6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất kịch
Bên cạnh ngôn ngữ giàu cảm xúc trữ tình là ngôn ngữ “nén chặt, sắc nhọn giàu tính đối thoại của kịch” [74, tr 191] xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đó là thứ ngôn ngữ lạnh lùng dường như triệt tiêu yếu tố cảm xúc. Đối thoại là một trong những đặc trưng, là thế mạnh của ngôn ngữ kịch. Hình thức đối thoại diễn ra dưới nhiều dạng thức đa dạng: đối thoại trực tiếp, đối thoại gián tiếp, đối thoại bề mặt, đối thoại ngầm. Ngôn ngữ đối thoại vừa tỉnh táo vừa lạnh lùng, vừa gay gắt vừa quyết liệt đã góp phần tô đậm kịch tích trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
78
Không có vua là truyện ngắn dày đặc các màn đối thoại. Hầu hết các màn đối thoại ở đây theo kiểu tay đôi “ngắn, nhanh, bất ngờ, bốp chát và đầy văng mạng”[74, tr.192] không kiêng nể. Những đoạn đối thoại này đã phơi bày sự đảo lộn tôn ti trật tự, sự xung đột gay gắt trong gia đình, sự tha hóa đạo đức, nhân tính. Tiêu biểu nhất là đoạn đối thoại giữa lão Kiền, người cha không xứng với vai trò làm cha với Đoài, con lão Kiền, làm việc ở Bộ Giáo dục nhưng lại vô giáo dục:
Lão Kiền chửi: “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta cho mày làm việc ở Bộ Giáo dục!” Đoài cười: “Họ xét lý lịch, họ thấy nhà mình truyền thống, ba đời trong sạch như gương.” Lão Kiền lẩm bẩm: “Chứ không à? Chúng mày thì tao không biết, nhưng từ tao ngược lên, nhà này chưa có ai làm gì thất đức.” Đoài bảo:“Phải rồi. Một miếng vá xăm đáng một chục nhưng tương lên ba chục thì có đức đấy.” Lão Kiền bảo: “Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ không?
Trong Tướng về hưu, những màn đối thoại không rượt đuổi, gấp gáp mà lại tạo ra sức nặng, những khoảng lặng cần thiết tạo ra sự day dứt trăn trở cho người đọc:
Tôi hỏi: "Có chuyện gì thế?” Ông bảo: "Ông Cơ và cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?" Tôi bảo: "Để con hỏi Thủy". Vợ tôi bảo: "Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ".
Ngôn ngữ đậm chất kịch trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện qua hình thức các lời thoại của nhân vật. Về ngữ pháp các lời thoại phần lớn là những câu đơn, thậm chí là những câu đặc biệt. “Tôi bảo: “Viết hồi kí”. Cha tôi bảo: “Không”. “Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem”. Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?”
79
Vợ tôi không trả lời. Cha tôi bảo: “Để xem đã”. (Tướng về hưu).
Ngôn ngữ đậm chất kịch trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng góp phần cá thể hoá cao độ tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật Thuỷ trong
Tướng về hưu, với lối sống thực dụng, với vai trò “nội tướng” nên bao giờ cũng như những mệnh lệnh khô khan, áp đặt với nhân vật khác:“Không để thế được”, “Cha nuôi vẹt xem”, “Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?”, “Anh thôi hút thuốc lá Ga lăng đi”, “Việc gì?”, “Thế bao giờ đi?”, “Tôi không thích. Thế ông bảo sao?”, “Mẹ già rồi”, “Đừng đổ sâm, khổ cho mẹ”, “Đừng khóc”... Lão Kiền trong Không có vua là một người cha suốt ngày cau có, lời nói của lão luôn cay nghiệt, độc địa:“Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi. Chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét”,
“Đồ ruồi nhặng! Học với hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi”,
“Cái nghề cạo đầu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền.
Sự góp mặt của ngôn ngữ đậm chất kịch đã bổ sung thêm gia vị cho những truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Ở góc độ rộng hơn, nói như Thùy Sương đã mượn lời nhà văn Liên Xô: “Nguyễn Huy Thiệp cải cách văn xuôi, đưa văn xuôi lại gần với kịch”[42, tr.156].