Về quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thể thao trực tiếp phát trên sóng truyền hình.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 64 - 73)

trực tiếp phát trên sóng truyền hình.

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thể thao trực tiếp bao gồm tổ chức sản xuất về nội dung đến hình thức; tức là từ thông tin đến nhân sự, phương tiện kỹ thuật, kinh phí để có thể sản xuất ra các chương trình thể thao trực tiếp trên sóng truyền hình. Việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp phải có nội dung một cách đặc thù từng thể loại, từ khâu kịch bản đến khâu biên tập, phát sóng. Kết cấu chương trình phải được sắp xếp theo các trình tự nhất định mà kịch bản đã đề ra nhằm trực tiếp sự kiện thể thao đang diễn ra một cách trọn vẹn nhất.

Chính vì thế, quy trình chuẩn bị là khâu rất quan trọng quyết định sự thành bại của một sản phẩm truyền hình và chương trình truyền hình thể thao trực

tiếp cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, nếu không muốn nói là phải chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng hơn từ khảo sát hiện trường, kịch bản, nhân sự, kỹ thuật, đường truyền....

- Khảo sát hiện trường:

Khảo sát hiện trường là một công tác rất quan trọng, công việc này phải được tiến hành trước, nhiều lần để nắm chắc những thông tin cần thiết, đảm bảo cho chương trình không xảy ra những sai sót, trục trặc. Khảo sát về địa hình, khí hậu, thời tiết, tín hiệu sóng....ở địa điểm sự kiện thể thao sẽ diễn ra để đánh giá nhằm thu được hiệu quả cao nhất.

Ở giải bóng đá BTV Cúp thì việc khảo sát khá thuận lợi bởi là sản xuất trực tiếp tại chỗ (sân vận động tỉnh Bình Dương) nên chỉ khảo sát trong vòng 1 buổi sáng, thường thì người đi khảo sát chủ yếu là đạo diễn và kỹ thuật xe truyền hình lưu động. Khảo sát xem vị trí đặt máy móc thiến bị, máy quay và các phương án vị trí đặt các thiết bị dự phòng.

Ở giải Việt dã thì việc đi khảo sát có phần vất vã hơn khi người làm công tác nội dung cũng phải đi khảo sát, ngoài ra còn có đại diện trọng tài và tất nhiên là không thể thiếu đại diện kỹ thuật và đạo diễn. Công tác khảo sát này cũng chỉ đi trong 2 buổi vì lộ trình đường đua năm 2020 và 2021 là quanh các con đường tại thành phố mới Bình Dương. Và cự ly dài nhất cũng chỉ 10km dành cho đối tượng nam tuyển nên việc khảo sát kẻ vạch xuất phát, vạch đích và các mũi tên chỉ đường cũng không quá phức tạp.

Tổ chức sản xuất trực tiếp thể thao các giải Đua xe đạp Biwase là phức tạp nhất khi khảo sát phải đi nhiều ngày, qua nhiều địa phương và ê kíp đi khảo sát cũng khá hùng hậu. Mùa giải 2020, đi khảo sát gồm 7 thành viên gồm các ông, bà PGĐ nội dung: ông Nguyễn Thanh Quang, Đạo diễn: ông Huỳnh Trung Kiên, Kỹ thuật 4G: ông Vũ Hữu Thuận, Kỹ thuật phát xạ: ông Nguyễn Thành Song, Biên tập viên: bà Nguyễn Ngọc Khánh, Quay phim: ông Phan Tấn Phum, Thư ký: bà Hà Thị Ánh Nguyệt, Tổ chức hành chánh: bà Nguyễn

Thị Anh Thư Thời gian đi 4 ngày qua các tỉnh thành mà đoàn đua đi qua nhưng Bình Phước, Đồng Nai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà rịa Vũng Tàu. Đây là chuyến khảo sát về địa hình, đường đua, cũng như làm công tác tổ chức với các tỉnh có đoàn đua đi qua.

Qua khảo sát, tác giả thấy rằng việc đi khảo sát giải đua xe đạp là mất thời gian nhất với thời gian 4 ngày, trong khi đó giải Bóng đá chỉ 1 buổi sáng và giải Việt dã là 2 ngày. Và các với thời gian như vừa nêu cũng hợp lý bởi tùy theo tính chất, địa điểm, môn thi đấu mà ban tổ chức quyết định cho chuyến khảo sát nhằm tối ưu hóa trong các khâu trong quá trình tổ chức sản xuất.

