Điểm tương đồng và khác biệt trong tổ chức sản xuất các chương trình thể thao trực tiếp giữa các đài khảo sát

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 77 - 81)

trình thể thao trực tiếp giữa các đài khảo sát

- Điểm tương đồng trong tổ chức sản xuất:

Do có sự giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về các mặt trong công tác tổ chức các chương trình thể thao trực tiếp, nên cách thức tổ chức trực tiếp của VTV, HTV và BTV có nhiều nét tường đồng nhau về các mặt như:

+ Về tổ chức nội dung:

Các chương trình trực tiếp thể thao đều được lên kế hoạch, trình lãnh đạo duyệt và sau đó phân cấp từng bộ phận chuyên môn để thực hiện. Mỗi thể loại thể thao truyền hình trực tiếp dù ở phim trường, hay ngoài hiện trường đều có kế hoạch cụ thể cho từng môn thi đấu, từng thể loại. Khi tổ chức sản xuất chương trình thể thao trực tiếp thì các Đài đều phải có khung chương trình chi tiết, từ địa điểm, thời gian, thời lượng, ai chịu trách nhiệm phần chuyên môn nào, nếu có gì trục trặc thì sẽ xử lý thế nào, phương án dự phòng ra sao... Người tổ chức nội dung đều xây các phương án để có thể xử lý tình huống.

+ Về tổ chức nhân sự:

Có hai khối thuộc kỹ thuật và nội dung đây là yếu tố được đánh giá là rất quan trọng quyết định sự thành bại của một chương trình trực tiếp. Do vậy cả VTV, HTV và BTV đều đặc biệt chú trọng khâu này. Phân công đúng người đúng việc, đúng chuyên môn. Cho dù một ê kíp làm việc có thể có 10-15 người hay thậm chí 40 người thì công tác phối hợp vẫn nhịp nhàng vì có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ từng khâu, ai làm gì, khi cần giải quyết vấn đề gì, liên hệ với ai, liên hệ thế nào...Với trách nhiện cụ thể từng người nên chương trình bảo đảm được thông suốt.

Êkíp sản xuất cũng tương tự nhau từ đạo diễn, biên tập, quay phim, người tổ chức thực hiện, kỹ thuật viên. v.v...Tùy theo chương trình trực tiếp và qui mô sự kiện mà có sự điều động phân công nhân sự cho hợp lý.

+ Về tổ chức phương tiện kỹ thuật:

Với THTT, nội dung thông tin gắn chặt với kỹ thuật chuyển tải thông tin. Chính vì thế cả VTV, HTV và BTV đều chú trọng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại từ xe truyền hình lưu động, máy quay phim, thiết bị truyền dẫn, đến hệ thống âm thanh, ánh sáng, đạo cụ...Với mục tiêu là đưa đến khán giả một chương trình hoàn hảo nhất, tốt nhất, chất lượng nhất. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy thì số lượng máy móc, trang thiết bị để sản xuất các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp của VTV và HTV luôn nhiều hơn so với BTV. Và có những thiết bị mà BTV không có, điển hình như trong truyền hình trực tiếp xe đạp trong khi HTV có những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại có thể xử lý hình ảnh diễn biến cuộc đua ngay trên xe truyền hình lưu động trên đường đua, có thể điều kiển flycam trong quá trình trực tiếp. Trong khi đó BTV chỉ theo diễn biến cuộc đua bằng thiết bị gọn nhẹ, chỉ 2 máy quay 4G, và 2 xe mô tô chở phóng viên quay phim quay 4G. Và tất nhiên độ nét hình ảnh, âm thanh thì không thể so sánh HTV.

Qua khảo sát cho thấy cả VTV, HTV và BTV hầu hết các chương trình thể thao là xã hội hóa, nên kinh phí thực hiện có phần thoải mái. Tuy nhiên, cũng căn cứ kế hoạch sản xuất, để phân bổ kinh phí sản xuất phù hợp cho các chương trình. Nhuận bút các chương trình thể thao trực tiếp thường có mức cao hơn các chương trình thông thường nên khuyến khích sự sáng tạo trong các êkip thực hiện.

