Giải pháp chung

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 100 - 106)

3.2.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, phóng viên, biên tập các Đài phát huy năng lực.

Để bắt kịp với sự phát triển về khoa học công nghệ phát thanh, truyền hình đang có những bước tiến rất nhanh, các Đài cần tranh thủ mọi nguồn đầu tư, trong đó có nguồn thu sự nghiệp để mở rộng điều kiện tác nghiệp, năng lực sản xuất chương trình, trang thiết bị kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ, đúng quy hoạch. Trong thời gian qua, các đài truyền hình trong cả nước đã thực hiện quyết liệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình và Đề án số hóa truyền dẫn, phát thanh truyền hình mặt đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Và từ 00 giờ ngày 28/12/2020, các Đài truyền hình trong phạm vi toàn quốc đã ngừng phát sóng truyền hình analog, hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020

được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy cho đến thời điểm đầu năm 2021, các Đài truyền hình đã số hóa và tập trung vào nhiệm vụ sản xuất và nâng cao chất lượng nội dung chương trình, bảo đảm để người dân sẽ được xem các chương trình truyền hình với chất lượng thông tin, hình ảnh, âm thanh tốt hơn.

Rõ ràng để đạt được những thành quả vừa nêu, các đài truyền hình đã linh hoạt trong cơ chế quản lý, cũng như tạo môi trường thuận lợi để từng cá nhân, cũng như tập thể lãnh đạo có thể phát huy năng lực của mình trong công tác tham mưu, tư vấn, hiến kế các vấn đề có liên quan đến đề án số hóa, cũng như nâng cao chất lượng trong việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp.

3.2.1.2. Nâng cao trình độ bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là công tác đào tạo và đào tạo lại. Chú trọng về kiến thức chuyên ngành, về nghiệp vụ phát thanh - truyền hình. Việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có thể được tiến hành bằng nhiều cách: cử đi tham dự các lớp đào tạo dài ngày, các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, dự hội thảo, v.v… Tổ chức nhiều hình thức để khuyến khích, tạo cơ hội cho cán bộ Đài tham gia nghiên cứu khoa học, hội thảo, tọa đàm. Ông Nguyễn Thanh Quang, Phó Giám Đốc - Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương chia sẻ: “Để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình THTT, theo tôi giải pháp đầu tiên vẫn là con người, bởi đây là yếu tố quyết định của mọi vấn đề. Con người tốt thì chắc chắn chương trình sẽ tốt. Vì vậy, trong hiện tại và tương lai cần hết sức quan tâm đến công tác tuyển dụng nhân sự theo đúng nhu cầu sử dụng lao động; đúng ngành nghề đạo tạo của người lao động; đồng thời, quan tâm đến việc đào tạo và đạo tạo lại đội ngũ

cán bộ quản lý, chuyên môn theo hướng chuyên sâu; thiết lập ê kíp thực hiện chương trình theo hướng chuyên nghiệp”

Đối với công tác đào tạo, cần nhanh chóng rà soát lại đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, phân loại để có hướng bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại. Với những người đã công tác trên 15 năm cần phải được đào tạo lại, vì hiện nay trong một môi trường toàn cầu hóa thông tin, xã hội biến chuyển không ngừng, khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, tư duy của con người năng động, sáng tạo, liên tục đổi mới, sáng tạo… nếu họ không đổi mới, không được trang bị kiến thức, nghiệp vụ mới sẽ rất dễ sa vào lối mòn, rập khuôn.

Ngoài việc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, lãnh đạo cơ quan báo chí cần chú trọng đến công tác đào tạo trình độ sau đại học cho đội ngũ phóng viên trẻ. Bởi vì chính đội ngũ có trình độ cao này sẽ là “sức bật”, là điểm tựa để đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức của các chương trình THTT. Mặt khác, ngay đối với đội ngũ ban biên tập, Ban giám đốc cũng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phải có bằng từ thạc sĩ chuyên ngành trở lên. Tránh tình trạng hiện nay lãnh đạo cơ quan báo chí mới chỉ ở trình độ đại học (lại đã được đào tạo từ lâu), nên việc tiếp nhận những khoa học tiên tiến, những phương pháp hiện đại rất hạn chế. Đã đến lúc tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh, Giám đốc, Phó giám đốc đài Phát thanh - Truyền hình phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên đại học.

