Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 88 - 98)

Mặc dù đã đạt được nhiều thành công, nhưng nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại toàn bộ qui trình sản xuất và hiệu quả tác động của các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp của BTV cho thấy công tác tổ chức sản xuất cũng còn có những khuyến khuyết, hạn chế. Đó là về nhân sự, kinh phí cũng như trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện chương trình truyền hình thể thao trực tiếp.

2.4.2.1.Hạn chế

Mặc dù đã đạt được nhiều thành công, nhưng nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại toàn bộ qui trình sản xuất và hiệu quả tác động của các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp ở BTV cho thấy công tác tổ chức sản xuất cũng còn có những hạn chế về năng lực chuyên môn ê kíp thực hiện, hạn chế về âm thanh, ánh sáng, về kinh phí, về trang thiết bị thiết bị kỹ thuật để thực hiện chương trình truyền hình thể thao trực tiếp.

- Đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ thực hiện chương trình năng lực chuyên môn còn hạn chế

Dù luôn nêu cao tinh thần học hỏi, nhưng đội ngũ những người trực tiếp tham gia sản xuất các chương trình truyền hình, mà cụ thể là các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp có năng lực chuyên môn không đồng đều, nên công việc điều phối tổ chức sản xuất đôi khi còn gặp khó khăn. Đó là lý do người làm công tác tổ chức sản xuất phải nắm được năng lực, chuyên môn của từng người để có phương án phân công cho phù hợp từng loại hình trực

tiếp, từng thể loại sự kiện thể thao, sao cho phù hợp với từng người để sản xuất ra sản phẩm phát sóng cuối cùng phải hoàn hảo phục vụ công chúng. Bên cạnh đó, dù đội ngũ nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất các chương trình có nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng có một số ít viên chức thiếu kỹ năng làm báo hiện đại “đa năng, đa phương tiện”. Nguyên nhân là do những người này có tư tưởng ngại đổi mới, chưa tích cực trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ truyền hình mới. Tuy nhiên nhìn chung thì chất lượng chương trình truyền hình thể thao trực tiếp trên sóng BTV vẫn đạt yêu cầu thưởng thức của công chúng.

Kết quả khảo sát về chất lượng hình ảnh các chương trình thể thao trực tiếp phát trên sóng BTV

4-Về phương tiện để xem thì qua khảo sát cho thấy dù trong thời đại công nghệ phát triển với nhiều loại thiết bị nhưng cho thấy truyền hình truyền thống hiện vẫn chiếm ưu thế.

Xem bằng truyền hình chiếm đến 52,5%, kế đến là điện thoại thông minh 31,3%, bằng máy tính xách tay 14,1% và phần còn lại là xem bằng Ipad

5-Về chất lượng hình ảnh các chương trình thể thao trực tiếp trên sóng BTV

Qua khảo sát cho thấy chất lượng hình ảnh trong các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp là rất đẹp, rõ nét chiếm 21-28%, hình ảnh đẹp, đạt yêu cầu màu trung thực từ 62- 69%, 8-9% đánh giá hình ảnh các chương trình thể thao trực tiếp là chưa đẹp, màu không trung thực.

- Việc tổ chức nội dung và hình thức chương trình truyền hình trực tiếp chưa chuyên nghiệp

Âm thanh ánh sáng được coi là điểm nhấn của các chương trình THTT, nhất là các chương trình thể thao trực tiếp sản xuất trong phim trường, trong các nhà thi đấu đa năng. Âm thanh ánh sáng tốt sẽ làm cho chương trình trở lên chuyên nghiệp hơn, khán giả tập trung vào chương trình hơn, ánh sáng tốt

