3 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.1.3. Dự án đầu tư và vai trò của dự án đầu tư trong phát triển kinh tế xã hội
1.1.3.1. Khái niệm dựán đầu tư
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có nhiều khái niệm về
Dự án - Dự án Đầu tư - Dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, các khái niệm
trên có thể diễn đạt như sau [5]:
- Dự án: là việc đề xuất hệ thống những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu hoặc
một công việc nào đó với những điều kiện ràng buộc về thời gian, về chất lượng và chi phí trong giới hạn cho phép hoặc tối ưu trong điều kiện có thể.
Ví dụ: các dự án phòng chống dịch bệnh trong lĩnh vực y tế; dự án tin học phục
vụ cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước,…
- Dự án đầu tư: được hiểu là một tập hợp đề xuất cho việc bỏ vốn nhằm đạt được những lợi ích kinh tế hoặc xã hội đã đề ra trong giới hạn về thời gian hoặc nguồn
lực đã được xác định.
Ví dụ: như dự án vận chuyển hành khách trong đô thị bằng phương tiện xe buýt,
dự án mua sắm máy bay vận tải hành khách bằngđường không. `
- Dự án đầu tư xây dựng công trình: là những dự án đầu tư cho việc xây dựng,
mua sắm thiết bị công nghệ, đào tạo công nhân vận hành nhằm tạo ra các sản phẩm vật
chất hoặc dịch vụ cho xã hội; hoặc là các dự án đầu tư xây dựng công trình tạo ra các hệ thống cơ sở vật chất cho xã hội như cầu, cống, đường bộ, đường sắt; cảng sông,
cảng biển, đê, đập, hồ chứa nước, kênh mương tưới tiêu,… Như vậy, dự án đầu tư xây
dựng công trình được hiểu là những dự án trong đó có các công trình như nhà xưởng,
thiết bị,… gắn liền với đất được xây dựng trên một địa điểm cụ thể (nhằm phân biệt
với các dự án đầu tư không có xây dựng công trình hoặc chỉ có thiết bị không gắn liền
với đất như dự án mua sắm ô tô, máy bay, tàu thủy,… như đã đề cập ở phần dự án đầu tư (không có xây dựng, lắp đặt thiết bị,… ).
1.1.3.2. Phân loại dựán đầu tư
Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân
loại như sau [5]:
a) Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét,
quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C
theo quy định như sau:
TT Loại dựán đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu
Trung ương
I Dự án quan trọng Quốc gia Theo Nghị quyết
của Quốc hội
II Nhóm A
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ
an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa
chính trị - xã hội quan trọng.
Không kể
mức vốn
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp.
Không kể
TT Loại dựán đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu
Trung ương
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng,
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Trên 600 tỷđồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học,
hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Trên 400 tỷđồng
5
Các dựán đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản.
Trên 300 tỷđồng
6
Các dựán đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Trên 200 tỷđồng
III Nhóm B
1
Các dựán đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Từ30 đến 600 tỷđồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học,
hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Từ20 đến 400 tỷđồng
3
Các dựán đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản.
Từ15 đến 300 tỷđồng
TT Loại dựán đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu
Trung ương
4
Các dựán đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Từ7 đến 200 tỷđồng
IV Nhóm C
1
Các dựán đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các
trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.
Dưới 30 tỷđồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học,
hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Dưới 20 tỷđồng
3
Các dựán đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản.
Dưới 15 tỷđồng
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn.
1.1.3.3. Vai trò của dựán đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội
* Đối với chủ đầu tư:
- Dự án đầu tư là một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định có nên tiến hành đầu tư dự án hay không.
- Phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và
ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra
quá trình thực hiện dự án.
- Căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịp thời những tồn
tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình.
- Căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng như để giải quyết
các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án.
* Đối với nhà tài trợ (các ngân hàng thương mại):
- Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét tính khả thi của
dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ.
* Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
- Dự án đầu tư là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp
giấy phép đầu tư.
- Căn cứ pháp lý để toà án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này.
* Yêu cầu đối với dự án đầu tư
- Tính khoa học: Được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau:
+ Về số liệu thông tin: Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phải đảm
bảo trung thực, chính xác, tức là phải chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của
những thông tin và những số liệu đã thu thập được (do các cơ quan có trách nhiệm
cung cấp, nghiên cứu tìm hiểu thực tế,...).
+ Về phương pháp lý giải: Các nội dung của dự án không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà chúng luôn nằm trong một thể thống nhất, đồng bộ. Vì vậy, quá trình phân tích, lý giải các nội dung đã nêu trong dự án phải đảm bảo logic và chặt chẽ.
+ Về phương pháp tính toán: Khối lượng tính toán trong một dự án thường rất
lớn. Do đó, khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản và chính xác.
Đối với các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thước, tỷ lệ.
+ Về hình thức trình bày: Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung, nên khi trình bày phải đảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đẹp.
- Tính pháp lý: Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính
sách và luật pháp của Nhà nước. Điều này đòi hỏi người soạn thảo dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản luật pháp có liên quan đến
- Tính thực tiễn: Tính thực tiễn của dự án đầu tư thể hiện ở khả năng ứng dụng
và triển khai trong thực tế. Các nội dung, khía cạnh phân tích của dự án đầu tư không
thể chung chung mà dựa trên những căn cứ thực tế, phải được xây dựng trong điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể về mặt bằng, thị trường, vốn,...
- Tính thống nhất: Lập và thực hiện dự án đầu tư là cả một quá trình gian nan, phức tạp. Đó không phải là công việc độc lập của chủ đầu tư mà nó liên quan đến nhiều bên như cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, các nhà tài trợ,...
- Tính phỏng định: Những nội dung, tính toán về quy mô sản xuất, chi phí, giá
cả, doanh thu, lợi nhuận,... trong dự án chỉ có tính chất dự trù, dự báo. Thực tế thường
xảy ra không hoàn toàn đúng như dự báo. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, thực tế
xảy ra lại khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án.