Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 51 - 56)

Chí Minh

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cho nên trong nội dung đã hàm chứa những vấn đề cơ bản, tiêu biểu của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam được thể hiện ở trình độ mới và chất lượng mới.

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh với tư cách là một hệ thống lý luận chính trị sâu sắc và toàn diện đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và thể hiện trong các công trình của mình như: Trần Xuân Trường: "Chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh", Nguyễn Mạnh Tường "Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh".

Có thể liệt kê (nhưng chưa đầy đủ) những nội dung của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh như sau:

1. Yêu nước tức là yêu cội rễ lịch sử, giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc: "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

2. Yêu nước "phải lấy dân làm gốc", "yêu nước thương nòi", "dân là dân nước, nước là nước dân".

3. Yêu nước phải biết hoà hợp dân tộc, đoàn kết toàn dân "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".

4. Yêu nước tức là yêu độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc của nhân dân "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

5. Yêu nước là thực hiện "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" thống nhất đất nước toàn vẹn lãnh thổ.

6. Yêu nước là "hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta phải quét sạch nó đi", "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".

7. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua.

8. Yêu nước là thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí. 9. Yêu nước tức là yêu độc lập của dân tộc mình và đấu tranh cho các dân tộc khác độc lập và làm cho Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.

10. Yêu nước phải xây dựng con người Việt Nam mới - con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong phần này tác giả đi sâu phân tích một số nội dung tiêu biểu, mang nặng dấu ấn Hồ Chí Minh.

1.2.1. "Không có gì quý hơn độc lập tự do" - nội dungxuyên suốt chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh xuyên suốt chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần quý nhất của người Việt Nam, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lực tự cường Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã từng phải chiến đấu với nhiều kẻ thù xâm lược tàn bạo đến từ nhiều phương. Chính quá

trình lịch sử đã hun đúc nên ở nhân dân ta ý chí đấu tranh bất khuất để bảo vệ độc lập dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho ý chí đó. Người từng viết: "Trên đời ngàn vạn điều cây đắng; Cay đắng chi bằng mất tự do", trong Bản tuyên ngôn độc lập (1945), Người đã trịnh trọng tuyên bố trước thế giới quyết tâm và ý chí đó của nhân dân ta: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy" [37, tr.4]. Giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta, hòng đặt ách nô lệ lên dân ta một lần nữa, Người khẳng khái kêu gọi: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" [37, tr.480].

Giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc hòng kéo nước ta trở lại thời kỳ đồ đá, Người tuyên bố: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!" [45, tr.108]. Đó là sự khăng định ý chí đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân ta đồng thời cũng là sự khẳng định chân lý của thời đại.

"Không có gì quý hơn độc lập, tự do" [45, tr.108] là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Nước có độc lập thì dân mới có tự do, ấm no, hạnh phúc. Người khẳng định: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta nước hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai

cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [37, tr.161]. Điều đó cho thấy lý tưởng yêu nước truyền thống vừa chứa đựng chất liệu mới của thời đại và được thử thách, tôi luyện trong cách mạng Việt Nam.

Độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập thực sự. Kẻ thù của dân tộc thường dùng thủ đoạn reo rắt ảo tưởng về "độc lập, tự do". Chúng rêu rao đưa lại "độc lập, tự do" cho nhân dân nhưng thực sự đó chỉ là "cái bánh vẽ", chỉ là "độc lập hình thức", "độc lập giả hiệu", mọi quyền hành chính trị, kinh tế, đối ngoại... đều nằm trong tay bọn thực dân, do chúng toàn quyền chi phối.

Hồ Chí Minh thường nhắc nhở phải đấu tranh giành cho được độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải là thứ "độc lập giả hiệu", "độc lập nửa vời", "độc lập hình thức". Người đã kiên quyết chống chủ nghĩa thực dân mới để giành được độc lập thực sự cho đất nước.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với thống nhất đất nước, Nam Bắc một nhà - "Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn".

Tư tưởng độc lập, thống nhất của Người bao giờ cũng gắn với tự do dân chủ và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Người đã từng nói "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [37, tr.56], "Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà

dân được ăn no, mặc đủ" [37, tr.512]. Chính sách của Đảng và chính phủ là phải không ngừng phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.

"Không có gì quý hơn độc lập tự do" là lý tưởng yêu nước được hình thành không phải ngẫu nhiên, mà trong điều kiện lịch sử nhất định từ truyền thống của gia đình, quê hương, của dân tộc đến thực trạng của đất nước và trên thế giới. Trên mỗi chặng đường của cuộc sống và lao động, Người đã thường xuyên củng cố và bồi đắp lý tưởng yêu nước của mình. Lý tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh được hoàn thiện có cơ sở khoa học khi người đến với chủ nghĩa Mác Lênin và tiếp thu chủ nghĩa ấy, nghĩa là tiếp thu lý luận khoa học cách mạng nhất của thời đại. Lý tưởng yêu nước ấy tiếp tục phát triển trong thực tiễn cách mạng nước ta mà nhất là trong cuộc đấu tranh khốc liệt chống kẻ thù xâm lược đầu sỏ của chủ nghĩa đế quốc.

"Không có gì quý hơn độc lập tự do" không đơn giản chỉ là đánh đuổi quân xâm lược, khôi phục lại độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc mà còn phải xây dựng được một chế độ xã hội trong đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, đem lại đời sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động, xóa bỏ áp bức bất công về kinh tế - xã hội, xây dựng trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em; các dân tộc đều bình đẳng, được tạo điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Lý tưởng "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nội dung sâu sắc, triệt để: Độc lập - Thống nhất - Tự do - Dân chủ, nó là mục tiêu chiến đấu rất kiên định của Người trong suốt cuộc đời cách mạng. Qua thực tiễn cách mạng Việt nam gần một thế kỷ qua, lý tưởng yêu nước của Nguời đã thâm nhập vào con tim khối óc và trong mọi hoạt động của cả dân tộc. Nó đã trở thành sức mạnh Việt nam ở thời đại mang tên Người. Nó đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu của lịch sử rằng sức mạnh của vũ lực không bao giờ khuất phục được ý chí của một dân tộc mà lý tưởng yêu nước đã vươn tới tầm thời đại. "Không có gì quý hơn độc lập tự do" là một nội dung cơ bản và xuyên xuốt chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w