Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 106 - 121)

Để sản xuất một chương trình thể thao trực tiếp phát sóng đến công chúng xem truyền hình, đòi hỏi cần cả một ekip tham gia sản xuất từ việc lên kế hoạch, dự trù kinh phí, xây dựng kịch bản …..cho đến truyền dẫn phát sóng. Đây là cả một quá trình đòi hỏi sự nhạy bén, am hiểu, sự phối hợp giữa các khâu phải ăn khớp trong ekip sản xuất, chỉ cần một sự sai sót sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc. Chính vì vậy, để đạt được một quy trình sản xuất chương trình thể thao trực tiếp trên sóng truyền hình cần thực hiện đầy đủ các khâu trong tổ chức sản xuất.

3.2.2.1. Nâng cao trình độ cho đội ngũ lãnh đạo quản lý và phóng viên, biên tập viên

Công tác nhân sự là khâu qua trọng nhất của bất kỳ lĩnh vực nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc.” Đối với

lĩnh vực báo chí, Cố Nhà báo Hữu Thọ cũng cho rằng: Người làm báo được xem là “nhân vật trung tâm của các cơ quan báo chí” và việc “tổ chức và quản lý để đào tạo và sử dụng tài năng thật sự là chuyện đáng bàn. Đã làm nghề phải được đào tạo”. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ PV/BTV và nhân sự các bộ phận liên quan là một trong những giải pháp quan trọng quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động TCSX các chương trình truyền hình nói chung và TCSX các chương trình thể thao trực tiếp cũng không phải là ngoại lệ.

Việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên là rất quan trọng. Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có thể được tiến hành bằng nhiều cách có thể là cử đi học, hoặc tự học, tự nghiện cứu.

Về cơ bản, Đội ngũ thực hiện tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp của Đài Phát Thanh-Truyền Hình Bình Dương đã và đang đáp ứng được yêu cầu công việc, tuy nhiên cần tổ chức chặt chẽ hơn để phân công người có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc. Dù đáp ứng được yêu cầu trong thời điểm hiện tại nhưng cũng có một số vị trí có năng lực chuyên môn chưa thật sự chuyên sâu cần phải được đào tạo và đào tạo lại.

Bên cạnh đó, phát hiện kịp thời những nhân tố có năng lực và triển vọng để tập trung đào tạo bồi dưỡng trở thành những cán bộ giỏi, có chuyên môn vững vàng, trong đó lưu ý các lĩnh vực: quản lý; đạo diễn; biên kịch; dẫn chương trình; cán bộ kỹ thuật - công nghệ….Tổ chức các khóa đào tạo cơ bản và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ truyền hình bao gồm các lớp học về nội dung và lớp học về công nghệ kỹ thuật….để cập nhật công nghệ làm truyền hình cũng như nâng cao năng lực chuyên môn.

3.2.2.2. Tăng cường khả năng tổ chức về phương tiện kỹ thuật

Truyền hình ra đời nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Nhờ yếu tố này, truyền hình ngày càng có những bước tiến mới về thực hiện

chương trình và hệ thống thu phát sóng. Tổ chức sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị là công tác không thể thiếu trong việc sản xuất các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp. Máy móc thiết bị có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các sản phẩm truyền hình, cũng như các chương trình truyền hình trực tiếp.

Qua khảo sát trong giai đoạn từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021 thấy rằng BTV đã và đang làm khá tốt ngay từ khâu chuẩn bị sản xuất, có kế hoạch cụ thể về kỹ thuật, sử dụng công nghệ, tổ chức thực hiện, nguồn kinh phí, tính khả thi trong việc sử dụng các máy móc trang thiết bị. Việc tổ chức sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị có hiệu quả, tối ưu hóa lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất cao.

