Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên trong tiến trình cách mạng

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 72 - 80)

trí của thanh niên trong tiến trình cách mạng

Từ xưa đến nay, trong lịch sử đấu tranh dân tộc và giai cấp, lực lượng nào muốn giành thắng lợi, đều phải ra sức giành giật thanh niên, kẻ nào lôi kéo được thanh niên, người đó chiến thắng. Sở dĩ Napôlêông Bônnapáctơ bóp chết được cách mạng Pháp là do đã lợi dụng được sức mạnh của lớp trẻ. Chính vì biết mua chuộc lớp sỹ quan trẻ, lôi cuốn được lớp binh sĩ trẻ mà Napôlêông đã có thể tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng đế quốc chuyên chế do ông ta ngự trị ra khắp châu Âu. A Hitle cũng do khai thác một cách tàn nhẫn tuổi trẻ nước Đức, nhồi nhét thuyết phản động “dân tộc Giécmanh thượng đẳng” để họ gieo tai hoạ khủng khiếp cho cả châu Âu. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các đảng phái trong một quốc gia hay giữa các thế lực trong một đảng cầm quyền từng diễn ra gay gắt ở nhiều nước trên thế giới cũng đã cho thấy: do khéo lừa mị, kích động thanh niên bằng các khẩu hiện mị dân, các danh

hiệu bịp bợm, hào nhoáng, giật gân,… nên họ đã lôi kéo được hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu thanh niên, thiếu niên ngây thơ và cuống tín đi theo mình, nhờ đó đã có thể đánh ngã được những đối thủ sừng sỏ có đủ chính quyền, công an, quân đội và tổ chức đảng trong tay. Các cuộc đảo chính được gọi một cách mĩ miều “cách mạng hoa cẩm chướng”, “cách mạng nhung”, “cách mạng màu da cam” đã và đang diễn ra ở một số nước trên thế giới đều theo một kịch bản như thế cả.

Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến hành công nghiệp hoá đất nước là sự vận động khách quan của lịch sử, nhưng không phải lúc nào lịch sử cũng vận động theo một con đường thẳng. Những người cộng sản vốn ý thức được quy luật vận động của lịch sử thông qua hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, Bác Hồ đã nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.

Sau ngày Tuyên ngôn Độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường (9-1945), Hồ Chí Minh gửi gắm: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”[37, tr.33].

Năm 1947, trong thư Gửi các bạn thanh niên, Người lại viết: “Thanh niên là người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, “là người

xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc”.

Qua đó, ta thấy Bác Hồ luôn đánh giá cao khả năng cách mạng và cống hiến to lớn của thanh niên đối với tương lai của dân tộc, tiền đồ của cách mạng. Thanh niên là cái cầu nối giữa các thế hệ: kế tục sự nghiệp của lớp người đi trước đồng thời bồi dưỡng, dìu dắt thế hệ đàn em. Thanh niên bao giờ cũng là lớp người hăng hái, nhiệt tình, luôn luôn đi đầu trong mọi việc khó khăn: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”.

Đó là sự đánh giá khách quan, phản ánh bản chất cách mạng,

vai trò và sức mạnh của thanh niên ta, đồng thời cũng thể hiện lòng yêu mến, tin tưởng của Đảng và Bác Hồ đối với thế hệ trẻ Việt Nam.

Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang lớn lên trong những điều kiện hết sức phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. ở bối cảnh mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa nằm trong tầm xoá sổ của các thế lực đế quốc, thông qua nhiều hình thức, bằng nhiều thủ đoạn mà ta gọi chung là “diễn biến hoà bình”. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay lại đang lớn lên dưới tác động của cơ chế thị trường. Họ đang nghĩ gì, đang hướng về đâu, đó là điều ta phải nắm chắc, phải tìm ra cơ chế điều chỉnh, bởi như C.Mác và V.I.Lênin đã

từng nói: trong các nhân tố tác động đến hoạt động của con người không có gì mạnh bằng lợi ích kinh tế.

