt của yếu tố trữ tình đã tạo nên những dòng ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu sức gợi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Những truyện ngắn đậm chất trữ tình thường được thể hiện trong những truyện trần thuật ở ngôi thứ nhất có sự xen kẽ với những câu thơ.
76
Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp thu từ truyền thống thi ca dân tộc và song song đó chỉ ra sự đóng góp riêng của nhà văn. Hình thức lời thơ được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong truyện ngắn rất phong phú: có thể là một bài thơ, bài ca dao, bài hát cổ, đồng dao, bài kệ,…Những đoạn thơ có thể là những bài đồng dao quen thuộc của trẻ em, lời ca dao dân ca của một vùng miền hoặc là những bài thơ do nhà văn tự sáng tác hoặc vay mượn.
Ngôn ngữ thơ kết hợp với văn xuôi không chỉ giúp tăng thêm thi vị cho truyện kể, mà quan trọng và ý nghĩa hơn, yếu tố này tham gia vào lời kể nhằm nhấn mạnh những mắt xích quan trọng trong diễn biến của các sự kiện, tình tiết, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng, chủ đề truyện. Điển hình là truyện Không có vua. Bài hát ngây ngô được cất lên từ miệng của đứa em út tàn tật:
“A ha…Không có vua Sớm đến chiều say sưa Tháng với ngày thoi đưa Tớ với mình dây dưa Tình với tính hay chưa?
Lời bài hát tưởng chừng vô nghĩa khi cất lên bởi một kẻ tàn tật học lỏm từ bọn bợm rượu nhưng thực ra lại có ý nghĩa rất lớn. Nó góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện. Không có vua tức là xã hội không còn kỉ cương trật tự. Cũng như trong gia đình Kiền, quan hệ trật tự bị đảo lộn, nền móng của gia đình truyền thống hoàn toàn bị đổ vỡ.
Lời bài hát ngân lên hai lần trong truyện Chảy đi sông ơi cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa:
Chảy đi sông ơi Băn khoăn làm gì? Rồi sông đãi hết
77
Lần thứ nhất, bài hát cất lên khi nhân vật “tôi” vừa được chị Thắm cứu sống. Tiếng hát lơ lửng bay trên mặt sông như tâm hồn cậu bé đang lâng lâng một cảm giác nhẹ nhõm vì vừa gột rửa được những điều u ám đang ám ảnh cậu. Cậu nhận ra cuộc sống này vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, vẫn còn đó những tấm lòng nhân hậu bao la như chị Thắm. Phải đến mấy mươi năm sau, bài hát về sự tuôn chảy của dòng sông ấy lại ngân lên, nhưng tiếng hát thuở nào sao giờ đây buồn tê tái. Hay chính là bởi nhân vật “tôi” chợt cay đắng nhận ra rằng cuộc sống này vô nghĩa xiết bao khi con người ta vội quên đi quá khứ, bỏ rơi những điều tốt đẹp để mải mê chạy theo những điều phu du, ảo ảnh. Mỗi lần tiếng hát vang lên là một lần trong tâm trạng nhân vật có sự biến động dữ dội, rơi vào trạng thái hoàn toàn đối nghịch.
Với hình thức lời kể chuyện xen kẽ với thơ, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo được sự giao thoa giữa ngôn ngữ trữ tình trong thể loại truyện ngắn. Điều đó không chỉ góp phần tạo nên sự rậm rạp trên bề mặt mà cả ở chiều sâu trong việc khám phá đời sống tinh thần của con người. Nhà văn đã phối trộn chiều chất hiện thực và chiều sâu trữ tình trong tác phẩm. Với ngôn ngữ đậm chất trữ tình, giàu cảm xúc, Nguyễn Huy Thiệp đưa tâm hồn người đọc quay về chạm vào mạch nguồn văn chương dân tộc.