Hiện tại BTV có 30 Camera lưu động cho phóng viên truyền hình. Các Camera này được trang bị công nghệ kỹ thuật số ghi hình thẻ nhớ, ghi được cả 2 chuẩn SD và HD được bổ sung qua nhiều đợt từ năm 2014 -2018; hiện nay chất lượng ghi hình đảm bảo, đáp ứng được ghi hình chuẩn HD. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của đội ngũ phóng viên, quay phim và nâng cao năng lực tự sản xuất các chương trình truyền hình cần bổ sung thêm các Camera chuẩn HD trong các giai đoạn tiếp theo.

Hiện nay, các khả năng của thiết bị thu phát tín hiệu như vệ tinh, Internet giúp việc truyền tải thông tin được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đài PTTH Bình Dương đã tận dụng sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật để tạo bước tiến mới về thực hiện chương trình và hệ thống thu phát sóng từ viba, cáp quang, đường truyền Internet, sóng 4G. Trong thời gian tới cần tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và truyền dẫn phát sóng để sử dụng các đường truyền mới như 5G chẳng hạn.

Được sự quan tâm của Tỉnh Ủy-Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương, Đài PTTH Bình Dương trong thời gian qua được đầu tư khá bài bản về thiết bị

chuẩn HD, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho công tác truyền hình. Đây sẽ là một điểm thuận tiện để tổ chức các chương trình thể thao trực tiếp.

Đầu năm 2020, Đài được UBND Tỉnh đầu tư một xe truyền hình lưu động với trang thiết bị kỹ thuật đi kèm gồm: 6 camera; hệ thống thiết bị xử lý video/audio và các thiết bị phụ trợ đi kèm. Tất cả các trang thiết bị đều đáp ứng sản xuất chương trình theo chuẩn HD và sẵn sàng cho UHDTV (4K), hiện nay chất lượng ghi hình đảm bảo, đáp ứng được ghi hình chuẩn HD. Ông Thượng Văn Phúc-Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật chia sẻ: “Thế giới truyền thông đang thay đổi nhanh chóng trong kỷ nguyên internet và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhu cầu thưởng thức các chương trình truyền hình của khán giả có chất lượng ngày càng cao. Vì vậy trong thời gian qua chúng tôi đã xây dựng đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng kỹ thuật Phát thanh – Truyền hình Bình Dương, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Dự án được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và phát sóng chương trình PTTH Bình Dương để góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương theo tinh thần quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 11/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025”. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và công nghệ mạng máy tính trong việc sản xuất chương trình; xây dựng mô hình sản xuất chương trình chất lượng HDTV trở lên phù hợp với điều kiện mới; thống nhất về công nghệ, quy mô và thực hiện số hóa hệ thống lưu trữ; trong đó cho phép tự động hóa trong nhiều khâu của dây chuyền sản xuất giúp rút ngắn thời gian và chi phí sản xuất phát sóng”.

Song song với các thiết bị được đầu tư mới thì hiện tại Đài PTTH hiện cũng còn sử dụng các trang thiết bị được đầu tư hơn 10 năm trước đây. Ví dụ như Xe truyền hình lưu động. Năm 2008, Đài được UBND Tỉnh đầu tư Xe truyền hình lưu động tiêu chuẩn SD cùng với các trang thiết bị đi kèm. Sau 13

năm sử dụng, các thiết bị trên đã lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên xảy ra các sự cố hỏng hóc mỗi khi làm trực tiếp ngoài hiện trường. Nên cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để thực hiện việc sản xuất chương trình truyền hình theo mô hình hiện đại tiêu chuẩn HD.

Nhìn chung, trong thời gian khảo sát từ 6/2019 đến 6/2021, tác giả thấy rằng BTV ít có sai sót về mặt kỹ thuật trên sóng trực tiếp. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những sự cố nhỏ liên quan đến âm thanh, ánh sáng, hoặc chất lượng hình ảnh, nguyên nhân chính là do các thiết bị kỹ thuật xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, việc đầu tư chưa đồng bộ là hạn chế yếu tố kỹ thuật lớn nhất của BTV.

