Mấy đặc điểm thể hiện bản chất của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh thông qua sự hình thành

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 37 - 51)

nước Hồ Chí Minh thông qua sự hình thành

* Đặc điểm thứ nhất: Sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa Mác - Lênin đã đối lập với chủ nghĩa quốc gia cải lương và chủ nghĩa yêu nước vị kỷ, sô vanh.

Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh là nhà yêu nước Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đã kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Trong sự kết hợp ấy, chủ nghĩa Mác - Lênin được Hồ Chí Minh bổ sung cách nhìn từ phía một dân tộc thuộc địa phương Đông bị áp bức, bóc lột, còn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống đã vươn lên ngang tầm thời đại dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và trên lập trường giai cấp vô sản.

Chủ nghĩa Mác - Lênin lấy mục tiêu giải phóng giai cấp, tiến lên giải phóng con người làm điểm trung tâm, làm động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh lại đặt vấn đề giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, tiến lên giải phóng con người. Đó là

nguồn lực của cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngay từ khi mới thành lập, trong cương lĩnh chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập đã xác định rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn chiến lược. Trước tiên làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chống đế quốc, chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, từng bước thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân, đem lại ruộng đất cho nông dân. Tiếp sau đó là đi lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đây được xem là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cách mạng Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng Việt Nam, cả trong hiện tại và tương lai. Giá trị của tư tưởng này không chỉ đối với cách mạng Việt Nam mà còn đối với cách mạng giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh có sự kết hợp nhuần nhuyễn lập trường dân tộc với lập trường giai cấp vô sản trong bản chất và tổng thể, nhưng trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc thì đặt lợi ích dân tộc, nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết và trước hết.

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh thủy chung thống nhất với chủ nghĩa quốc tế vô sản, lý luận và thực tiễn luôn ăn khớp với nhau

giữ vững lợi ích của dân tộc và luôn luôn tôn trọng lợi ích của các dân tộc khác.

Như chúng ta đã biết chủ nghĩa yêu nước truyền thống được hình thành và phát triển từ lịch sử xa xưa đến hết thời kỳ phong kiến nhưng chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong thời hiện đại. Do vậy, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đề cập và giải quyết nhiều vấn đề có ý nghĩa sống còn của dân tộc ở giai đoạn mới mà chủ nghĩa yêu nước truyền thống chưa từng biết đến, như vấn đề đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế,... hoặc có biết đến thì cũng hoàn toàn bất lực không giải quyết nổi.

Chủ nghĩa yêu nước truyền thống gắn liền với những hệ tư tưởng cũ và bị chi phối bởi nhiều học thuyết đã lỗi thời. Nhưng chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh gắn liền với hệ tư tưởng vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của mình. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống vốn bao hàm sâu đậm quan điểm thân dân đã nhận thức được tầm quan trọng của vai trò con người và lực lượng nhân dân trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, đã thực hiện được chính sách thân dân cố kết lòng người....Nhưng điều chắc chắn là chủ nghĩa yêu nước ấy và những nhà tư tưởng của nó đã không đạt đến tư tưởng nâng con người và nhân dân lên địa vị chủ nhân của đất nước, không đạt được tư tưởng tất cả vì tự do hạnh phúc của nhân dân, càng không có tư tưởng thay đổi về chế độ xã hội.