- Xây dựng kịch bản:

Khâu khảo sát hiện trường có tính chất rất quang trọng để xây dựng kịch bản. Vì khi khảo sát sẽ có những vấn đề phát sinh (có thể sẽ giống mùa giải năm trước hoạch không). Ví dụ như về lộ trình, đường xá không tốt phải đổi lộ trình, hay chỗ đặt máy không còn thuận lợi nữa do yếu tố khách quan hay chủ quan… Chính vì thế việc xây dựng kịch bản phải dựa vào kết quả khảo sát.

Trong những chương trình truyền hình thể thao trực tiếp thì kịch bản phải thể hiện rõ trình tự của các nội dung sẽ thực hiện, có tính logic, chặt chẽ. Khi xây dựng kịch bản, còn phải biết dự kiến các sự cố có thể xảy ra trong chương trình để có phương án khắc phục hữu hiệu nhất. Trong đó, nội dung và thời lượng nên dự kiến ở mức độ tối đa và luôn sẵn sàng có phương án bổ sung, thay thế nếu có sự thiếu hụt.

Mỗi giải, người làm công tác tổ chức sản xuất sẽ phân công cụ thể biên tập viên nào sẽ viết kịch bản. Như Giải Bóng đá năm 2019, người viết kịch bản là biên tập viên Nguyễn Tú Hân, hay chương trình trực tiếp giải Việt dã Chào năm mới năm 2021, người viết kịch bản là biên tập viên, Nguyễn Ngọc Khánh, hay giải đua xe đạp năm 2020, người viết kịch bản là biên tập viên Phan Thị Mai Khanh.

Qua khảo sát cho thấy, công tác viết kịch bản cho chương trình trực tiếp bóng đá thường đơn giản hơn vì ít có sự cố, hay yếu tố bất ngờ xảy ra nên các tình huống dự phòng sẽ không nhiều. Thời lượng trong bóng đá cũng theo quy định là 90 phút, dự phòng thêm thời gian bù giờ từ 2-4 phút, bình luận đầu trận là 15 phút, giữa và sau trận mỗi lần như vậy cũng là 15 phút. Nên gần như dạng chương trình trực tiếp này không cần nhiều phương án dự phòng về thời lượng.

Trong khi đó, viết kịch bản cho trực tiếp giải Việt dã hay giải Đua xe đạp thì phải có nhiều phương án dự phòng, từ dự phòng về mặt lỗi nội dung, lỗi kỹ thuật cho cả các sự cố khách quan lẫn chủ quan và thời lượng phát sóng. Dự phòng về thời lượng 2 lọai hình dạng không ấn định thời gian như Việt dã và Xe đạp thì phải luôn luôn có. Bởi thời gian diễn ra chỉ mang tính ước lượng nên phải có từ 2 phương án trở lên, vì thời lượng có thể kéo dài, hoặc ngắn lại tùy theo phong độ thi đấu của các vận động viên. Dự phòng cho phương án thời lượng thường là dự phòng các phỏng vấn tại hiện trường, các phóng sự, các pha làm chậm để kéo dài thời gian trong trường hợp cuộc đua kết thúc sớm hơn thời gian dự kiến. Còn trong trường hợp cuộc đua kết thúc muộn thì phải báo ban chương trình lùi thời gian phát sóng chương trình kế tiếp, hoặc lượt bớt phần kịch bản trao giải….

Như trong giải Việt dã năm 2021, do thành tích các vận động viên tốt hơn so với năm 2020 nên giải kết thúc lúc 10 giờ 30, trong khi đó thời gian dự kiến trao giải bế mạc là 10 giờ 45 nên thư ký chương trình đã chủ động cho phát phóng sự dự phòng “Nhà tài trợ Tân Hiệp Phát- 20 năm chặng đường phát triển” thời lượng 7 phút, sau đó phỏng vấn Trưởng Ban tổ chức giải, Giám đốc đài: Ông Lâm Phi Hùng, thời lượng 4 phút và sau cùng là phát lại những pha quay chậm về đích của các nội dung thi đấu 4 phút.

