Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân cư tại quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 65 - 73)

3 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động ca qun Liên Chiu

Năm 2016 dân số trung bình toàn quận là 162.662 người, mật độ dân số là 2.169

người/km2.

Bng 3.1. Diện tích, dân sốcác phường trên địa bàn quận Liên Chiểu năm 2017

Vị trí Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật dộ dân số (người/km2) Toàn quận 74,52 158.558 2.218

Phường Hòa Minh 7,68 44.952 5.856

Phường Hòa Khánh Nam 10,34 30.329 2.934

Phường Hòa Khánh Bắc 10,55 48.547 4.603

Phường Hòa Hiệp Nam 7,62 18.581 2.438

Phường Hòa Hiệp Bắc 38,34 16.149 421

Nhìn chung, nếu tính theo mật độ dân số có hộ khẩu tại địa phương, đây không

phải là con số quá lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét theo mật độ dân số sống tại địa

phương, con số trên lớn hơn nhiều. Hệ thống các khu công nghiệp, trường học khác nhau tại địa phương đang đặt ra cho quá trình quản lý quy hoạch sử dụng đất cần có những xem xét, chú ý đặc thù. Đó chính là những công trình hay loại đất được sử dụng cho lực lượng dân số trên.

3.1.2.2. Chuyn dịch cơ cấu, phát trin các ngành kinh tế ca qun Liên Chiu

Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu giai đoạn 2014 - 2017 được trình bày qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.

Bng 3.2. Cơ cấu kinh tế quận Liên Chiểu giai đoạn 2014 - 2017 (ĐVT: %)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng 100 100 100 100

Nông, lâm, ngư nghiệp 84,20 82,96 80,90 77,87

Công nghiệp - Xây dựng 13,77 14,55 16,08 18,40

Thương mại - Dịch vụ 2,03 2,49 3,02 3,73

[Nguồn: 26,27,28,29]

Biu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu giai đoạn 2014-2017

Qua Bảng 3.2 và Biểu 3.1 cho thấy:

Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng cơ

cấu ngành công nghiệp - xây dựng và tăng cơ cấu ngành dịch vụ nhưng giảm cơ cấu

ngành thủy sản - nông - lâm nghiệp. Năm 2014 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm

trong GDP. Đến năm 2017 tỷ trọng các ngành trong GDP lần lượt là 18,40%, 3,73% và 77,87%.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên địa bàn quận có

chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

trong thời kỳ hội nhập. Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm tương đối qua các năm. Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với xu hướng phát

triển chung của của thành phố và của cả nước.

Trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh tỷ trọng lĩnh vực công

nghiệp, phát huy lợi thế kinh tế công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, chủ yếu của

các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, đã có nhiều chuyển biến trong đổi mới công nghệ, sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến; đối với

dịch vụ, cũng có sự dịch chuyển theo hướng tăng các hoạt động thương mại có chất lượng cao, nhưng còn chậm, hoạt động phân phối hàng hoá ngày càng đa dạng, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất, kèm theo những phương thức

dịch vụ văn minh, lành mạnh, nâng cao cả về chất lượng và số lượng.

Tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có chiều hướng giảm qua

từng năm chủ yếu là tỷ trọng nông ngiệp, cho thấy một phần lớn đất sản xuất nông

nghiệp đã bị thu hồi đất để chuyển sang các mục đích sử dụng khác theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu kinh tế khu vực Nhà nước có xu hướng giảm về tỷ trọng, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng lên. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh qua các năm.

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành, thành phần sở hữu

phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh những thành tựu đạt được còn một số vấn đề cần khắc phục đó là cơ

cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, lĩnh vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với

tiềm năng của một quận công nghiệp. Cơ cấu lao động chưa phù hợp, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp, số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định

chiếm tỉ lệ cao, đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn rất khó khăn. Cơ cấu kinh tế công

nghiệp tăng lên, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của quận.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo của UBND thành phố, sự

hỗ trợ của các sở, ban, ngành thành phố, cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

toàn quận đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được thành phố giao. Năm 1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ I xác định cơ cấu kinh tế của quận

trong những năm đến là: Công - Nông - Thương mại và Dịch vụ thì đến Đại hội đại

- Tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, Thương mại và Dịch vụ giữ vị trí quan

trọng, nông nghiệp giữ vị trí ổn định, theo cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Tiểu thủ công

nghiệp - Thương mại và Dịch vụ - Nông nghiệp.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thành phố, kinh tế quận Liên Chiểu đã có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước, bao gồm

nhiều thành phần sở hữu. Trong đó, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đầu tư nước ngoài đang được khuyến khích trong mọi lĩnh vực.

Giai đoạn 2014 - 2017, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu tăng trưởng khá, bình quân 12,74%/ năm.

