TÀI LIỆU KHAM KHẢO

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 121 - 142)

* Nhóm thứ nhất: các tài liệu lý luận cơ sở về báo chí nói chung và truyền hình nói riêng

1 - Cuốn Hướng dẫn cách biên tập (Phần 1), Michel Voirol (Nhiều dịch giả), NXB Thông tấn, 2004.

2 - Cuốn Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay, Trần Bảo Khánh, Luận án Tiến sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007.

3 - Giáo trình Báo chí truyền hình, tác giả PGS.TS Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia, 2009.

4 - Giáo trình Báo chí truyền thông hiện đại, tác giả PGS TS Nguyễn Văn Dững, 2011

5 - Nhập môn báo truyền hình, (giáo trình nội bộ), TS Đinh Thị Xuân Hòa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2014.

6 -Cuốn sách “Tổ chức nội dung & Thiết kế, trình bày Báo in”, PGS.TS Hà Huy Phượng

7 - Sách chuyên khảo Truyền hình hiện đại - Những lát cắt 2015-2016 của nhóm tác giả Bùi Chí Trung (chủ biên), Đinh Thị Xuân Hòa (đồng chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

*Nhóm thứ hai: Các tài liệu liên quan đến truyền hình trực tiếp

8 - Mai Vũ Tuấn (2008), Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Đông Bắc (Khảo sát tại các Đài PTTH Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương từ 01/2007 đến 06/2008), Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

9 - Trần Thị Kim Miên (2014), Đổi mới tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp của Đài phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

10 - Nguyễn Kim Tiền (2015), Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình trực tiếp ở Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

11 - Giáo trình nội bộ: “Truyền hình trực tiếp” của tác giả Đinh Thị Xuân Hòa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2017).

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Câu hỏi và tổng hợp phiếu khảo sát lấy kiến kiến khán giả Đài truyền hình Bình Dương

Do tình hình dịch Covid-19 diễn ra rất phức tạp trong thời gian khảo sát nên tác giả chọn hình thức khảo sát online thay cho hình thức khảo sát trực tiếp. Khảo sát 100 người chọn ngẫu nhiên và được hỏi về chất lượng phát sóng các chương trình thể thao trực tiếp trên Đài Phát Thanh & Truyền Hình Bình Dương. Việc khảo sát nhằm đánh giá quá trình tổ chức sản suất chương trình thể thao trực tiếp có hiệu quả hay không.

Câu 1: Xin chào Anh/Chị!

Tôi là Trương Văn Tuấn đang thực hiện đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ “Tổ Chức Sản Xuất Các Chương Trình Thể Thao Trực Tiếp Trên Sóng Truyền Hình” nhằm đánh giá về thực trạng và hình thành giải pháp chiến lược trong việc tổ chức sản xuất các chương trình thể thao truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT - TH Bình Dương.

Những đóng góp của Anh/Chị tuyệt đối chỉ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, ngoài ra không được sử dụng vào bất kỳ mục tiêu nào khác.

Kết quả khảo sát như sau:

-Tổng số phiếu phát hành khảo sát là 100 phiếu -Tổng số phiếu thu về là 100 phiếu

-Tỉ lệ nam/nữ: nam là 70% và nữ là 30% - Độ tuổi khảo sát từ 18 tuổi đến 60 tuổi

1-Về mức độ thường xuyên xem các chương trình thể thao trực tiếp trên BTV

Theo như khảo sát thì có đến 86,9% là xem thường xuyên và chỉ có 13,1% được khảo sát là không thường xuyên xem (như vậy trong số 13,1% này đôi lúc cũng có xem các chương trình thể thao trực tiếp trên BTV nhưng không thường xuyên.)

2-Về các chương trình thể thao trực tiếp trên BTV khán giả thường xem

Khảo sát cho thấy đa phần khán giả thích xem chương trình trực tiếp các trận đấu bóng đá với 49%, các giải đua xe đạp là 12 %, các giải Bida là

16%, giải Việt dã chào năm mới là 11%, các môn khác như cầu lông, bóng chuyền, quần vợt thì chiếm khoảng 7%, còn lại khán giả không thường xuyên xem chiến 5%.