3.2.1.3. Nâng cao hơn nữa nhận thức của người chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp thể thao

Người chịu trách nhiệm nội dung trong toàn bộ chương trình và là người đứng đầu trong các kế hoạch sản xuất các chương trình trực tiếp từ xây dựng kịch bản, sản xuất, biên tập lại đến ngân sách và tổ chức êkíp, tổ chức thực hiện. Họ đảm bảo việc theo dõi các phương thức sản xuất: phương tiện vật chất, nhân sự cũng như tài chính. Họ điều phối các chương trình truyền hình

trực tiếp tùy theo kế hoạch sản xuất các chương trình trực tiếp do chính họ đã lập ra. Ông Bùi Thiện Khải, Phó Giám đốc đài PTTH Bình Dương cho rằng:

“Truyền hình trực tiếp là làm việc theo nhóm, cần huy động sức mạnh và sự phối hợp thuần thục của các thành viên trong nhóm, Đây là yếu tố hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thành công hoặc hạn chế của chương trình. Khâu nội dung phải được chuẩn bị tươm tất, khâu kỹ thuật phải được trơn mượt. Cơ chế để đánh giá một chương trình THTT chất lượng tốt sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò người chịu trách nhiệm nội dung mang tính quyết định sự sáng tạo và khả năng điều phối cũng như tính khả thi của chương trình.”

Không giống các ngành nghề khác, nghề báo đòi hỏi cao tính sáng tạo và vai trò của cái tôi cá nhân. Vì thế, các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp cũng có phong cách riêng, và từng nội dung, từng sự kiện thể thao trực tiếp cũng có sự khác nhau, tạo tính đa dạng, hấp dẫn cho chương trình. Và để có được những kết quả tối ưu thì phải phát huy được vai trò của người chịu trách nhiệm nội dung, khuyến khích ý kiến cá nhân, phát huy tinh thần sáng tạo.

Người chịu trách nhiệm sản xuất hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc chương trình một kênh truyền hình hoặc giám đốc sản xuất. Họ chịu trách nhiệm chương trình phát sóng, chính vì họ sẽ quyết định những phương tiện cần thiết để có sản phẩm phát sóng tốt nhất, hoàn hảo nhất.

Khi chương trình được triển khai, người chịu trách nhiệm sản xuất sẽ chuẩn bị và tổ chức khâu sản xuất:

-Tìm kiếm nhân sự (đạo diễn, kỹ thuật, cộng tác viên...)

-Thuê trang thiết bị kỹ thuật (có sẵn trong nội bộ hoặc tìm ở bên ngoài) và tìm kiếm các thiết bị cần thiết cho quá trình tổ chức sản xuất,...

- Khảo sát hiện trường, phim trường, làm việc với các cơ quan, ban ngành, nơi sự kiện diễn ra, nơi sự kiện sẽ đi tới…..

Trong toàn bộ quá trình làm việc, họ là người quyết định mọi vấn đề phát sinh trong tất cả các khâu trong quy trình tổ chức sản xuất trực tiếp.

Ngoài ra kinh phí thực hiện cũng là một vấn đề được quan tâm đối với các nhà quản lí hiện nay. Thực tế cho thấy, thực hiện một chương trình THTT không chỉ đơn thuần là làm cho có chương trình , mà đòi hỏi phải có tính “chất lượng” và tính “chuyên nghiệp” của nó, bởi mục tiêu của chương trình là để thu hút khán giả mà còn mang yếu tố cạnh tranh với các đài khác nữa. Vì vậy, muốn có một chương trình tốt thì cần phải có “kinh phí”, kinh phí đầu tư cho hiện trường, sân khấu, trường quay, khách mời, khán giả, và nhiều chi phí liên quan khác... Cho nên, các nhà quản lí cần phải có kế hoạch dự trù kinh phí cho từng chương trình THTT mà đài của mình sẽ phải thực hiện trong từng chương trình cụ thể,.. như (kinh phí của đài là bao nhiêu, của nhà tài trợ là bao nhiêu, kinh phí sản xuất...) và phải hợp lí với sức lao động của ê- kip thực hiện.

