ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân cư tại quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 62)

3 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU

3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng có tọa

độ 108012’ kinh độĐông, 16015’ vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc giáp Hải Vân Sơn

- Phía Tây giáp huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ

- Phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng - Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê

Quận Liên Chiểu có tổng diện tích là 79,13 km2, có 5 phường, gồm: Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc.

Quận Liên Chiểu là cửa ngõ chính ra vào của thành phố, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, có

đường sắt và quốc lộ 1A ngang qua, trải dài theo bờ biển tạo ra ưu thế về địa lý

kinh tế so với các quận, huyện khác, đây là điều kiện quan trọng để Liên Chiểu khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình ởđây tương đối phức tạp và đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi. Có thểphân chia thành hai vùng: vùng đồi núi ở phía Bắc có độ dốc khá lớn (trên 400), là

nơi tập trung rừng đặc dụng, gồm Hoà Hiệp 1, Đà Sơn, Khánh Sơn và vùng đồng bằng ven biển gồm Xuân Thiều, Nam Ô, Chơn Tâm, Trung Nghĩa, là vùng thấp chịu ảnh

hưởng của biển bị nhiễm mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sựvà các khu dân cư đông đúc.

Hình 3.1.Sơ đồ ranh giới hành chính quận Liên Chiểu

3.1.1.3. Đặc điểm thi tiết

Khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với các

đặc trưng như nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng và mưa ẩm phong phú. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng I đến tháng VIII và mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII. Thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông xảy ra vào giữa và cuối mùa nhưng không đậm và không kéo dài bằng một vài năm lạnh đặc biệt trong thời kỳtrước đây. Ngược lại mùa khô lại nóng hơn. Số giờ nắng bình quân hàng năm

1.940 giờ.

Nhiệt độkhông khí có xu hướng tăng rõ rệt so với nhiều năm trước đây. Nhiệt

độ trung bình năm là 260C, nhiệt độ cao nhất trung bình các tháng trong năm từ 25 - 350C, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 23,50C.

Độẩm tương đối của không khí trung bình 82%; lượng mưa trung bình là 2066

mm. Mùa mưa và thời kỳđầu mùa khô là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc tràn về thường làm cho nhiệt độ trung bình ngày giảm từ2 đến 50C. Nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 210C.

Từ giữa mùa khô thường có hoạt động của gió mùa Tây Nam làm cho thời tiết

Đà Nẵng khô hanh, nhiệt độ cao nhất trong ngày trên 350C, độ ẩm không khí xuống

dưới 55%, nước bốc hơi nhiều, độ mặn thường xâm nhập sâu vào hạlưu các sông.

Trong suốt 12 tháng đều có khảnăng có bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và đều có khảnăng ảnh hưởng đến thời tiết quận Liên Chiểu. Bên cạnh

đó còn xuất hiện các đợt mưa to đến rất to kéo dài trong vài ba ngày, trên diện rộng

thường dẫn đến lũ lụt.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ca qun Liên Chiu

a. Tài nguyên nước

Về nước mặt: Sông Cu Đê dài 38 km, nằm ở phía Bắc của thành phố, bắt nguồn

từ dãy Bạch Mã, là hợp lưu của 2 con sông, sông Bắc dài 23 km và sông Nam dài 47 km, tổng diện tích lưu vực 426 km2, tổng lượng nước bình quân hàng năm vào khoản

0,5 tỷ m3. Hạ lưu sông Cu Đê thường xuyên bị nhiễm mặn trong mùa khô (với gần 1/2

chiều dài sông bị nhiễm mặn). Trong mùa lũ, mực nước sông Cu Đê cao hơn mực nước trung bình hằng năm. Dòng sông này là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho

sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân quận Liên Chiểu. Đồng thời, sông Cu Đê mang phù sa tạo những cánh đồng lúa phì nhiêu, những làng quê êm ả ven sông.

Bên cạnh đó, có những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, phụ trợ cho các khu du lịch

biển và du lịch núi của quận Liên Chiểu.

Về nước ngầm: Theo tài liệu đánh giá nước ngầm mới nhất của Đoàn địa chất 501, nước ngầm khu vực quận Liên Chiểu thuộc tầng chứa nước trầm tích bở rời Holocen-Peistocen và tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Avương. Phần lớn, nước ở các

tầng chứa nước thuộc hệĐệ Tứở các vùng hạlưu sông Cu Đê bị nhiễm phèn, mặn do có nguồn gốc là các trầm tích sông biển. Tầng chứa nước ngầm trên khu vực Khu công nghiệp cũng bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp.

b. Tài nguyên đất

Quận Liên Chiểu có tổng diện tích đất tự nhiên là 7912,7 ha. Trong những năm

qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố, kể từ khi Đà Nẵng trở thành đô thị

loại 1 cấp quốc gia, việc phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thịđã làm thay đổi toàn bộcơ cấu các loại đất, tình hình đất đai luôn biến động.

c. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của quận Liên Chiểu là 3.978,30 ha chiếm 47,88% diện tích tự

nhiên của quận, trong đó:

Rừng đặc dụng (3.358,63 ha): Khu nam Hải Vân không chỉcó tính đa dạng sinh học vềđộng thực vật rừng mà còn có tác dụng che chắn, giảm thiểu tác động của gió bão hàng năm và góp phần điều tiết mức độ ô nhiễm của dòng sông Cu Đê. Khu nam

Hải Vân tiếp giáp núi Bạch Mã và Bà Nà - Núi Chúa cùng tạo ra một hành lang đủ lớn

để bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã đã có nguy cơ diệt chủng. Khu này có diện tích tự nhiên 10.850 ha, hiện diện 501 loài thực vật bậc cao thuộc 251 chi, 124 họ, 205 loài chim thú thuộc 60 họ, 23 bộ, trong đó, có 27 loài chim, thú.

Rừng phòng hộ (25,58 ha): Các khu rừng mang tính chất phòng hộđầu nguồn

sông Cu Đê với diện tích 12.3 ha có chức năng điều hòa nguồn nước, duy trì khảnăng

sinh thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và bảo vệmôi trường.

Rừng sản xuất (594,09 ha): Đây là những khu rừng thuộc Lâm trường Sông Nam, diện tích đất rừng đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tiến hành trồng rừng sản xuất hoặc hạt kiểm lâm quản lý, bảo vệ. Hiện nay, diện tích rừng sản xuất có xu hướng giảm.

Đất lâm nghiệp hầu hết là đất rừng phòng hộ - rừng đặc dụng Hải Vân. Rừng kinh tế chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa được khai thác có hiệu quả.

d. Tài nguyên biển

Với bờ biển dài khoảng 26 km từchân đèo Hải Vân đến đến cầu Phú Lộc, Liên Chiểu là nơi tập trung khá phong phú các loài động vật biển như:

- San hô: Phân bốphía Nam chân đèo Hải Vân nhờ có nền đáy là đá thích hợp

cho san hô bám, có nước trong và có độ muối cao, ổn định tạo điều kiện cho san hô phát triển.

- Cá, mực, tôm, ghẹ: Tập trung với trữlượng phong phú

Ngoài ra, vùng biển Liên Chiểu với các vịnh, vùng, cửa sông đã tạo nên diện tích tiềm năng về nuôi trồng thủy sản.

e. Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá

Với vịtrí địa lý thuận lợi, quận Liên Chiểu có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, trải dài từ những vùng đồi núi, làng mạc, sông ngòi cho đến các bãi biển hấp dẫn. Đặc biệt, ngay tại cửa ngõ phía Bắc thành phố, Liên Chiểu có một danh thắng, một di tích lịch sử, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên rừng Hải Vân và

đèo Hải Vân. Tiềm năng về du lịch của Hải Vân có thể khai thác phát triển dịch vụ. Bên cạnh đó, Liên Chiểu còn có các bãi tắm đẹp như Nam Ô, Xuân Thiều...là nơi lý

tưởng để nghỉngơi, thư giãn.

Ngoài ra, Liên Chiểu còn có làng nghề nước mắm Nam Ô. Hiện nay, đang có

chủ trương khôi phục lại làng nghề này tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Liên Chiểu nói riêng và thành phố nói chung.

Quận có vị trí cách 3 di sản văn hóa thế giới với bán kính dưới 100 km, là khu vực hẫp dẫn khách du lịch nội địa và quốc tế.

g. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn quận có các mỏ cát trắng Hoà Khánh, Nam Ô, Thanh Vinh với trữ lượng khoảng 25 triệu tấn, chất lượng tốt để sản xuất thủy tinh cao cấp và xuất khẩu. Dọc núi Phước Lý còn có các mỏđá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác như: Đồng (Thuỷ Tú), Than bùn (bàu Sấu, bàu Tràm ) với trữlượng nhỏ, Cuội sỏi (Hoà Khánh trên các gò cao 4-7m), Sét gạch ngói (Hoà Minh), Cát xây dựng (sông Cu Đê).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động ca qun Liên Chiu

Năm 2016 dân số trung bình toàn quận là 162.662 người, mật độ dân số là 2.169

người/km2.

Bng 3.1. Diện tích, dân sốcác phường trên địa bàn quận Liên Chiểu năm 2017

Vị trí Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật dộ dân số (người/km2) Toàn quận 74,52 158.558 2.218

Phường Hòa Minh 7,68 44.952 5.856

Phường Hòa Khánh Nam 10,34 30.329 2.934

Phường Hòa Khánh Bắc 10,55 48.547 4.603

Phường Hòa Hiệp Nam 7,62 18.581 2.438

Phường Hòa Hiệp Bắc 38,34 16.149 421

Nhìn chung, nếu tính theo mật độ dân số có hộ khẩu tại địa phương, đây không

phải là con số quá lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét theo mật độ dân số sống tại địa

phương, con số trên lớn hơn nhiều. Hệ thống các khu công nghiệp, trường học khác nhau tại địa phương đang đặt ra cho quá trình quản lý quy hoạch sử dụng đất cần có những xem xét, chú ý đặc thù. Đó chính là những công trình hay loại đất được sử dụng cho lực lượng dân số trên.