- Điểm khác biệt trong tổ chức sản xuất:

So với VTV và HTV thì hình thức tổ chức các giải đấu của BTV khá tương đồng. Tuy nhiên, về phạm vi và qui mô thì có sự khác biệt. Qua khảo sát tác giả thấy có một số khác biệt như sau:

+ Về tổ chức nội dung:

Qua tìm hiểu có thể thấy việc tổ chức xây dựng nội dung các chương trình trực tiếp thể thao ở VTV, HTV và BTV là không có sự khác biệt về qui trình xây kế hoạch, thực hiện cũng như phân cấp từng bộ phận chuyên môn. Chỉ có khác biệt chăng là về qui mô và tính chất giải đấu. Rõ ràng quy mô các giải đấu do BTV tổ chức sản xuất không lớn bằng các giải mà VTV hay HTV tổ chức sản xuất, nên qui mô tính chất công việc tại VTV và HTV nhiều hơn, nhân sự nhiều hơn, trang thiết bị nhiều hơn. Ví dụ như giải bóng đá V-league 2019-2020:

Giải BĐ V-League BTV HTV VTV

Số lượng máy 6 máy 8 máy 10 máy

Số lượng quay phin 6 người 10 người 12 người Đạo diễn xe màu 1 người 1 người 1 người

Thư Ký xe màu 1 người 1 người 1 người

Biên tập 1 người 1 người 2 người

Kỹ thuật Truyền dẫn 4 người 5 người 7 người

Phụ quay 6 người 8 người 12 người

Chịu trách nhiện nội dung 1 người 1 người 1 người Tổ chức sản xuất 1 người 1 người 1 người

Kỹ thuật Slow 1 người 1 người 1 người

Về nhân sự thì dù được BGĐ của BTV rất chú trọng trong khâu đào tạo nhân lực để đáp ứng như cầu phát triển mạnh mẽ của ngành truyền hình, nhưng rõ ràng trình độ chuyên môn, kỹ thuật của BTV không thể sánh ngang với nhân sự của VTV và HTV trong các chương trình thể thao trực tiếp. Hiện tại, nhân sự BTV có trình độ đại học khá nhiều nhưng trình độ về chuyên môn về báo chí thì chiếm khoảng 70%, còn lại là các ngành khách như Nhân văn, Sư phạm văn, Ngôn ngữ học.... Bên cạnh đó thì chất lượng nhân sự cũng không đồng đều. Về số lượng nhân sự tham gia tổ chức sản xuất các chương trình thể thao trực tiếp cũng hạn chế hơn so với VTV và HTV vì cơ cấu tổ chức nhân sự hạn chế ở một đài địa phương. Dù số lượng nhân sự ít hơn, trình độ chưa sánh kịp, nhưng nhân sự của BTV đã nỗ lực tổ chức sản xuất các chương trình thể thao trực tiếp được khán giả, cũng như giới chuyên môn đánh giá cao.

+ Về tổ chức phương tiện kỹ thuật:

Qua khảo sát cho thấy, về phương tiện kỹ thuật rõ ràng BTV cũng không thể sánh kịp 2 Đài “đàn anh” VTV và HTV. Do là Đài truyền hình quốc gia, là Đài truyền hình của một thành phố lớn, cũng như có tiềm lực kinh tế mạnh nên các trang thiết bị máy móc của VTV và HTV được đầu tư rất nhiều và rất hiện đại, đáp ứng công nghệ truyền hình hiện đại. Trong khi đó, BTV dù được quan tâm đầu tư của tỉnh Ủy, UBND tỉnh nhưng do kinh phí eo hẹp, đầu tư giàn trải nên các thiết bị máy móc, trang thiết bị BTV thiếu tính đồng bộ. Tuy nhiên với sự cần cù, luôn học hỏi, và sáng tạo đội ngũ là thể thao BTV cũng đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp.

Ông Trần Đăng Khôi - Giám đốc Trung tâm sản xuất chương trình - Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh: “Trung Tâm SXCT là một trong những đơn vị sản xuất chương trình chủ lực của HTV với chức năng chính là phối hợp tổ chức sản xuất các chương trình phát sóng; sản xuất các chương trình theo chủ

trương xã hội hóa của HTV. Hiện HTV đang tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất hiện đại, đưa chất lượng chương trình tiếp cận với truyền hình của các nước trong khu vực. Cụ thể như thử nghiệm để đưa vào quy trình sản xuất chuẩn hình ảnh chất lượng 4K; đầu tư thiết bị hỗ trợ quay hình hiện đại; nghiên cứu phát triển hệ thống sản xuất âm thanh vòm đa kênh. Song song đó, để đón đầu làn sóng chuyển đổi số, Trung Tâm SXCT tập trung xây dựng đội ngũ, đầu tư thiết bị, thiết lập quy trình sản xuất chương trình truyền hình cho việc sản xuất chương trình đa nền tảng, đa phương tiện để đáp ứng nhu cầu xem mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị. Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, truyền hình muốn tồn tại và phát triển, phải tạo sự khác biệt qua việc phát huy lợi thế của mình. Đó là đẩy mạnh những chương trình chất lượng cao, được đầu tư công nghệ hiện đại và đặc biệt trong lĩnh vực giải trí -thể thao”.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w