Tuy chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận trong giai đoạn (2014 - 2015) là khá cao, bình quân

14,39%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp là 18,94%, dịch vụ là 4,13% và nông - lâm - thủy sản là 3,43%. GDP bình quân đầu người tăng từ 4,3 triệu đồng năm 2014 lên 6,62 triệu đồng năm 2015, tăng gấp 1,54 lần.

Giai đoạn 2016 - 2017, đây là giai đoạn kinh tế quận phát triển ổn định, với nhịp độ phát triển bình quân 11,61% năm. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 12.21%,

nông - lâm - thuỷ sản giảm 3.80% và dịch vụ tăng 22.24%. GDP bình quân đầu người năm 2015, tăng lên 9,36 triệu đồng gấp 1,45 lần so với năm 2014. Những thành quả đạt được của quận là nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu.

So sánh sự tăng trưởng kinh tế của quận Liên Chiểu trong sự tăng trưởng chung

của thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua bảng 3.3.

Bng 3.3. Một số chỉ tiêu của quận Liên Chiểu so với thành phốĐà Nẵng năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Quận

Liên Chiểu

TP Đà Nẵng Quận so với thành phố (%) - GDP Tỷ đồng 12.417,5 58.597 21,19 - Nông - Lâm - Thuỷ sản Tỷ đồng 43,5 2.570 0,17

- Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 10.288,0 50.248 20,47 - Dịch vụ Tỷ đồng 2.086,0 5.779 3,61

[Nguồn: 29]

Kinh tế của quận đang phát triển đúng hướng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao, phù hợp với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III. Các ngành kinh tế đều có giá trị đạt và vượt so với kế hoạch hàng năm. Kinh tế phát triển đã

đem lại sự phát triển dân sinh, đô thị và giải quyết việc làm. Thu nhập bình quân

đầu người tăng nhanh qua các năm. Tuy vậy, so với lợi thế và tiềm năng thì sự phát

triển này là chưa tương xứng và thiếu bền vững. Công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhưng sản phẩm không mới, chất lượng chưa cao. Ô nhiễm môi trường trên

địa bàn ngày càng trầm trọng.

Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận

Liên Chiểu là:

Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp từ Trung ương đến thành phố, đã tạo điều kiện cho Liên Chiểu có được những thành quả trên.

Việc cải thiện cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh, cơ sở hạ tầng,

nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư đúng mức.

Năng lực và trình độ sản xuất của một số ngành được tiếp tục nâng cao, các lĩnh

vực dịch vụ như đầu tư phát triển, thương mại, tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn

thông, giao thông vận tải v.v... trên đà phát triển và có nhiều chuyển biến thuận lợi để

tạo đà cho sự phát triển vào những năm sau.

Hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư đạt kết quả khá, công tác huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển được đảm bảo, đáp ứng chủ trương xây dựng thành phố văn

minh hiện đại.

Được sự ủng hộ và đồng thuận của cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế thể hiện qua các Chương trình “5 không”, Đề án “3 có”, Chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; vì mục tiêu phát triển nhanh, ổn định và bền vững kinh tế thành phố Đà Nẵng và của quận Liên Chiểu.

Mặt trận, các Đoàn thể chính trị, các tổ chức quần chúng xã hội đã có nhiều biện

pháp phát huy sức mạnh tổng hợp, các tầng lớp nhân dân trong quận tham gia các phong trào hành động cách mạng, tạo ra những biến đổi mang tính đột phá đưa quận

phát triển đi lên cùng với sự phát triển của thành phố.

Bên cạnh đó, cũng có những nhân tố tác động bất lợi đến sự phát triển KT - XH của quận như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực; thiên tai, bão lũ; giá cả leo thang,…

3.1.2.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhân tố phát triển kinh tế của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Công nghiệp của quận Liên Chiểu luôn có giá trị sản xuất tăng cao hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn vào quy mô kinh tế quận. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn quận chiếm trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành. Thời kỳ đổi mới, các cơ

sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất là khối dân doanh. Ngành công nghiệp

Chính vì vậy, trong giai đoạn 2014 - 2017 công nghiệp nhà nước do địa phương quản

lý giảm dần cả về quy mô và cơ cấu trong giá trị sản xuất.