sẽ giúp cho các phần tranh tài thêm phần sinh động và lôi cuốn. Vì vậy, âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp sẽ là yếu tố không thể thiếu để giúp chương trình thành công. Hiện nay đội ngũ kỹ thuật của BTV đa phần đã tiếp cận được các trang thiết bị mới được trang bị tại nhà hát BTV, hay xe truyền hình lưu động HD mới, nhưng cũng còn một số anh em chưa thật sự rành với các thiết bị mới của Đài, nhất là hệ thống trường quay, hệ thống máy móc trên xe truyền hình lưu động mới. Cụ thể trong chương trình bình luận giữa trận ở giải bóng đá BTV Cúp 2019. Trong khi ánh sáng ngoài hiện trường sân bóng rất đẹp, nhưng ánh sáng bên trong trường quay thiếu sáng, ánh sáng hơi mờ và xanh không cân bằng với ánh sáng tại hiện trường sân thi đấu.

Kết quả khảo sát

10-Về chất lượng âm thanh

Chất lương âm thanh tốt, với mức độ hài lòng khá cao với 61%, trong khi đó 32% cho là rất tốt.

11-Về chất lượng tiến động hiện trường trong các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp trên sóng BTV

Tiếng động hiện trường rất chân thực là 25% và âm thanh chân thực làm hài lòng khán giả cũng chiếm đến 70%

Qua kết quả khảo sát cho thấy chất lượng về âm thanh chưa thật sự làm hài lòng công chúng xem truyền hình. Chính vì thế trong thời gian tới BTV cần cải tiến hơn nữa.

- Việc kêu gọi kinh phí và tổ chức kinh phí thực hiện các chương trình thể thao trực tiếp còn thiếu những cách thức căn cơ, đột phá

Về kinh phí, do đại dịch Covid-19 nên các giải thể thao khó kêu gọi tài trợ, do đó trong 2 năm gần đây, kinh phí có phần eo hẹp vì các doanh nghiệp gặp khó khăn, nên phần nào hạn chế khả năng sáng tạo của đội ngũ sản xuất các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp. Như chương trình Giải bóng đá Cúp truyền hình Bình Dương ở kỳ tổ chức năm 2019, các đơn vị tài trợ với số tiền tài trợ là 6 tỉ (trong đó có 5,7 tỉ VNĐ là tiền mặt, còn 300 triệu VNĐ thông qua tài trợ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ cho giải). Trong khi đó, mùa giải năm 2018 các đơn vị tài trợ với số tiền hơn 1,5 lần là 9,6 tỉ.

- Việc tổ chức đầu tư, khai thác trang thiết bị, công nghệ thực hiện các chương trình thể thao trực tiếp còn bất cập

Về trang thiết bị, công nghệ thì hệ thống sản xuất và phát sóng chương trình hiện tại của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương đã được số hóa, cho phép sản xuất và phát sóng ở định dạng HD. Về cơ bản, dây chuyền sản

xuất chương trình có quy trình làm việc dựa trên nền tảng file đúng với xu hướng phát triển của công nghệ kỹ thuật truyền hình trên thế giới. Tuy nhiên, việc đổi mới về công nghệ sản xuất chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ công nghệ 4.0. Dây chuyền sản xuất hiện tại tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:

Các phương tiện sản suất như xe truyền hình lưu động, máy quay chưa đáp ứng kịp yêu cầu chất lượng. Hiện Đài đã đầu tư xe truyền hình lưu động mới, máy quay mới HD, nhưng đồng thời cũng dùng xe truyền hình lưu động cũ, máy quay cũ. Chính vì thế chất lượng hình ảnh âm thanh không đồng đều mỗi khi thực hiện trực tiếp nhiều điểm. Bên cạnh đó, khi sản xuất chương trình bằng công nghệ mới với xe truyền hình lưu động mới và các trang thiết bị mới công nghệ HD, nhưng đến khâu truyền dẫn phát sóng thì máy phát sóng vẫn chưa chuẩn HD nên hình ảnh có phần giảm chất lượng. Ông Thượng Văn Phúc - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật cho biết: “Dù còn hạn chế về trang thiết bị, kỹ thuật do điều kiện khách quan, cũng như chủ quan nhưng trên bình diện chung, Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Dương có đủ năng lực sản xuất, phát sóng chương trình tuyền hình ngang tầm các Đài khu vực; đảm bảo chất lượng cao, phong phú, đa dạng về nội dung; đáp ứng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ thông tin, giải trí ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh, đồng thời có ảnh hưởng tích cực tới các tỉnh trong khu vực và cả nước.”