3-Về việc khán giả xem các chương trình thể thao trực tiếp của BTV trên các hạ tầng phát sóng.

Khảo sát cho thấy khán giả chiếm 50% là xem truyền hình thể thao trực tiếp trên hạ tầng phát sóng của truyền hình cáp, 23% trên Youtube, 15% trên Facebook và các hạ tầng phát sóng khác là 12%. Tuy nhiên dù khán giả xem trên hạ tầng nào thì yếu tố phát sóng tại tổng khống chế BTV vẫn là nền tảng cốt lỏi.

4-Về phương tiện để xem thì qua khảo sát cho thấy dù trong thời đại công nghệ phát triển với nhiều loại thiết bị nhưng cho thấy truyền hình truyền thống hiện vẫn chiếm ưu thế.

Xem bằng truyền hình chiếm đến 52,5%, kế đến là điện thoại thông minh 31,3%, bằng máy tính xách tay 14,1% và phần còn lại là xem bằng Ipad

5-Về chất lượng hình ảnh các chương trình thể thao trực tiếp trên sóng BTV

Qua khảo sát cho thấy chất lượng hình ảnh trong các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp là rất đẹp, rõ nét chiếm 21-28%, hình ảnh đẹp, đạt yêu cầu màu trung thực từ 62- 69%, 8-9% đánh giá hình ảnh các chương trình thể thao trực tiếp là chưa đẹp, màu không trung thực.

7-Về chất lượng các pha làm chậm trong các tình huống gay cấn trong các sự kiện thể thao trực tiếp

Khảo sát cho thấy khâu làm chậm, xử lý hình ảnh là đạt yêu cầu, nhanh kịp thời là 48%, trong khi đó hình ảnh rõ nét là 49%

8-Về chất lượng các hình ảnh flycam

Chất lượng hình ảnh quay bằng Flycam là rất tuyệt vời, hình ảnh rõ nét, bố cục đẹp

9-Về mức độ thu hút của bình luận viên trong cách chương trình bình luận trực tiếp các sự kiện thể thao trên sóng BTV

Khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của khán giả xem BTV là khá cao. Ở mức rất thu hút là 23,5%, trong khi đó mức thu hút là 65,3%.

10-Về chất lượng âm thanh

Chất lương âm thanh tốt, với mức độ hài lòng khá cao với 61%, trong khi đó 32% cho là rất tốt.

11-Về chất lượng tiến động hiện trường trong các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp trên sóng BTV

Tiếng động hiện trường rất chân thực là 25% và âm thanh chân thực làm hài lòng khán giả cũng chiếm đến 70%

12-Về dẫn chương trình, giọng đọc, trang phục

Qua khảo sát cho thấy MC trong các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp thì phần trăm hài lòng của khản giả xem chương trình là khá cao từ giọng đọc, cách ăn nói cho đến trang phục. Rất đẹp, rất ấn tượng là từ 23- 25%, Giọng nói rõ ràng, cách ăn mặt đẹp được đánh giá từ 54 đến 67%.

13-Về tính tương tác với khán giả trong các chương trình thể thao trực tiếp

Có tính tương tác rất tốt là 26%, 60% đáng giá là có mức độ tốt, và 12% đánh giá tính tương tác ở mức bình thường.

14-Ý kiến về các chương trình quảng cáo trong chương trình trực tiếp

Các đánh giá gần như bằng nhau có cũng được, không có cũng được và cũng có ý kiến không nên đưa các quảng cáo vào các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp.

Qua các khảo sát cho thấy mức độ quan tâm của khán giả về các chương trình thể thao trực tiếp trên sóng BTV là khá cao. Chất lượng hình ảnh, âm thanh đều có kết quả đáng khích lệ, được khán giả đánh giá khá cao. Hình thức thể hiện người dẫn chương trình, bình luận viên đều thu hút được khán giả xem BTV. Điều này cho thấy mức độ thành công của các chương trình truyền hình trực tiếp thể thao trên sóng BTV.