Bng 3.4. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của quận Liên Chiểu (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2016 Năm 2017

Tăng trưởng bình quân (%) 2014- 2016 2016- 2017 2014- 2017 Tổng 239,20 3392,02 3956,91 58,91 17,09 27,26

1. Khu vực kinh tế trong nước 239,20 2279,49 2373,14 35,55 18,26 22,75 - Nhà nước 209,70 - - 36,38 - -

+ Trung ương quản lý 129,80 1637,49 715,95 26,87 25,56 25,92

+ Thành phố quản lý 79,80 - - 49,54 - -

- Kinh tế ngoài quốc doanh 29,50 642,00 1657,19 29,33 33,45 32,32 + Hợp tác xã 3,30 - 47,92 25,10 - -

+ Doanh nghiệp tư nhân 2,50 - 1579,02 51,82 - - + Cá thể 8,50 - 30,25 -3,88 - -

+ Hỗn hợp 15,10 - - 39,57 - -

2. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài - 1112,54 1583,77 - 14,98 -

[Nguồn: 29]

Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu

hướng giảm, giá trị sản xuất của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng qua các năm. Đây là do quá trình quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mạnh, làm cho đầu tư nước ngoài vào quận ngày càng lớn.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2017 tăng gấp 16,54 lần

so với năm 2014. Tốc độ tăng bình quân qua các năm là 27,26%, trong đó phần thuộc

quận quản lý tăng trưởng bình quân năm 32,32%, trung ương quản lý cũng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2014 - 2017 là 25,92%/năm và chiếm tỷ trọng

nghiệp do thành phố quản lý lại có mức độ tăng trưởng chậm trong cả thời kỳ. Một số

ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua là ngành sản xuất sản

phẩm từ kim loại, sản xuất bàn ghế, giường, tủ, sản xuất gỗ và lâm sản,…

Bng 3.5. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của các quận,

huyện của thành phốĐà Nẵng Quận, huyện Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng bình quân (%) Tổng số (94) 1046,81 1216,62 1424,60 1534,89 14,49 Hải Châu 274,53 320,12 346,81 365,10 9,17 Thanh Khê 338,44 368,76 415,63 400,21 7,45 Sơn Trà 85,93 88,89 104,26 142,88 17,10 Ngũ Hành Sơn 86,59 103,03 105,01 106,64 9,86

Liên Chiểu 175,79 210,12 288,51 342,35 29,39

Cẩm Lệ - - 35,50 102,50 -

Hoà Vang 85,53 125,70 128,89 75,23 3,78

[Nguồn: 26,27,28,29]

So sánh với các quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Liên Chiểu trong giai đoạn 2014 - 2017 là cao nhất (đạt 29,39%/năm) và tăng đều qua các năm. Chứng tỏ

quận trên đà phát triển nhanh và ổn định trong thời gian gần đây. Đó là nhờ quận Liên Chiểu có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà

đầu tư về thuê đất, cải cách thủ tục hành chính

Giá trị sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu, hầu hết các ngành công nghiệp đều có tốc độ tăng giá trị sản xuất khá cao (trên 16%/năm), chỉ có một vài ngành là giảm nhưng không đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này chứng tỏ quá

trình sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu đang trên đà tăng tốc. Trong đó, ngành có giá trị sản xuất lớn là ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, sản

xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giường - tủ - bàn ghế, sản xuất sản phẩm đồ uống,

sản xuất kim loại,…Tuy vậy, cần phải tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên

địa bàn quận một cách mạnh mẽ hơn nữa cho tương xứng với tiềm năng kinh tế của

Bng 3.6. Sốcơ sở sản xuất công nghiệp dân doanh và lao động của quận Liên Chiểu Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng bình quân năm (%)

1. Theo loại hình kinh tế Cơ sở 264 336 400 - + Hợp tác xã Cơ sở 6 10 7 -

+ Doanh nghiệp tư nhân Cơ sở 4 17 18 -

+ Cá thể Cơ sở 251 291 318 - + Hỗn hợp Cơ sở 3 18 57 -

2. Vốn đầu tư Tỷđồng 30 117,4 615,7 39,90

+ Hợp tác xã Tỷđồng 3,4 16,2 16 18,78 + Doanh nghiệp tư nhân Tỷđồng 3,5 53,5 57,9 36,58

+ Cá thể Tỷđồng 7,5 8,7 11,2 4,56 + Hỗn hợp Tỷđồng 15,6 39 530,6 47,97

3. Số lượng lao động Người 1.058 2.888 3.693 -

+ Kinh tế dân doanh Người 1.058 2.888 3.693 -

[Nguồn: 27,28,29]

Số lượng cơ sở sản xuất và số lao động, số lượng các cơ sở sản xuất dân doanh

do quận quản lý qua các năm tăng lên, nhất là khu vực kinh tế hỗn hợp, cá thể. Năm 2017, có 400 cơ sở tăng 136 cơ sở so với năm 2015. Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất

dân doanh cũng tăng lên, trung bình mỗi năm tăng 39,9%. Nguồn vốn tăng mạnh nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân cư tại quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 65 - 73)