Trong chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân Việt Nam được khẳng định giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Con đường phát triển của cách mạng Việt Nam do giai cấp công nhân lãnh đạo tất yếu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Và dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ dân tộc của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống đã vươn lên giác ngộ giai cấp vô sản, đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất với đấu tranh giải phóng giai cấp. Cuộc đấu tranh đó tất yếu đưa đến độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Từ giác ngộ dân tộc tiến lên giác ngộ giai câp vô sản là bước nhảy vọt cơ bản trong tư duy lý luận Hồ Chí Minh. Người hiểu sâu hơn vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời càng sâu sắc hơn trong giác ngộ dân tộc để kiên trì lý tưởng phục vụ lợi ích giai cấp công nhân và dân tộc. Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng, là trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, thì mỗi người đều phải theo lập trường một giai cấp nhất định, người cách mạng phải đứng về phía giai cấp công nhân. Người luôn phê phán thái độ "đứng ngoài giai cấp", "siêu giai cấp", phê phán thái độ mơ hồ, không xác định rõ ràng, dứt khoát quan điểm giai cấp. Theo Người, chỉ có đứng hẳn về phe lao động, phe công nông, phe tương lai, phe tiến bộ thì mới vững chắc được.

Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta là một phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng nhân dân đông đảo, chủ

yếu là của công nhân và nông dân đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến. Trong cuộc đấu tranh rộng lớn và vô cùng phong phú đó, những mục tiêu và lợi ích dân tộc và giai cấp, kinh tế và chính trị, trước mắt và lâu dài của phong trào gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ.

Cũng giống như giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những lợi ích giai cấp riêng của mình, cả những lợi ích trước mắt hàng ngày lẫn những lợi ích cơ bản lâu dài. Nhưng giai cấp công nhân lại là một bộ phận của dân tộc và là bộ phận năng động nhất, có hệ tư tưởng cách mạng và khoa học. Thông qua chính đảng của mình, giai cấp công nhân phải giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc khỏi áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc là vấn đề cơ bản hàng đầu, định ra cương lĩnh cứu nước và đi đầu trong phong trào của nhân dân thực hiện cương lĩnh đó. Theo Hồ Chí Minh đứng hẳn về giai cấp công nhân có nghĩa là: 1) Phải giữ vững hệ tư tưởng vô sản với nội dung cách mạng và sáng tạo. 2) Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, với đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản, và đảm bảo lợi ích thống nhất của giai cấp công nhân và của dân tộc. 3) Phải sáng tạo khoa học trong việc vận dụng những nguyên tắc cách mạng vào việc phân tích tình hình, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể từng nơi, từng lúc mà đề ra được đường lối chiến lược và những sách lược phù hợp.

Rõ ràng vấn đề dân tộc gắn liền với giai cấp là xây dựng giai cấp công nhân thành một giai cấp dân tộc và làm cho giác ngộ dân

tộc sâu sắc hơn, khoa học hơn. Điều đó giúp cho việc phân biệt rõ, đúng vị trí và vai trò của từng thành viên xã hội trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tóm lại, ý thức yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với hệ tư tưởng vô sản, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin qua trí tuệ sáng tạo của Hồ Chí Minh, của Đảng và của cả dân tộc là đặc điểm xuyên suốt của chủ nghĩa yêu nước kiểu mới. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin thực sự là một đặc điểm lớn của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.

* Đặc điểm thứ hai: Thống nhất độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một chân lý lớn của thời đại, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, không phải chỉ với Việt Nam mà còn có ý nghĩa chung đối với tất cả các dân tộc đang đấu tranh giải phóng và tìm tòi con đường phát triển cho đất nước mình sau khi giành được độc lập dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau, yếu tố này sẽ nhân lên sức mạnh của yếu tố kia và ngược lại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội còn bao hàm cả nội dung về sự thống nhất lợi ích của Tổ quốc với lợi ích của nhân dân. Nước đã độc lập thì nhân dân sẽ thoát khỏi kiếp nô lệ và có hạnh phúc, tự do. Với Người đấu

tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng là đấu tranh vì tự do, hạnh phúc của nhân. Bởi vì, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo mang được tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự cho nhân dân và mang lại lợi ích cho Tổ quốc cũng là mang lại lợi ích cho nhân dân. Do vậy, mục tiêu duy nhất đúng đắn là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Để đi đến mục tiêu ấy, cách mạng Việt Nam cần phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Con đường nối tiếp từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa và tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Người chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội "Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [43, tr.271], và "Những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ" [43, tr.591].

Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc là yêu cầu nóng bỏng của mọi người dân mất nước. Sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc làm quần chúng nhân dân căm phẫn đến tột độ. Nhân dân ta, thế hệ nối tiếp thế hệ, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. ở Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mang tinh thần triệt để cách mạng đã thể hiện quyết tâm sắt đá trong việc đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi" [45, tr.407]. Quét sạch kẻ thù xâm lược để giành lại độc lập cho Tổ quốc nhưng

không phải chỉ có vậy, điều quan trọng hơn là đưa lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Khí phách của ý thức độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh đã kế thừa được những tinh hoa truyền thống của dân tộc, lại được bổ sung và nâng cao bằng giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vươn lên ngang tầm thời đại. Hồ Chí Minh xác định khi thời cơ đến thì dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập. Người khẳng định: "Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" [37, tr.480]. Đó là sự khẳng định ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta, đồng thời cũng là sự khẳng định chân lý lớn của thời đại.

Cứu nước là cách mạng, nhưng không thể là cuộc cách mạng nào khác ngoài cách mạng vô sản. Chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản thì Tổ quốc mới có độc lập, thống nhất hoàn toàn và dân tộc mới được giải phóng và có tự do, hạnh phúc thật sự trong thời hiện đại. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới" [45, tr.474]. Mệnh đề cô đúc này đã thể hiện trí tuệ và niềm tin của Người vào con đường cách mạng ấy.

Cách mạng là một phạm trù cơ bản trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và đã mang một tinh thần mới. Theo Người: "Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt" [35, tr.263]. Công cuộc đổi xã hội cũ và xấu thành xã hội mới và tốt là công việc của cách mạng. Đó là công việc khó, nhưng nếu làm khéo và có

phương pháp thì vẫn làm được. Người đã phân tích một cách khoa học những nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng, như yếu tố về Đảng, về liên minh công nông, về khối đại đoàn kết dân tộc...

Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ xác định mục tiêu của cách mạng, giai cấp lãnh đạo cách mạng, kẻ thù cụ thể, bố trí lực lượng, lợi dụng mâu thuẫn, vạch các chính sách lớn đến việc đặt tên cho các đoàn thể quần chúng của Đảng... đều xuất phát từ mối quan hệ qua lại giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, một mặt thực hiện chính sách mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, mặt khác đấu tranh chống tư tưởng đòi giành hoặc chia quyền lãnh đạo của giai cấp tư sản, bởi vì nếu quyền lãnh đạo rơi vào tay giai cấp tư sản thì chẳng những cuộc cách mạng dân tộc dân chủ không thể tiến hành đến cùng mà còn không thể chuyển lên chủ nghĩa xã hội khi có đủ điều kiện.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tuy chủ nghĩa xã hội chưa phải là mục tiêu trực tiếp, nhưng Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng chế độ mới ở vùng tự do, vùng căn cứ du kích theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân; Xây dựng một số cơ sở kinh tế có mầm mống xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, đặc biệt là đã từng bước thực hiện chính sách ruộng đất để củng cố khối liên minh công - nông - trí thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng...

Thực hiện các chính sách nói trên, Đảng vừa tạo ra lực lượng mạnh để chiến thắng đế quốc thực dân vừa chuẩn bị điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh xác định muốn cách mạng thành công thì dân chúng (công nông) là gốc, phải có đảng vững bền, phải thống nhất và phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc cách mạng phải liên hệ chặt chẽ với thế giới cách mạng. Nói tóm lại, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội và người cách mạng là người không những có khí phách kiên cường, không hề biết run sợ trước sức mạnh của kẻ thù, không sợ phải hy sinh, gian khổ, không sợ bị tàn phá, không sợ kéo dài mà còn có niềm tin vững chắc vào sự lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Khi phân tích các cuộc cách mạng ở các nước và các dân tộc trong lịch sử, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Cách mạng Mỹ và cách mạng

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w