Về nội dung tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thể thao trực tiếp phát trên sóng Đài PT-TH Bình Dương

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 55 - 64)

trực tiếp phát trên sóng Đài PT-TH Bình Dương

2.2.2.1. Tổ chức nội dung

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thể thao trực tiếp bao gồm tổ chức từ nội dung đến hình thức; từ thông tin đến nhân sự, phương tiện kỹ thuật, kinh phí để có thể sản xuất ra các chương trình thể thao mang thông tin trực tiếp đến khán giả thông qua sóng truyền hình.

Qua khảo sát cho thấy, việc TCSX nội dung chương trình truyền hình thể thao trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Bình Dương được thực hiện theo các bước sau:

• Xây dựng kế hoạch sản xuất nội dung

Việc xây dựng kế hoạch sản xuất nội dung thường dựa trên nhiều yếu tố như: mốc thời gian, địa điểm, nội dung từng thể loại các môn thể thao, hợp đồng với đối tác... Thường công tác xây dựng kế hoạch các giải thể thao của BTV được xây dựng từ đầu quí 4 hàng năm, và đến cuối quí 4 thì hoàn tất để thực hiện cho mùa giải năm sau. Ví dụ như trong quí 4 năm 2020, xây dựng kế hoạch các giải Việt dã, Xe đạp, Bóng đá, Bida... thì đến cuối quí 4 là hoàn tất việc xây dựng kế hoạch và trong năm 2021 chỉ tổ chức thực hiện.

Việc xây dựng kế hoạch các giải thể thao của BTV có rất nhiều bên tham gia, nhưng chủ lực là phòng Giải Trí (về công tác chuyên môn), kế đến là các

phòng ban như phòng Tổ chức hành chánh (về công tác hậu cần), phòng Quảng Cáo (về công tác quảng cáo, tài trợ), phòng Kỹ Thuật (về công tác kỹ thuật, truyền dẫn), phòng Tài Vụ (về kinh phí thực hiện. Dù có nhiều bộ phận tham gia xây dựng kế hoạch, nhưng PGĐ quản lý trực tiếp khối giải trí là Ông Nguyễn Thanh Quang giữ vai trò chỉ đạo trực tiếp và định hướng để xây dựng kế hoạch. Trưởng phòng Giải Trí: Ông Lý Văn Dũng là người tham mưu và chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể các giải đấu.

Việc xây dựng kế hoạch là công tác không thể thiếu trước khi thực hiện các chương trình thể thao trực tiếp phát trên sóng Đài PT-TH Bình Dương. Không chỉ các chương trình thể thao, mà tất cả các chương trình truyền hình khi TCSX đều phải có kế hoạch. Đây là khâu quan trọng và tiên quyết bởi nếu không có kế hoạch thì không thể tổ chức thực hiện vì không có kế hoạch thì lấy đâu ra kinh phí, lấy đâu ra nhân sự, lấy đâu ra thiết bị kỹ thuật... và nhất là không có kế hoạch thì nội dung thực hiện là gì. Nói tóm lại, nếu không có xây dựng kế hoạch thì sẽ không thể tổ chức thực hiện.

• Lên khung bố cục chương trình

Sau khi đã có kế hoạch về nội dung, bước tiếp theo Phòng chịu trách nhiệm nội dung, mà cụ thể là phòng Giải Trí sẽ thực hiện lên khung bố cục chương trình. Qua khảo sát các chương trình thể thao trực tiếp phát trên sóng Đài PT-TH Bình Dương từ tháng 6/2019 đến 6/2021 là khá đa dạng. Các khung bố cục gần như không có cái nào giống cái nào bởi có khá nhiều dạng thể thao từ bóng đá, việt dã cho đến xe đạp bida.... Ngay cả trong một thể loại như bóng đá thì khung bố cục chương trình cũng khác nhau. Vì cùng là thể loại bóng đá nhưng thời gian, địa điểm, khách mời, bình luận đều khác nhau, nên các khung về thời gian, địa điểm, khách mời cũng khác nhau. Vì vậy việc xây dựng khung bố cục cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù có khác nhau như thế nào thì theo Ông Lý Văn Dũng, Trưởng phòng Giải Trí, việc xây dựng khung bố cục cũng phải tuân thủ với việc trả lời đầy đủ, thuyết phục các câu hỏi:

(1) Why: mục đích tổ chức sự kiện là gì? (2) What: thông điệp của sự kiện là gì? (3) Who: đối tượng tham gia sự kiện là ai? (4) When: thời điểm diễn ra sự kiện khi nào?, (5) Where: địa điểm tổ chức sự kiện ở đâu?, (6) How: sự kiện sẽ tổ chức như thế nào?