Còn về các phương án dự phòng kỹ thuật cũng vậy, dự phòng mất sóng, cũng như các vấn đề kỹ thuật khác thì phải chuẩn bị các line truyền sóng dự

phòng, như máy 4G thứ 2, hay phóng sự dự phòng chèn vào thời điểm mất sóng….Nói tóm lại những người viết kịch bản là những người phải có kinh nghiệm và từng tham gia giải ít nhất là 3-5 lần thì người tổ chức sản xuất mới mạnh dạn giao cho công tác viết kịch bản

- Duyệt kịch bản:

Ở BTV, người duyệt kịch bản các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp thường là trưởng phòng chuyên môn và cũng chính là người TCSX cấp trung, cụ thể là Ông Lý Văn Dũng. Khâu xây dựng và duyệt kịch bản được thực hiện rất nghiêm túc vì đây là bước quyết định cho việc TCSX chương trình thể thao trực tiếp có thành công hay không. Sau khi kịch bản được duyệt, người làm công tác tổ chức sẽ tiến hành các khâu tiếp theo.

- Chuẩn bị nhân sự, nhân lực:

Đây là khâu mấu chốt cho việc tổ chức sản xuất một chương trình thể thao trực tiếp có thành công hay không, vì con người đóng vai trò hạt nhân trong việc sản xuất. Người làm công tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thể thao trực tiếp phải biết được khả năng, năng lực chuyên môn của từng người để phân công nhiệm vụ cho đúng sở trường, sở đoản. Tránh trường hợp phân công không đúng người, đúng việc.

Như trong quay bóng đá trực tiếp chẳng hạn, phóng viên quay phim, Nguyễn Thành Ân chuyên quay slow (quay các pha làm chậm) thì không thể bố trí phóng viên này quay máy toàn cảnh rộng như phóng viên quay phim Phan Tấn Phum (dĩ nhiên 2 vị trí này có thể hoán đổi nhưng chắc chắn hình ảnh sẽ không mượt mà như phóng viên quay phim làm thuần thục vai trò của mình). Phóng viên quay phim bắt cận cảnh Mai Xuân Văn cũng vậy, Xuân Văn là người chuyên quay cỡ cảnh này thì mới có thao tác nhanh, bắt cận cảnh cầu thủ vừa sút bóng. Hay trong quay xe đạp, phóng viên quay máy 4G phải là phóng viên đã từng theo dự bị cho phóng viên quay chính 4G và phải đảm bảo sức khỏe tốt vì lộ trình đường đua dài, hiện tại BTV có 2 phóng viên

quay phim 4G được đánh giá tốt là phóng viên Phan Tấn Phum và phóng viên Lâm Ngọc Thanh….Vì thế người làm công tác nhân sự phải hiểu rõ sở trường, sở đoản của từng người thì mới phân công hợp lý được.

- Lập kế hoạch, tính toán phối hợp với các đơn vị liên kết, nhà tài trợ:

Công tác phối hợp với các bên liên kết, nhà tài trợ cũng khá quan trọng, nếu một chương trình truyền hình thể thao trực tiếp có nhiều bên tham gia thì phải đảm bảo rằng có sự phối hợp nhịp nhàng, để bảo đảm việc truyền sóng được thông suốt.

Như ở giải bóng đá BTV cúp năm 2019, nhãn hàng nước uống Number One của Công ty Tân Hiệp Phát muốn Panel của mình xuất hiện nhiều trên truyền hình thì họ phối hợp với bộ phận chuyên môn, cũng như đạo diễn để thỏa thuận việc đặt máy, đặt bảng thế nào cho phù hợp để có thể lấy được nhiều hình quảng cáo nhãn hàng của họ càng nhiều càng tốt. Ở giải năm 2019, qua khảo sát cho thấy nhà tài trợ đã yêu cầu Ban tổ chức giải đặt 2 tấm panel quảng cáo phía sau 2 khung thành 2 đội và 2 tấm panel quảng cáo ở đường biên dọc giữa sân phía bên khán đài B. Các máy quay thì đặt bên khán đài A. Và từ góc máy này dễ dàng lấy hình các panel quảng cáo nhãn hàng nước uống Number 1 của Công ty Tân Hiệp Phát. Hay việc truyền sóng sạch để VTV lấy sóng, thì trên xe truyền hình lưu động phải có một thư ký của BTV một thư ký của VTV để phối hợp công tác truyền sóng.

- Công tác tổ chức trang thiết bị kỹ thuật và thực hiện các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp.

Qua thực tế khảo sát các chương trình thể thao trực tiếp của BTV từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021 có thể khẳng định rằng, phương tiện kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phát sóng các chương trình truyền hình. Yếu tố kỹ thuật sẽ quyết định chương trình đó có thực hiện được hay không, thực hiện với quy mô, phạm vi như thế nào? Một chương trình truyền hình thể thao trực tiếp, khâu chuẩn bị phương tiện kỹ

thuật giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng. Nó quyết định tới trên 50% cho sự thành công hay không thành công của mỗi chương trình.