C.Mác từng cho rằng bộ phận giác ngộ trong giai cấp công nhân nhận thức rõ ràng tương lai của giai cấp họ và do đó, tương lai của cả loài người, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên. V.I.Lênin cũng đã khẳng định: Theo một nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ thực sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên… chỉ có cải tổ triệt để việc tổ chức và giáo dục thanh niên thì chúng ta mới có thể, bằng những cố gắng của thế hệ trẻ, đạt được kết quả là xây dựng nên một nền xã hội không giống xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản.

Từ năm 1925, Bác Hồ đã nêu lên luận điểm: “Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên”. Trong thư Gửi thanh niên Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã chỉ rõ, thanh niên Việt Nam có khả năng cách mạng to lớn, là lực lượng cứu nguy dân tộc. Người dẫn ra các biến cố phi thường đã làm đảo lộn thế giới hồi đầu thế kỷ XX, Người ca ngợi tấm gương “cần công, kiệm học” của thanh niên Trung Quốc ở châu Âu để trở về chấn hưng đất nước Trung Hoa. Thế thì thanh niên Việt Nam phải làm gì đây? Sau khi dẫn ra một số việc tiêu cực, Người thống thiết kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Ngưỡi sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh!”[35, tr.121]. Sau lời cảm thán đượm buồn đó vân toát lên các ý lớn: vận mệnh dân tộc, sự tồn vong của đất nước, tùy thuộc vào ý chí và nghị lực của thế hệ trẻ.

Theo Nguyễn ái Quốc, ở Đông Dương chúng ta, đầu thế kỷ XX, dường như có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn, nhưng chúng ta thiếu tổ chức thiếu người tổ chức. Vì vậy, Người hướng vào thanh niên, dựa vào Tâm Tâm xã, một tổ chức của thanh niên yêu nước đang có mặt tại Quảng Châu nhưng chưa có phương hướng hoạt động đúng, Người lựa chọn ra những hạt nhân tích cực và mở các lớp huấn luyện về chính trị, trên cơ sở đó lập ra tổ chức Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, rồi từ tổ chức Thanh niên từng bước tiến lên xây dựng tổ chức Đảng. Từ thực tế này, đồng chí Lê Duẩn đã rút ra nhận định: Điều đó có nghĩa là đã có một giai đoạn trong đó thanh niên nắm vai trò là người châm ngòi lửa đầu tiên cho phong trào cách mạng ở nước ta.

Rõ ràng, các giai cấp, các lực lượng chính trị, trong đấu tranh xã hội, đều ra sức giành giật và lôi kéo thanh niên. Chỗ khác nhau căn bản là ở mục đích và động cơ khai thác, sử dụng thanh niên. Kẻ gian hùng lợi dụng tuổi trẻ làm công cụ để thực hiện tham vọng cá nhân, điên cuồng của hắn. Vĩ nhân chăm lo bồi dưỡng thế hệ tương lai vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc và sự phát triển, tiến hoá của nhân loại.

Vai trò, sức mạnh, khả năng của thanh niên ta đã được khẳng định trong lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước, nhưng điều đó không phải là bất biến. Các thế hệ trẻ lớp sau có nối tiếp được lý tưởng và đi tiếp con đường lớp cha anh đã lựa chọn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần rất quan trọng phụ thuộc

và sự chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và sự nêu gương về lý tưởng và đạo đức của thế hệ đi trước.