Việc lên khung bố cục chương trình sẽ giúp có công tác triển khai kịch bản sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Và đặc biệt là tính logic của chương trình, theo ý đồ, tuần tự về không gian, thời gian của người xây dựng bố cục chương trình.

2.2.2.2. Tổ chức nhân sự

Về nhân lực thực hiện THTT thuộc hai khối: Kỹ thuật và nội dung. Nhân lực đủ để có thể đảm nhiệm và thực hiện chương trình THTT từ khâu kịch bản, đạo diễn, quay phim đến tổ chức chức sản xuất. Tùy theo tính chất, qui mô tầm quan trọng của từng sự kiện truyền hình trực tiếp mà bố trí nhân lực cho phù hợp. Êkíp sản xuất bao gồm: Đạo diễn, biên tập, quay phim, người tổ chức thực hiện, kỹ thuật viên. v.v...

Qua khảo sát nhân sự tham gia vào tổ chức sản xuất chương trình THTT của các chương trình thể thao trực tiếp trên sóng BTV từ tháng 6/2019 đến 6/2021, cho thấy hầu hết các chức danh tham gia thì mỗi người có một nhiệm

vụ, trách nhiệm và một công việc cụ thể. Số lượng cho một ê kíp trực tiếp khoảng từ 15- 40 người, tùy theo thể loại, môn thể thao thi đấu, địa điểm tổ chức. Cụ thể như trong chương trình THTT giải bóng đá BTV Cúp 2020 là 18 người tham gia thực hiện. Hay trong chương trình THTT giải đua xe đạp Biwase 2021, do tính chất phức tạp của công việc và phải trực tiếp theo diễn biến cuộc đua, nên có 35 người tham gia các khâu sản xuất truyền hình trực tiếp. Hay Chương trình trực tiếp Giải Việt Dã chào năm mới 2021, nhân sự tham gia quy trình sản xuất giải đấu này là 29 người.

Qua khảo sát 3 chương trình điển hình THTT thể thao trên sóng Đài PT- TH BD từ tháng 6/2019 đến 6/2021, tác giả nhận thấy, BTV rất quan tâm đến việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ở các bộ phận tham gia. Mỗi cá nhân trong ê kíp trực tiếp cùng phối hợp với nhau để thực hiện chương trình khá nhịp nhàng. Các vị trí trong chương trình thể thao trực tiếp đều có vai trò riêng như:

- Giám đốc sản xuất hay Chỉ đạo thực hiện: chức danh này đều do Giám đốc: Ông Lâm Phi Hùng đảm nhận và toàn quyền quyết định trong suốt chương trình THTT tất cả các chương trình thể thao phát trên sóng BTV.

- Chịu trách nhiệm nội dung: chức danh này thường phân công Phó Giám đốc đài: Ông Nguyễn Thanh Quang đảm nhận, có trách nhiệm duyệt toàn bộ nội dung truyền hình thể thao trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc.

- Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật: chức danh này thường giao cho phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Ông Thượng Văn Phúc, có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ khâu kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mặt kỹ thuật trong suốt chương trình THTT tất cả các chương trình thể thao trực tiếp trên sống của BTV

- Tổ chức thực hiện: chức danh này thường giao cho lãnh đạo phòng nội dung đảm trách và có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo đài về các khâu trong tổ chức như, phân công ê kip, và kết nối các bộ phận trong chương trình

THTT; Khâu này do Trưởng phòng Giải trí Ông Lý Văn Dũng sẽ chỉ đạo trực tiếp quá trình tổ chức thực hiện.

- Đạo diễn: chức danh này chịu trách nhiệm toàn bộ từ âm thanh, ánh sáng, thiết kế đến chỉ huy ghi hình tại nơi diễn ra chương trình THTT, thông thường thì các chương trình thể thao trực tiếp phân công cho Ông Huỳnh Trung Kiên đảm nhận.

Riêng chức danh Tổng đạo diễn các chương trình THTT thể thao, tùy theo quy mô chương trình THTT mà phân công chức danh; thường thì Đạo diễn Nguyễn Ngọc Dương và Đạo diễn Bạch Khê thay nhau chịu trách nhiệm ở tổng khống chế.