Để tránh tình trạng các tình huống về kỹ thuật BTV cần trang bị kỹ thuật đạt tiêu chuẩn phục vụ chương THTT. Cần công nghiệp hóa hơn ở tất cả các bộ phận tham gia chương trình truyền hình trực tiếp. Cần được đầu tư nhiều hơn về kinh phí và phương tiện tác nghiệp. Cần có thêm những thiết bị quan trọng phục vụ công nghệ trực tiếp như xe truyền hình lưu động có khả năng phát sóng trực tiếp, thiết bị thu vệ tinh, thiết bị ghi hình phát sóng vệ tinh gọn nhẹ như hệ thống của phóng viên các hãng TH trên thế giới.

Tăng cường sử dụng kênh đồ hình, đồ họa và thuyết nhiều cửa, để làm phong phú chương trình và có thể cùng một lúc chuyển tải nhiều kênh thông tin đến khán giả.

Việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ qua tìm hiểu và khảo sát cho thấy VTV và HTV là 2 đài luôn đi đầu trong lĩnh vực này. Như tại VTV vào năm 2018, đã ứng dụng đồ họa 3D trong sản xuất chương trình. Theo đó, các chương trình sản xuất tại trường quay VTVcab, từ các bản tin trực tiếp đến các chương trình bình luận, talk show đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Công nghệ này cũng được VTVcab khai thác trong sản xuất bình luận ngay trên sân cỏ V.League. Những hình ảnh minh họa sống động về cầu thủ, các số liệu chuyên môn… sẽ giúp khán giả có được cảm nhận sát thực nhất về những

câu chuyện, vấn đề mà các BLV, chuyên gia phân tích trong chương trình. Nhà báo Trịnh Long Vũ – Trưởng Ban biên tập truyền hình cáp cho biết:

“Đối với những người sản xuất nội dung như chúng tôi thì việc có những công cụ hỗ trợ như thế sẽ khiến chất lượng chương trình nâng cao hơn, tạo hứng khởi, cảm hứng cho những người làm trực tiếp”.

Trực tiếp tham gia sản xuất các chương trình thể thao của VTVcab, BTV Đặng Phương Nam cho hay: “VTVcab đầu tư trang thiết bị hiện đại đã khiến cho các chương trình trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Sự xuất hiện của các hình ảnh, con số, thống kê chỉ số 3D trên màn hình các chương trình bình luận sân cỏ thực sự rất ấn tượng với khán giả, giúp cho các chương trình bình luận không chỉ đậm chất chuyên môn mà còn có cả hình ảnh, sự tương tác.”

Hay tại HTV, sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các tiến bộ khoa học, công nghệ, năm 2020, Đài truyền hình TP HCM lần đần tiên tổ chức cuộc đua xe đạp thực tế ảo “Niềm tin chiến thắng” khởi tranh vào ngày 24-4, nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước. Theo diễn giải của ban tổ chức (BTC), Phó ban Thể thao HTV - ông Nguyễn Đình Khôi cho biết: "Đua thực tế ảo khác với đời thực là VĐV các đội không cần tập trung tại một địa điểm nào đó. Việc này tránh được những nguy cơ có thể lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Thay vào đó, các đội đua sẽ kết nối với BTC giải qua Internet, cùng tranh tài thông qua một phần mềm giả lập hiện trường đua do chính BTC quy định".

Qua khảo sát và tìm hiểu tác giá thấy rằng đây là những các làm hay và một hướng mới trong tương lai của truyền hình giải trí và hy vọng trong thời gian tới BTV cũng sẽ học hỏi và tìm ra những cách thức làm trực tiếp hay, hấp dẫn nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí, thể thao của công chúng.