3.1.2.2. Chuyn dịch cơ cấu, phát trin các ngành kinh tế ca qun Liên Chiu

Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu giai đoạn 2014 - 2017 được trình bày qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.

Bng 3.2. Cơ cấu kinh tế quận Liên Chiểu giai đoạn 2014 - 2017 (ĐVT: %)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng 100 100 100 100

Nông, lâm, ngư nghiệp 84,20 82,96 80,90 77,87

Công nghiệp - Xây dựng 13,77 14,55 16,08 18,40

Thương mại - Dịch vụ 2,03 2,49 3,02 3,73

[Nguồn: 26,27,28,29]

Biu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu giai đoạn 2014-2017

Qua Bảng 3.2 và Biểu 3.1 cho thấy:

Cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng cơ

cấu ngành công nghiệp - xây dựng và tăng cơ cấu ngành dịch vụ nhưng giảm cơ cấu

ngành thủy sản - nông - lâm nghiệp. Năm 2014 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm

trong GDP. Đến năm 2017 tỷ trọng các ngành trong GDP lần lượt là 18,40%, 3,73% và 77,87%.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên địa bàn quận có

chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

trong thời kỳ hội nhập. Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm tương đối qua các năm. Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với xu hướng phát

triển chung của của thành phố và của cả nước.

Trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh tỷ trọng lĩnh vực công

nghiệp, phát huy lợi thế kinh tế công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, chủ yếu của

các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, đã có nhiều chuyển biến trong đổi mới công nghệ, sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến; đối với

dịch vụ, cũng có sự dịch chuyển theo hướng tăng các hoạt động thương mại có chất lượng cao, nhưng còn chậm, hoạt động phân phối hàng hoá ngày càng đa dạng, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất, kèm theo những phương thức

dịch vụ văn minh, lành mạnh, nâng cao cả về chất lượng và số lượng.

Tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có chiều hướng giảm qua

từng năm chủ yếu là tỷ trọng nông ngiệp, cho thấy một phần lớn đất sản xuất nông

nghiệp đã bị thu hồi đất để chuyển sang các mục đích sử dụng khác theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu kinh tế khu vực Nhà nước có xu hướng giảm về tỷ trọng, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng lên. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh qua các năm.

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành, thành phần sở hữu

phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh những thành tựu đạt được còn một số vấn đề cần khắc phục đó là cơ

cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, lĩnh vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với

tiềm năng của một quận công nghiệp. Cơ cấu lao động chưa phù hợp, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp, số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định

chiếm tỉ lệ cao, đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn rất khó khăn. Cơ cấu kinh tế công

nghiệp tăng lên, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của quận.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo của UBND thành phố, sự

hỗ trợ của các sở, ban, ngành thành phố, cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

toàn quận đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được thành phố giao. Năm 1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ I xác định cơ cấu kinh tế của quận

trong những năm đến là: Công - Nông - Thương mại và Dịch vụ thì đến Đại hội đại

- Tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, Thương mại và Dịch vụ giữ vị trí quan

trọng, nông nghiệp giữ vị trí ổn định, theo cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Tiểu thủ công

nghiệp - Thương mại và Dịch vụ - Nông nghiệp.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thành phố, kinh tế quận Liên Chiểu đã có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước, bao gồm

nhiều thành phần sở hữu. Trong đó, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đầu tư nước ngoài đang được khuyến khích trong mọi lĩnh vực.

Giai đoạn 2014 - 2017, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu tăng trưởng khá, bình quân 12,74%/ năm.

Tuy chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận trong giai đoạn (2014 - 2015) là khá cao, bình quân

14,39%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp là 18,94%, dịch vụ là 4,13% và nông - lâm - thủy sản là 3,43%. GDP bình quân đầu người tăng từ 4,3 triệu đồng năm 2014 lên 6,62 triệu đồng năm 2015, tăng gấp 1,54 lần.

Giai đoạn 2016 - 2017, đây là giai đoạn kinh tế quận phát triển ổn định, với nhịp độ phát triển bình quân 11,61% năm. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 12.21%,

nông - lâm - thuỷ sản giảm 3.80% và dịch vụ tăng 22.24%. GDP bình quân đầu người năm 2015, tăng lên 9,36 triệu đồng gấp 1,45 lần so với năm 2014. Những thành quả đạt được của quận là nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân cư tại quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 62)