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Thứ nhất: dù được sự quan tâm, chú trọng của Ban giám đốc, lãnh đạo phòng Giải trí, tuy nhiên khi nhận được chỉ đạo thực hiện thì các khâu trong qui trình TCSX vẫn chưa thật sự chú tâm và chuẩn bị tốt nhất vì nhận thức và hành động của đội ngũ chưa thật sự quyết liệt. Ví dụ nhưng trong chương trình thực hiện trực tiếp Giải đua xe đạp Biwase năm 2020 xãy ra sự cố mất sóng 4G khi qua những khu vực cây cối nhiều ở khu vực huyện Phú Giáo. Nếu như đội ngũ tổ chức thực hiện làm việc chú tâm thì có thể đề nghị Ban tổ

chức thuê một trạm thu phát sóng lưu động đến khu vực này để giải quyết trình trạng sóng 4G yếu, nhưng khâu kỹ thuật đã không làm khiến cho cuộc đua bị gián đoạn và phải phát phóng sự chèn vào. Đây là sự cố biết trước vì khi đi khảo sát đã biết khu vực này sóng 4G yếu nhưng do sự chủ quan trong khâu kỹ thuật nên đã không thể khác phục được sự cố.

Kết quả khảo sát về chất lượng hình ảnh trong các chương trình thể thao trực tiếp vẫn còn những khuyến khuyết khi có gần 10% công chúng đánh giá chất lượng hình ảnh cần phải được cải tiến, nâng cao vì hình ảnh không đẹp. Kết quả khảo sát này giúp cho công tác tổ chức sản xuất cần quan tâm hơn đến khâu hình ảnh khi phát sóng, làm thế nào để đạt được 100% hiệu quả.

5-Về chất lượng hình ảnh các chương trình thể thao trực tiếp trên sóng BTV

- Thứ hai: Truyền hình là sản phẩm báo chí cần khai thác và tận dụng triệt để thế mạnh của thời đại công nghệ số, dù vài năm gần đây đài PT-TH Bình Dương rất chú trọng đầu tư trang thiết bị, nhưng nhiều thiết bị của Đài không đồng bộ và lạc hậu. Máy quay phim và các thiết bị đi kèm còn thiếu, sử dụng nhiều dòng, nên khó khăn khi thực hiện THTT. Đài PT-TH được trang bị xe truyền hình lưu động khá hiện đại, gồm các máy quay phim kèm theo thiết bị kỹ thuật tiên tiến, nhưng việc sử dụng còn hạn chế, chưa sử dụng hết công

năng do tay nghề của đội ngũ kỹ thuật chưa đáp ứng kịp sự phát triển của công nghệ.

- Thứ ba: Các trang thiết bị kỹ thuật dù được UBND tỉnh quan tâm đầu tư nhưng do đầu tư từng gói nên tính đồng bộ không cao. Máy phát được đầu tư từ năm 1999, trải qua hơn 20 năm sử dụng, nhiều lần bị sét đánh gây hỏng hóc phải sửa chữa nên hoạt động không ổn định, thiếu an toàn. Chính điều này cũng hạn chế phần nào hình ảnh và âm thanh phát sóng, dù cho các khâu tổ chức sản xuất đều đạt yêu cầu nhưng khâu cuối cùng vẫn chưa thật sự đạt kết quả nhưng mong muốn.

Kết quả khảo sát cho thấy công chúng đa phân hài lòng với việc xử lý các hình ảnh nhưng cũng còn khoảng 3% vẫn chưa hài lòng về chất lượng các hình ảnh, như các pha pha làm chậm chẳng hạn.