Như trong giải Bóng đá Number one năm 2019, để có được hình ảnh đẹp, đạo diễn bố trí 1 camera phía sau khung thành đội bóng được đánh giá là yếu hơn là U.20 Campuchia trong trận đấu giữa U.20 Việt Nam và U.20 Campuchia để có thể có những góc quay cận cảnh bóng vào lưới và kết quả là tuyển U.20 Việt Nam thắng tuyển U.20 Campuchia 3-0. Bên cạnh đó, trên khán đài A1 cũng bố trí một góc máy làm slow(làm chậm). Với việc bố trí máy như thế thì khán giả có thể xem được các pha ghi bàn từ nhiều góc máy khác nhau, làm cho trận đấu trở nên hấp dẫn và sôi động hơn. Do đó việc tổ chức đặt máy móc, trang thiết bị chỗ nào là rất quan trọng và việc này cũng được BTV rất chú ý.

Cách đây hơn 1 thập kỷ khi công nghệ truyền hình sử dụng các máy quay truyền phát với chất lượng SD thì hình ảnh không đẹp và mượt mà như bây giờ. Kể từ khi BTV đầu tư các trang thiết bị hiện đại như xe truyền hình lưu động chất lượng HD, cùng với các Camera Ikegami HDS V10/E GFCAM Tapeless HD Camcorder và máy quay hiệu SONY HDC-3500 - 4K/HD thì chất lượng hình ảnh, âm thanh rất tốt. Hiện tại tất cả các chương trình truyền hình trực tiếp thể thao phát trên sóng BTV đều sản xuất bằng các thiết bị vừa nêu.

- Xử lý sự cố và phương án dự phòng:

Thực tế cho thấy, bên cạnh những ưu thế thì trong truyền hình trực tiếp thể thao cũng thường xảy ra những sự cố, nên công tác tổ chức sản xuất cũng như các biên tập, phóng viên, người dẫn chương trình, bình luận viên, kỹ thuật viên, đạo diễn.... phải linh hoạt xử lý nhanh sự cố, phải có những phương án dự phòng, vì nếu không sẽ ảnh hưởng tới chương trình, thậm chí có thể phá hỏng cả một chương trình. Công tác tổ chức sản xuất truyền hình trực tiếp thể thao không thể biết trước được các sự cố sẽ xảy ra ở thời điểm nào, trong

khâu nào của chương trình. Do đó, người thực hiện công tác tổ chức sản xuất phải luôn sẵn sàng, phải có phương án dự phòng để xử lý sao cho thật nhanh, kịp thời để chương trình được thông suốt, không bị gián đoạn sóng trực tiếp. Sự cố trong chương trình truyền hình thể thao trực tiếp có thể do lỗi chủ quan như: sự chuẩn bị chưa tốt, do những sai sót về kỹ thuật hoặc những sai sót trong quá trình thao tác, điều khiển máy móc…v.v Hay có thể do các nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng do thời tiết như mưa, gió lớn, bão hoặc những sự cố về thiết bị máy móc do tác động bên ngoài.

Trong thời gian tiến hành khảo sát từ 6/2019 đến tháng 6/2021, BTV thực hiện khá nhiều chương trình thể thao trực tiếp. Dù có hạn chế 1 số giải do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên BTV cũng đã tổ chức thành công các giải truyền thống của mình như Giải Bóng đá BTV Cup, Giải Đua xe đạp Biwase, Giải Việt dã chào năm mới, Giải Đua xe đạp BTV Cup, Giải Bida Quốc tế… Dù có kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất nhưng các chương trình thể thao trực tiếp vẫn có những sự cố xảy ra.

Ví dụ, tại giải bóng đá BTV cúp năm 2019, có 1 sự cố xãy ra là ở trong chương trình bình luận giữa trận đấu trận chung kết giữa U20 Việt Nam và U20 Bình Dương vào ngày 18.12.2019. Theo kế hoạch BLV Quang Tùng bình luận xong hiệp 1 (bình luận tại phòng báo chí kháng đài VIP) sẽ di chuyển tới phim trường được đặt ngay sân vận động (khán đài A1) để bình luận giữa hiệp với biên tập viên, Tú Hân. Tuy nhiên do lượng khán giải đến sân khá đông, nên bình luận viên Quang Tùng di chuyển khá khó khăn từ nơi bình luận trận đấu đến nơi bình luận giữa trận, dù 2 địa điểm này các nhau khoảng 20 mét. Sự cố di chuyển chậm của BLV Quang Tùng khiến cho

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w