- Quay phim: bộ phận này chủ yếu là phóng viên quay phim chịu trách nhiệm ghi hình trong suốt chương trình truyền hình trực tiếp theo sự chỉ huy của đạo diễn. Bộ phận quay phim của BTV thuộc phòng chuyên môn và chủ yếu là Phòng Giải Trí, nếu thiếu nhân sự sẽ tăng cường thêm phóng viên quay phim ở Phòng Thời sự, Chuyên đề. Người chịu trách nhiệm phân công các phóng viên quay phim là đạo diễn xe truyền hình lưu động Ông Huỳnh Trung Kiên. Trong việc phân công quay phim các chương trình thể thao trực tiếp thì người chịu trách nhiệm phân công phải biết từng sở trường của từng phóng viên quay phim. Cụ thể như phóng viên quay phim, Nguyễn Thành Ân không thể phân quay 4G, vì phóng viên này không quen quay máy 4G, mà phải phân cho phóng viên quay phim Lâm Ngọc Thanh, hay phóng viên quay phim Phan Tấn Phum, vì 2 phóng viên quay phim này đã làm khá quen tay với máy quay 4G.... Do đó việc phân công đúng sở trường sẽ giúp cho các phóng viên quay phim phát huy hết năng lực, góp phần cho chương trình ngày càng hay hơn, hấp dẫn hơn.

- Kịch bản: chức danh này hiện nay giao cho các biên tập viên thực hiện. Chất lượng của kịch bản là 1 trong những cơ sở để đánh giá chương trình đó có chất lượng hay không? Thường kịch bản tất cả các chương trình tổ chức

sản xuất trực tiếp sẽ được Trưởng phòng Giải Trí Lý Văn Dũng duyệt. Tại BTV, do muốn cho tất cả các biên tập viên làm đều tay, nên lãnh đạo phòng Giải Trí phân công các biên tập viên xoay tua nhau viết kịch bản các giải đấu thể thao. Tuy nhiên cũng sẽ có 2 biên tập chính viết kịch bản là biên tập viên Nguyễn Ngọc Khánh và biên tập viên Nguyễn Tú Hân, bên cạnh đó còn có hai biên tập nữa là biên tập viên, Vũ Thị Hải và biên tập viên Phan Thị Mai Khanh cũng được phân công thực hiện khâu viết kịch bản.

Việc viết kịch bản các chương trình thể thao trực tiếp cũng tương tự như những kịch bản các chương trình không trực tiếp. Tuy nhiên có một điểm khác biệt rõ nét là có thêm nhiều phương án dự phòng, trong khi các chương trình không trực tiếp thì không có. Bởi khi phát sóng trực tiếp nếu có sự cố xãy ra thì phải có phương án dự phòng để khắc phục, nên đòi hỏi người viết kịch bản cũng phải dày dặn kinh nghiệm, tham gia nhiều chương trình trực tiếp mới có thể tiên lượng được các sự cố có thể xãy ra. Còn với các chương trình phát sóng không trực tiếp(ghi hình), nếu có sự cố thì có thể dừng để thực hiện lại hoặc có thể xử lý hậu kỳ trước khi mang đi duyệt phát sóng.

- Dẫn chương trình: thường dẫn các chương trình truyền hình trực tiếp thể thao do các phát thanh viên của BTV đảm nhận. Tuy nhiên không phải phát thanh viên nào cũng có thể dẫn được các chương trình thể thao, vì ngoài ngoại hình dễ nhìn, thì các phát thanh viên phải có kiến thức nền về môn thể thao mà mình đang tác nghiệp. Các phát thanh viên thường dẫn các chương trình thể thao trực tiếp có thể kể đến như MC Nguyễn Kim Linh, MC Việt Hà, MC Hoàng Thư, MC Hoài Nam... Các MC dẫn thể thao trực tiếp sẽ chịu sự điều phối của thư ký chương trình, theo lệnh chỉ đạo của PGĐ trực tiếp chuyên môn Ông Nguyễn Thanh Quang. Thường dẫn các chương trình thể thao trực tiếp thì sẽ có 1 MC nam và 1 MC nữ. Và việc bố trí MC nào tùy thuộc vào sự bố trí của phòng nội dung, cụ thể là Trưởng phòng Giải Trí Ông Lý Văn Dũng.

2.2.2.3. Tổ chức phương tiện kỹ thuật

Với truyền hình trực tiếp, nội dung thông tin gắn chặt với kỹ thuật chuyển tải thông tin. Nếu nội dung tốt nhưng hình thức thể hiện kém thì hiệu quả thấp. Hình thức của một chương trình truyền hình trực tiếp không thể thiếu hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, là những vấn đề chủ yếu do phương tiện kỹ thuật quyết định. Khi thực hiện truyền hình trực tiếp khối nội dung phối hợp với kỹ thuật sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng về phương tiện kỹ thuật như: xe truyền hình lưu động, máy quay phim, thiết bị truyền dẫn, bộ đàm liên lạc, hệ thống âm thanh, ánh sáng, đạo cụ... Nếu phương tiện nào còn thiếu có thể mượn các đơn vị phòng ban, hoặc thuê mướn bên ngoài sao cho đảm bảo các phương tiện để thực hiện truyền hình trực tiếp. Bộ phận truyền dẫn phát sóng thực hiện kết nối đường truyền tín hiệu từ nơi diễn ra sự kiện đến bộ phận truyền dẫn phát sóng, bảo đảm việc đưa tín hiệu hình ảnh, âm thanh đến khán giả tốt nhất.