7-Về chất lượng các pha làm chậm trong các tình huống gay cấn trong các sự kiện thể thao trực tiếp

Khảo sát cho thấy khâu làm chậm, xử lý hình ảnh là đạt yêu cầu, nhanh kịp thời là 48%, trong khi đó hình ảnh rõ nét là 49%

Chất lượng hình ảnh quay bằng Flycam là rất tuyệt vời, hình ảnh rõ nét, bố cục đẹp. Rõ ràng khâu sử lý hình ảnh kỹ thuật BTV là khá tốt nhưng cũng còn hạn chế cà cần khắc phục trong thời gian tới.

- Thứ tư: về nhân sự, qua khảo sát cho thấy, đội ngũ nhân sự từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý đến những người trực tiếp thực hiện các chương trình thể thao trực tiếp đều có trình độ, nhưng năng lực chuyên môn sâu của các thành viên không đồng đều. Số lượng nhân sự được đào tạo chuyên ngành Báo chí không nhiều, nên điều này cũng ảnh hưởng đến năng lực sản xuất các chương trình phát sóng. Thấy được điều này nên trong thời gian qua Đảng ủy, Ban giám đốc Đài thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân sự với mong muốn ngày càng thu hẹp khoảng cách về trình độ giữa các cán bộ, viên chức để xây dựng một đội ngũ BTV ngày càng tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về lý luận chính trị.

Một thực tế nữa về nhân sự, đó là thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Công văn số 5931/BNV-TCBC ngày 04/12/2018 của Bộ Nội vụ yêu cầu rà soát chấm dứt hợp đồng lao động làm chuyên môn nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên,

từ năm 2020, BTV đã thực hiện chuyển đổi hợp đồng lao động sang cộng tác viên thường xuyên. Thực tế này gây ra xáo trộn về tổ chức, bộ máy, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của đội ngũ lao động. Theo Nhà báo Nguyễn Thanh Quang, Phó Giám đốc Đài PT-TH Bình Dương: “Việc thực hiện Nghị quyết của Đảng đưa một số nhân sự là lao động hợp đồng chuyển sang CTV thường xuyên. Khiến cho các nhân sự này phần nào giảm sự nhiệt huyết trong công việc do người lao động bị hạn chế về quyền lợi vì khi họ chuyển hình thức sang cộng tác viên thường xuyên thì không có lương, không hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, không sinh hoạt đảng, đoàn thể tại đơn vị....”

Tiểu kết chương 2

Trong những năm qua, các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp của BTV đã phát huy tốt được vai trò của mình, mang đến món ăn tinh thần, nhu cầu giải trí một cách đa dạng đến công chúng, góp phần không nhỏ đến việc nâng cao nhận thức của công chúng về rèn luyện sức khỏe, nân cao thể lực thể chất của công chúng trong cộng đồng.

Trên cơ sở giới thiệu khái quát, khảo sát về 3 chương trình thể thao trực tiếp điển hình phát trên sóng của BTV, cũng như tìm hiểu đôi nét các chương trình thể thao phát sóng trực tiếp trên VTV và HTV, chương 2 của luận văn đã làm rõ thực trạng TCSX các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp trên sóng BTV. Trong đó, tập trung làm rõ: Chủ thể TCSX, Nội dung TCSX, Quy trình TCSX và phương thức TCSX các chương trình. Từ đó, đánh giá những thành công đạt được, những hạn chế tồn tại và phân tích những nguyên nhân của thành công, hạn chế đó. Kết quả nghiên cứu ở chương 2 là tiền đề và căn cứ quan trọng để tác giả tiếp tục thực hiện nghiên cứu chương 3 của luận văn, tìm hiểu các giải pháp, đề xuất kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động TCSX các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp phát trên sóng BTV.

Chương 3

VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w