Quy trình sản xuất chương trình thể thao truyền hình trực tiếp

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 34 - 36)

1.3.2.1. Hình thành chủ đề, đề tài

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình thực hiện chương trình THTT thể thao. Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phong phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện mà thường mang tính khách quan. Những người làm chương trình THTT thể thao xác định đề tài, chủ đề và tư tưởng chủ đề của chương trình để quyết định hướng khai thác đáp ứng được nhu cầu của khán giả.

1.3.2.2. Khảo sát hiện trường

Khảo sát hiện trường là một công tác rất quan trọng, công việc này phải được tiến hành trước, được tiến hành nhiều lần để nắm chắc những thông tin cần thiết, nhằm có những dự trù, những bố trí về nhân lực, máy móc, thiết bị sao cho phù hợp, đúng yêu cầu nhằm đảm bảo cho chương trình không xảy ra những sai sót, trục trặc.

Người làm công tác tổ chức sản xuất chương trình THTT thể thao phải tiến hành khảo sát về địa hình , khí hậu, thời tiết, dân cư, văn hóa ở địa điểm sự kiện

sẽ diễn ra, phương tiện kỹ thuật cần đáp ứng, các điều kiện để có thể ghi hình nhằm thu được những hiệu quả cao nhất.

1.3.2.3. Xây dựng kịch bản chương trình

Trong những chương trình THTT thể thao thì kịch bản quán xuyến từ đầu đến cuối chương trình được sắp xếp thống nhất, chặt chẽ. Kịch bản của chương trình THTT thể thao phải thể hiện rõ trình tự của các nội dung sẽ thực hiện. Nếu không chuẩn bị tốt kịch bản dễ bị “cháy” chương trình, chương trình sẽ không được thực hiện trọn vẹn .

Một kịch bản tốt phải có tính sáng tạo cả nội dung và hình thức. Khi xây dựng kịch bản, phải biết dự kiến mọi tình huống xấu có thể xảy ra trong chương trình để đưa ra phương án khắc phục.

1.3.2.4. Chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật

Qua thực tế tác nghiệp có thể khẳng định rằng: phương tiện kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phát sóng các chương trình truyền hình. Yếu tố kỹ thuật sẽ quyết định chương trình đó có thực hiện được hay không, thực hiện với quy mô, phạm vi như thế nào? Các thiết bị hiện đại đã tạo cơ sở hiện thực cho việc giải phóng năng lực sáng tạo của con người.

Như ở phần trên đã trình bày, đối với việc thực một chương trình THTT thể thao, khâu chuẩn bị phương tiện kỹ thuật giữa một vị trí, vai trò rất quan trọng. Nó quyết định tới trên 50% cho sự thành công hay không thành công của mỗi chương trình, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng chương trình.

1.3.2.5. Chuẩn bị phương án dự phòng, ghi hình và xử lý sự cố (nếu có)

Thực tế cho thấy bên cạnh những ưu thế thì trong THTT thể thao thường có những tình huống bất ngờ, buộc người biên tập viên, phóng viên, người dẫn chương trình, kỹ thuật viên, đạo diễn phải xử lý nhanh, thậm chí phải sử dụng những phương án dự phòng. Những người làm THTT thể thao không thể biết trước được các tình huống sẽ xảy ra ở thời điểm nào, trong khâu nào. Do đó, họ phải luôn sẵn sàng để có cách xử lý sao cho thật nhanh. Sự cố có thể do lỗi chủ quan như: sự chuẩn bị chưa tốt, do những sai sót về kỹ thuật hoặc những sai sót

trong quá trình thao tác, điều khiển máy móc…v.v hay các nguyên nhân khách quan như do thời tiết: mưa to, gió lớn, bão hoặc những sự cố về thiết bị máy móc do tác động bên ngoài. Vì thế, để có thể hạn chế, khắc phục được những sự cố, rủi ro, những người tham gia chương trình THTT thể thao ngoài sự tính toán trước và chuẩn bị thật chu đáo, còn phải có khả năng phản ứng linh hoạt, nhạy bén và sự quyết đoán. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, bản lĩnh và trình độ “tay nghề” của những người tổ chức thực hiện chương trình.

Một trong những phương án tốt nhất để tránh sự cố là trước khi diễn ra THTT thể thao, ê kíp thực hiện phải có mặt tại nơi thực hiện chương trình sớm ít nhất là 60 phút để kiểm tra lại tất cả các khâu lần cuối; đồng thời phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật bình tĩnh, tự tin, phải làm chủ kịch bản, máy móc, trang thiết bị.

Sản xuất chương trình THTT thể thao được sản xuất theo phương thức trực tiếp không qua giai đoạn xử lý hậu kỳ vì vậy các khâu đều không được phép sai sót và cần phải chuẩn bị một cách chi tiết. Các phóng viên, biên tập viên, MC, đạo diễn, kỹ thuật…đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình sản xuất trong kịch bản, không được thay đổi. Tuy nhiên cũng không phải quá cứng nhắc vì trong quá trình xây dựng kịch bản, người xây dựng cũng không thể lường hết được các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình trực tiếp, nên đôi khi cũng có thay đổi kịch bản, nhưng phải được sự cho phép của người phụ trách tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w