Phụ lục 2

Phần tổng hợp việc khảo sát, trao đổi với bộ phận thực hiện các chương trình thể thao trực tiếp phát trên sóng Đài truyền hình Bình Dương

Bên cạnh khảo sát lấy ý kiến khán giả xem các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp thì tác giả cũng có những trao đổi với những Biên tập viên, Phóng viên, Đạo diễn, Thư ký, Kỹ thuật truyền dẫn, các bộ phận trực tiếp tham gia trong công tác tổ chức sản xuất truyền hình thể thao trực tiếp.

Qua tổng hợp lấy ý kiến từ các Biên tập viên, Biên tập hiện trường, Biên tập kịch bản, Quay phim, Đạo diễn, Thư ký, Kỹ thuật, Truyền dẫn phát sóng thì nhìn chung các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp hiện nay là tốt, từ khâu tổ chức sản xuất, cho đến chất lượng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả, cũng như theo kịp xu thế phát triển của ngành truyền hình cũng như ngành công nghệ thông tin thì Đài PT-TH Bình Dương cũng cần có thêm những cải tiến, trang bị thêm các thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó thì cũng không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho những người tham gia sản xuất các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp.

Phần phỏng vấn sâu

Xin chào Anh/Chị!

Tôi là Trương Văn Tuấn đang thực hiện đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ “Tổ Chức Sản Xuất Các Chương Trình Thể Thao Trực Tiếp Trên Sóng Truyền Hình” nhằm đánh giá về thực trạng và hình thành giải pháp chiến lược trong việc tổ chức sản xuất các chương trình thể thao truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT - TH Bình Dương.

Những đóng góp của Anh/Chị tuyệt đối chỉ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, ngoài ra không được sử dụng vào bất kỳ mục tiêu nào khác.

Phỏng vấn 1:

Họ và tên: Bùi Thiện Khải

Chức vụ: Phó Giám đốc đài PT-TH Bình Dương Chức danh tham gia THTT: Chỉ đạo nội dung Địa điểm: Đài PT – TH Bình Dương

Thời gian: 9 giờ ngày 2.12.2020

Câu 01: Anh đánh giá như thế nào về quá trình thành lập và phát triển của BTV trong thời gian qua?

Đài Phát Thanh - Truyền Hình Bình Dương (BTV) được thành lập ngày 02/10/1977. Năm 2012, Đài phát thanh - Truyền hình Bình Dương tiến hành tự chủ tài chính. Hiện nay, Đài có 01 kênh phát thanh, phát sóng từ 4g30 hôm trước đến 0g30 ngày hôm sau với 80 đầu chương trình; tự sản xuất trên 130 đầu chương trình trên 05 kênh phát hình phát sóng 18 giờ/ngày.

Hơn 15 năm trước, Đài phát thanh - Truyền hình Bình Dương là một trong những đài truyền hình địa phương mạnh. Cái tên BTV cũng đã tạo thành một thương hiệu có chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả. Tuy nhiên, hiện nay, trong cơ chế thị trường, tự thu, tự chi, Đài đang gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế phần nào giảm sự đa dạng, phong phú của các chương trình phát sóng, điều này đã kéo theo giảm số lượng khán giả xem BTV.

Câu 2: Anh có nhận xét gì về chất lượng các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp của BTV? Việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp có những thuận lợi và khó khăn gì?

1-Truyền hình trực tiếp là một phương thức thông tin mới của truyền hình trong thời đại ngày nay, nó ứng dụng được tiến bộ của công nghệ truyền thông để đưa sóng truyền hình đi xa với những hình ảnh, âm thanh sống động, đồng thời với sự kiện đang diễn ra.

Truyền hình trực tiếp là làm việc theo nhóm, cần huy động sức mạnh và sự phối hợp thuần thục của các thành viên trong nhóm, Đây là yếu tố hết sức

quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thành công hoặc hạn chế của chương trình. Khâu nội dung phải được chuẩn bị tươm tất, khâu kỹ thuật phải được trơn mượt. Cơ chế để đánh giá một chương trình THTT chất lượng tốt sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò người chịu trách nhiệm nội dung mang tính quyết định sự sáng tạo và khả năng điều phối cũng như tính khả thi của chương trình.”