Qua khảo sát các chương trình thể thao trực tiếp từ thàng 6/2019 đến 6/2021 tác giả thấy rằng: hiện tại BTV đang sử dụng 2 dòng máy quay chuyên dụng cho công tác truyền hình trực tiếp các giải thể thao là: máy quay hiệu Ikegami HDS V10/E GFCAM Tapeless HD Camcorder và máy quay hiệu SONY HDC-3500 - 4K/HD. Tất cả các trang thiết bị về kỹ thuật do phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý và người đứng đầu là Phó Giám đốc kỹ thuật, Ông Thượng Văn Phúc.

Số lượng máy quay và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho các chương trình thể thao trực tiếp đều do phòng chuyên môn yêu cầu, và tùy theo từng chương trình mà có số lượng máy quay và các trang thiết bị kỹ thuật khác nhau. Ký duyệt đề xuất số lượng trang thiết bị kỹ thuật là Phó Giám đốc kỹ thuật, Ông Thượng Văn Phúc, nhưng chịu trách nhiệm vận hành là tổ trưởng kỹ thuật, Bành Kim Hòa Phương. Ông Phương là kỹ thuật viên chịu trách nhiệm kỹ thuật của xe truyền hình lưu động tại hiện trường, cũng như điều

hành, phân phối và vận hành toàn bộ khâu kỹ thuật tại xe truyền hình lưu động. Trong khi đó, kỹ thuật truyền dẫn - phát sóng thì do Phó phòng kỹ thuật, Ông Nguyễn Thành Song chịu trách nhiệm.

Sơ đồ 2. 1. Hệ thống xe truyền hình lưu động về trung tâm phát sóng

Với những chương trình truyền hình trực tiếp tại hiện trường như giải Đua xe đạp, bóng đá hay giải Việt dã, công tác tổ chức kỹ thuật phải xây dựng kế hoạch khảo sát địa điểm tổ chức, sân bãi, các điều kiện và phương tiện để thực hiện ghi hình, phát sóng, vị trí đặt xe truyền hình lưu động, vị trí đặt máy quay phim, thiết kế sân khấu, chuẩn bị đạo cụ… Kỹ thuật gồm hai phần là khảo sát và kiểm tra toàn bộ thiết bị xe truyền hình lưu động, đường truyền nhằm sớm phát hiện những hạn chế để khắc phục.

Trong các chương trình khảo sát thì bóng đá là giải đấu có số lượng sử dụng các trang thiết bị ít nhất vì đây là chương trình TCSX tại một địa điểm ngoài hiện trường là sân bóng đá. Cụ thể, với 1 xe truyền hình lưu động, 6 camera; gồm 1 camera toàn cảnh, 1 camera trung cảnh, 2 camera cận và 2 camera bắt 2 bên khung thành. Trong khi đó, giải Việt dã là sử dụng nhiều

thiết bị nhất, khi có đến 3 xe truyền hình lưu động cho 4 điểm cầu. Các năm trước BTV mượn xe truyền hình lưu động của Đài PT-TH Bình Phước, nhưng ở mùa giải 2020 và 2021, các kỹ thuật viên của BTV đã nghiên cứu và ráp 1 xe truyền hình lưu động (gọi là xe màu lắp ráp), mỗi xe truyền hình lưu động có từ 3-4 camera. Ngoài ra còn có 2 máy quay 4G rời theo diễn biến cuộc đua. Dù sử dụng ít hay nhiều Camera, nhiều hay ít xe truyền hình lưu động thì tất cả đều phải được kết nối với phòng tổng khống chế. Tại đây, tổng đạo diễn Nguyễn Dương sẽ sử lý hình ảnh trước khi lên sóng.

Qua khảo sát các chương trình thể thao trực tiếp từ tháng 6/2019 đến 6/2021, tác giả thấy rằng các bộ phận kỹ thuật làm việc phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, các trang thiết bị kỹ thuật tương đối đáp ứng yêu cầu phát sóng trong thời điểm hiện tại.

2.2.2.4. Tổ chức về tài chính

Theo khảo sát, hầu hết các chương trình thể thao trực tiếp đều có kinh phí thực hiện thông qua các đơn vị tài trợ. Như chương trình Giải bóng đá Cúp truyền hình Bình Dương ở kỳ tổ chức năm 2019, đơn vị tài trợ chính là Công

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TRỰC TIẾP TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w