Đối với những người làm công tác quản lí, có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng của các chương trình như lập kế hoạch phát triển nhân sự ngắn và dài hạn. Bên cạnh việc tuyển thêm những người mới cần chú trọng bồi dưỡng đánh giá khả năng của nhân viên cũ để lập những kế hoạch phát triển dài hạn

3.2.1.4. Tổ chức điều tra công chúng xem đài

Lâu nay, các Đài PT-TH địa phương không có bộ phận độc lập chuyên điều tra ý kiến của công chúng khi theo dõi các chương trình truyền hình trực tiếp và Đài PT-TH Bình Dương cũng vậy. Hầu hết các Đài PT-TH địa phương đều dựa vào nguồn đánh giá số lượng khán giả xem chương trình truyền hình thông qua số liệu của công ty TNS. Tuy nhiên, công ty này chỉ khảo sát ở khu vực TP Hồ Chí Minh nên chất lượng về số liệu chưa phản ánh chính xác. Chính vì thế, các đài địa phương, cũng như BTV cần nhanh chóng thành lập bộ phận độc lập chuyên điều tra ý kiến của công chúng trước, trong và sau khi tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp. Và cũng chỉ có như

thế mới tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp đúng nhu cầu, thị hiếu của công chúng xem truyền hình trực tiếp. Khi tập hợp và phân tích số liệu, các Đài sẽ nắm bắt được nhu cầu công chúng và sẽ đáp ứng các chương trình THTT hay hơn nữa, phong phú hơn nữa, đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của tất cả đối tượng khán giả.

3.2.1.5. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm hay trong tổ chức sản xuất chương trình thể thao trực tiếp của đài truyền hình trong nước và thế giới.

Công nghệ truyền hình liên tục phát triển, tuy nhiên BTV là một đài truyền hình địa phương thì rõ ràng việc nắm bắt các công nghệ, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ làm báo sẽ không thể sánh kịp các đài truyền hình lớn như HTV và VTV. Chính vì thế BTV cần phải tăng cường học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ trong tổ chức các chương trình thể thao trực tiếp của các đài đàn anh, cũng như các đài trong khu vực.

Thực tế hiện nay, công việc này hiện đang được Đảng ủy, Ban giám đốc BTV làm rất tốt. BTV thường xuyên có tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm cho các phóng viên, biên tập. Điển hình như tổ chức “Cụm thi đua Đài PT-TH các tỉnh Đông Nam bộ”. Tại cụm thi đã đua triển khai nhiều hoạt động nghiệp vụ, giao lưu văn hoá, thể dục thể thao, như: các buổi toạ đàm, hội thảo về Cách mạng công nghiệp 4.0 thách thức với Đài PT-TH Đông Nam bộ; trách nhiệm của nhà báo với mạng xã hội; nâng cao chất lượng hoạt động các chương trình phát thanh...

Mặc dù trong thời gian qua Ban lãnh đạo BTV đã rất chú tâm tới công tác học tập kinh nghiệm của đài bạn, tuy nhiên từ thực tiễn khảo sát trên cho thấy, trình độ, năng lực của BTV vẫn còn có những điểm hạn chế. Để khắc phục điều này và vươn tầm hơn nữa trong thời gian tới, BTV cần phát huy và cần tăng cường hơn nữa trong việc học hỏi những kinh nghiệm hay trong quá trình tổ chức sản xuất các chương trình thể thao trực tiếp. Chẳng hạn, có thể

học tập HTV (Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh) về công nghệ mới khi đưa ứng dụng thực tế ảo vào môn đua xe đạp chẳng hạn, từ đó làm cho chương trình thể thao ngày càng hấp dẫn và chất lượng hơn. Hay học tập VTV về các chương trình bình luận bóng đá, thường các chương trình bình luận bóng đá trước, giữa và sau trận đấu của VTV có từ 2 đến 3 khách mời là các chuyên gia bóng đá, những người am hiểu, từng có công tác chuyên môn về lĩnh vực bóng đá và 1 MC dẫn chương trình, đôi khi là 2 MC. Nhưng ở các chương trình của BTV sản xuất thì thường có 1 hoặc 2 khách mời và 1 MC. Với việc có ít người tham gia bình luận thì rõ ràng lượng thông tin sẽ ít hơn, nhưng do kinh phí thực hiện có phần hạn chế nên không thể mời nhiều chuyên gia được. Tuy nhiên BTV vẫn có thể thực hiện được dù đôi khi không hấp dẫn như các chương trình của VTV thực hiện. Chính vì thế trong thời gian tới, BTV nên cân đối nguồn xã hội hóa để có thể tổ chức sản xuất các chương trình bình luận đa dạng, hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w