Về mặt nội dung chương trình, THTT có thể thực hiện với nhiều thể loại, nhiều môn thi đấu, đó là môi trường, là điều kiện rộng mở cho Đài có thể thực hiện được nhiều chương trình THTT phong phú, đa dạng, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đa diện, đa chiều của mình.”

2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức sản xuất các chương trình THTT:

- Thuận lợi:

Trước hết do tính kịp thời của thông tin từ THTT (được chuyển tải cùng lúc sự kiện diễn ra) nên thông tin mang tính hấp dẫn, sinh động, thu hút sự quan tâm của khán giả, đây là yếu tố thuận lợi đầu tiên. Cũng chính từ yếu tố này mà Đài có lợi thế trong việc tìm hoặc thu hút đối tác, các tổ chức, cá nhân, đơn vị cùng tham gia thực hiện chương trình.

Về mặt nội dung chương trình truyền hình thể thao trực tiếp có thể thực hiện với nhiều đề tài, nhiều thể loại (bóng đá, bóng chuyền, xe đạp, việt dã, bida…) nên đó là môi trường, là điều kiện rộng mở cho Đài có thể thực hiện được nhiều chương trình phong phú, đa dạng, đáp ứng được yêu cầu khán giả. Về mặt nhân tài, vật lực, điều kiện cơ sở vật chất của Đài đã có bước chuẩn bị và tổ chức thực hiện nhiều năm nên hoạt động này đã tương đối thành thạo, ổn định; riêng đội ngũ cán bộ thực hiện có nhiều tâm huyết và kinh nghiệm nghề nghiệp nên trong tác nghiệp đã có sự tiến bộ rõ nét, từ đây đã phát huy tác dụng, hiệu quả tuyên truyền cao, được xã hội quan tâm theo dõi, ủng hộ.

- Khó khăn:

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên khó khăn trong việc kêu gọi tài trợ, quảng cáo. Điều này ảnh hưởng đến số lượng chương trình tổ chức sản xuất, cũng như hạn chế phát huy tính sáng tạo trong truyền hình trực tiếp

Ở góc độ kỹ thuật, đó là cơ sở vật chất (kinh phí, trang thiết bị, công nghệ thông tin…) đáp ứng cho quy trình THTT rất phức tạp; nó luôn đòi hỏi nâng cao toàn diện về cấu hình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật v.v… theo tiến bộ của công nghệ thông tin hiện đại, từ đó mới đáp ứng tốt cho cuộc THTT. Đây chính là khó khăn, thách thức không nhỏ cho Đài về nguồn lực các mặt để đáp ứng cho việc tổ chức các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp hiện tại và tương lai.

Phỏng vấn 2

Họ và tên: Thượng Văn Phúc

Chức vụ: Phó Giám đốc đài PT-TH Bình Dương Chức danh tham gia THTT: Chỉ đạo kỹ thuật Địa điểm: Đài PT – TH Bình Dương

Thời gian: 9 giờ 30 ngày 2.12.2020

Câu 01: Anh đánh giá như thế nào về quá trình thành lập và phát triển đài Phát thanh và Truyền hình của tỉnh nhà trong thời gian qua?

Từ khi được thành lập đến nay đài PT-TH Bình Dương đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình – là cơ quan truyền thông đại chúng phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền, giải trí của tỉnh nhà.

Câu 2: Anh có nhận xét gì về chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp của BTV? Việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp có những thuận lợi và khó khăn gì?

Tổ chức sản xuất chương trình THTT là một công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị hết sức công phu cả về nội dung và kỹ thuật với sự tham gia của nhiều bộ phận chuyên mộn, nghiệp vụ khác nhau

Thế giới truyền thông đang thay đổi nhanh chóng trong kỷ nguyên internet và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhu cầu thưởng thức các chương trình truyền hình của khán giả có chất lượng ngày càng cao. Vì vậy trong thời gian qua chúng tôi đã xây dựng đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng kỹ thuật Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Dự án được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và phát sóng chương trình PTTH Bình Dương để góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương theo tinh thần quyết định số

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 121 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w