Ngay từ những ngày cách mạng còn trứng nước, cùng với việc tổ chức ra Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng, gửi người vào học trường Quân sự Hoàng phố, cử đi đào tạo ở Mátxơcơva… Bác Hồ đã trực tiếp nuôi dạy thanh niên Việt Nam từ Thái Lan sang, tất cả đều mang họ Lý của Lý Thuỵ (tên hoạt động của Bác ở Quảng Châu) trong đó Lý Tự Trọng đã được Đảng cử về nước để chuẩn bị tổ chức ra Đoàn Thanh niên Cộng sản sau này. Cho đến những năm tháng cuối đời, đã mấy lần trong Di chúc, Hồ Chí Minh nhắc đến đoàn viên và thanh niên, Người lưu ý: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, coi đó là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đang từng ngày, từng giờ kích thích lòng tham, tính tư hữu của con người, thúc đẩy họ chạy đua làm giàu bằng mọi giá! Trong bối cảnh đó, tuổi trẻ Việt Nam sẽ hướng về đâu? “Sống chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình”, hay lập thân, lập nghiệp theo mục tiêu trở thành nhà triệu phú trẻ tuổi, theo khẩu hiệu “mỗi người hãy vì mình, Chúa sẽ vì tất cả”?

Rõ ràng rằng tương lai của đất nước, của Việt Nam xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào hiện tại ta đang thực hiện Di chúc của Bác Hồ: chăm lo “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” như thế nào!

Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Bác Hồ đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng, chí khí và đạo đức cách mạng cho thanh niên.

Lý tưởng mà Bác Hồ quan tâm giáo dục cho thanh niên là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tức là kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngày nay, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đang tìm cách lung lạc thanh niên ta bằng cách tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Chúng ta lựa chọn chủ nghĩa xã hội vì, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no, việc làm cho mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc. Và thực tế Việt Nam, dù chưa thật hoàn hảo, cũng đã minh chứng điều này.

Xác định lý tưởng đúng không thực là khó đối với thanh niên hiện nay, vấn đề là phải kiên định lý tưởng, nghĩa là phải có ý chí, nhất là ở những bước quanh (thoái trào) của cách mạng. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là làm cho họ kế thừa được chí lớn của cấc thế hệ cha anh, biến lý tưởng cách mạng thành ý chí cách mạng, thành động lực tinh thần mạnh mẽ, đánh bại âm mưu phá hoại của kẻ thù, chiến thắng nghèo nàn, lạc hâu, đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến thành công, nhanh chóng đưa

Việt Nam lên hàng các quốc gia phát triển của khu vực thế giới. Trong 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên, Người nhấn mạnh điều trước tiên là: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng dánh thắng. Không sợ gian khổ hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đâu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” [44, tr.504].

Lý tưởng và ý chỉ cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng, đó là đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô tư của Bác Hồ. Thiếu đi nền tảng này, tuổi trẻ chưa trải qua dạn dày đấu tranh sẽ không đủ vượt qua những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đền cùng cho lý tưởng. Thiếu nền tảng đạo đức cách mạng, người chiến sỹ trẻ dễ gục ngã trước những cám dỗ của kinh tế thị trường.

Cuối cùng trong nội dung giáo dục, Bác Hồ yêu cầu: “Thanh niên phải học và học cho giỏi”, “phải ham học”. Cách mạng đòi hỏi cả nhiệt tình cách mạng và tri thức cách mạng. Thanh niên ta ngày nay cần theo được tấm gương học tập của Bác Hồ: từ một người yêu nước nhiệt thành, tuy không có điều kiện học tập nhiều trong nhà trường, nhờ sự nỗ lực với ý chí phi thường, nhờ cả thiên tài trí tuệ hiếm có, Người đã từng bước chiếm lĩnh được những đỉnh cao của trí thức cách mạng, “là một con người kiệt suất trên nhiều lĩnh vực, một con người uyên bác… Người sẽ trở thành một lãnh tụ

cách mạng không phải bằng hình thức bề ngoài mà bằng học thức, hiểu biết và trí tuệ của Người”.

Noi theo tấm gương Hồ Chí Minh, thanh niên không ngừng vươn lên chiếm lĩnh những giá trị mới nhất của thời đại văn minh trí tuệ (do phương tiện thông tin, kỹ thuật số và các điều kiện thuận lợi khác đem lại) phấn đấu trở thành những nhân tài thuộc nhiều lĩnh vực, đưa nước ta sánh vai, mở mặt với năm châu, như sinh thời Bác Hồ đã từng mong mỏi.

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w