3.2.2.3. Tăng cường đầu tư tổ chức nội dung, hình thức các chương trình truyền hình trực tiếp sao cho đa dạng, mới mẻ hơn

Ngoài các yếu tố tổ chức về nhân sự và tổ chức về kỹ thuật thì việc tổ chức sản xuất nội dung ở các chương trình thể thao trực tiếp trên sóng BTV là khâu không kém phần quan trọng. Vì nếu công tác tổ chức nhân sự tốt, công tác tổ chức kỹ thuật tốt mà công tác tổ chức nội dung không hay, không hấp dẫn thì một sản phẩn truyền hình được sản xuất ra sẽ không được sự đón nhận của khán giả và ngược lại tổ chức sản suất có nội dung tốt mà công tác về tổ chức kỹ thuật không tốt, hay nhân sự không có đủ trình độ chuyên môn thì chương trình cũng không thể có chất lượng. Ông Bùi Thiện Khải, Phó Giám đốc đài PT-TH Bình Dương cho biết: “Về mặt nội dung chương trình, THTT có thể thực hiện với nhiều thể loại, nhiều môn thi đấu, đó là môi trường, là điều kiện rộng mở cho Đài có thể thực hiện được nhiều chương trình THTT phong phú, đa dạng, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đa diện, đa chiều của mình.”

Tổ chức sản xuất nội dung truyền hình thể thao trực tiếp cần phải liên tục đổi mới, liên tục thay đổi hình thức thể hiện, tạo ra nội dung phong phú để từ đó mới có thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, hấp dẫn lôi cuốn khán giả.

Phải luôn nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm, xây dựng những format chương trình mới, với ý tưởng độc đáo, hấp dẫn, đặc sắc phù hợp với đặc thù văn hóa đất Thủ- Bình Dương, cũng như văn hóa Việt Nam.

Phát triển nội dung các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp trên nền tảng số nhằm giữ chân khán giả. Theo đó, cần tổ chức thành hai định dạng trong tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thể thao trực tiếp. Một định dạng trực tiếp thể thao trên truyền hình cho đối tượng khán giả truyền hình truyền thống. Một định dạng dành cho môi trường số, phát trực tiếp online trên các nền tảng mạng xã hội cho đối tượng khán giả trẻ.

Nghiên cứu các phương án tổ phương chức sản xuất, tạo ra các sản phẩm truyền hình giải trí dành riêng cho phiên bản trên các kênh truyền thông mới, đáp ứng nhu cầu của thế hệ khán giả mới. (Truyền thông đa phương tiện, đa

nền tảng theo công nghệ OTT: website/webmobile, trang xã hội gồm Youtube, Facebook, Zalo…); tăng cường livestream, tiến tới xây dựng kênh phát online chương trình truyền hình trực tiếp thể thao mang đặc sắc riêng.

Xây dựng các format các chương trình thể thao trực tiếp, nghiên cứu thêm các giải thể thao phục vụ cho nhiều đối tượng khán giả. Phát triển các giải đấu thể thao E- Sport (Thể thao điện tử). Đây cũng được xem là 1 trong những xu hướng lĩnh vực giải trí trong tương lai. Xu hướng này phổ biến rộng rãi và được công chúng truyền hình thế giới quan tâm trong thời gian diễn ra đại dịch Covid 19.

Tăng cường hợp tác và trao đổi các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp với các Đài bạn, nhằm đa dạng các sản phẩm truyền hình phục vụ công chúng. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các bộ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng truyền thông và tổ chức sản xuất các sự kiện truyền hình thể thao trực tiếp.

3.2.2.4. Liên tục bồi dưỡng, đầu tư xây dựng êkíp thực hiện chương trình thể thao trực tiếp chuyên nghiệp

Truyền hình trực tiếp là làm việc theo nhóm, cần huy động sức mạnh và sự phối hợp thuần thục của các thành viên trong nhóm, đây là yếu tố hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thành công hoặc hạn chế của chương trình. Khâu nội dung phải được chuẩn bị tươm tất, khâu kỹ thuật phải được trơn mượt. Cơ chế để đánh giá một chương trình THTT chất lượng tốt sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó nhân sự tham gia đóng vai trò quyết định tính sáng tạo và khả năng kéo dài cũng như tính lâu bền của CT.

Trong đội ngũ của các chương trình THTT, tinh thần làm việc giữa các

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 106 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w