Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng thanh niên

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 137 - 152)

với từng đối tượng thanh niên

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công tác đoàn, phong trào thanh niên Thanh Hoá đã có sự đổi mới về nội dung, phương thức đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác tập hợp thanh niên, huy động thanh niên vào quá trình phát triển quê hương đất nước.

Đoàn Thanh niên là tổ chức gần gũi và trực tiếp giáo dục thanh niên, do vậy nội dung giáo dục của Đoàn cần đổi mới và tập trung vào những vấn đề như giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục truyền thống quê hương đất nước, giáo dục pháp luật. Trong đó coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, xác định cụ thể những nội dung, yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước để thanh niên học tập, rèn luyện và phát triển.

Bên cạnh việc đòi hỏi nâng cao tính giáo dục, tính định hướng của các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật thì việc định hướng, tổ chức các hoạt động thoả mãn nhu cầu văn hoá, vui chơi giải trí cho thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia sáng tạo là điều rất cần thiết.

Trong những năm gần đây Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hoá đã xây dựng rất nhiều chương trình mang tính giáo dục cao như: Tổ chức các cuộc thi Tuổi trẻ tài năng, Người đẹp xứ Thanh, Âm vang xứ Thanh... với những nội dung mang tính giáo

dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử của dân tộc và của địa phương... Các cuộc thi này đã được rất nhiều bạn trẻ tham gia và nhiệt tình hưởng ứng, mang lại những giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc, qua đó đã giáo dục được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong đó có chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên Thanh Hoá một cách thiết thực.

Việc tổ chức tốt các phong trào, hoạt động sẽ tạo cơ hội cống hiến và trưởng thành thuận lợi cho tất cả mọi đoàn viên thanh niên. Những phong trào lớn như tuổi trẻ giữ nước và thanh niên lập nghiệp được phát động khắp nơi và gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Nổi lên là phong trào thanh niên tình nguyện đã khơi đúng nguồn mạch, nguồn nhiệt huyết, thắp sáng các hoài bão và ước mơ của thanh niên. Nhân rộng và phát huy phong trào này là biện pháp tốt nhất để lôi cuốn thanh niên thi đua yêu nước điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm lúc sinh thời.

Tập hợp đoàn kết thanh niên là hạt nhân để thanh niên gửi gắm niềm tin, là môi trường tốt để thanh niên cống hiến và trưởng thành, đem sức lực tuổi thanh xuân của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh, tuyên truyền, giới thiệu và nhân rộng các điển hình tiên tiến, xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là một loại hình hoạt động có hiệu quả.

Giáo dục đạo đức cho thanh niên sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi nó được tiến hành trong một tổ chức. Do vậy, ngoài tổ chức Đoàn

Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội học sinh, sinh viên... cần có những hình thức khác sinh động hơn, phù hợp hơn như câu lạc bộ thanh niên, Nhà văn hoá thanh niên... Sự phát triển sâu rộng các hình thức tổ chức tập hợp thanh niên, một mặt biểu hiện trình độ văn hoá chính trị cao, mặt khác sẽ tạo điều kiện để thanh niên tiếp thu nội dung giáo dục được tốt hơn.

Để tổ chức các phong trào và hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên mang lại hiệu quả cao thì việc tổ chức các hình thức hoạt động này phải hợp lý cả về thời gian, không gian, tránh tổ chức quá nhiều hình thức, nhiều hoạt động ảnh hưởng đến thời gian lao động và học tập của thanh niên. Việc tổ chức các hoạt động này còn phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của thanh niên, không nên quá nặng nề, khô cứng nhưng cũng không nên quá hời hợt thiếu sâu sắc... Sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, sâu sắc về ý nghĩa của phong trào, hoạt động được tổ chức phải được coi là mục tiêu hàng đầu.

Thanh niên Thanh Hoá cũng như thanh niên cả nước hiện nay có nhu cầu cao về hiểu biết, kế thừa các giá trị truyền thống trong đó có chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Nếu được giáo dục với những hình thức, phương pháp thích hợp. Để thu hút, tập hợp được đông đảo bạn trẻ tham gia thì các đoàn thể, tổ chức quần chúng phải có các loại hình giáo dục phong phú, hấp dẫn. Muốn vậy, các tổ chức cần có chương trình về công tác giáo dục thanh niên của tổ chức mình sao cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Xây

dựng quy chế phối hợp hành động giữa Đoàn với các tổ chức thanh niên. Tăng cường công tác của Liên đoàn Lao động với thanh niên công nhân và lao động trẻ, Hội Liên hiệp phụ nữ với nữ thanh niên. Hội Nông dân với thanh niên nông thôn, các hội trí thức với thanh niên trí thức, Hội cựu chiến binh với thanh niên trong nhà trường, thanh niên trong các lực lượng vũ trang...

Chắc chắn rằng nếu các tổ chức thanh niên thật sự quan tâm, chăm lo đến việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên thì trong hoạt động thực tiễn của mình sẽ nảy sinh nhiều hình thức giáo dục có ý nghĩa thiết thực hơn đáp ứng được những yêu cầu mới của tuổi trẻ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước hiện nay.

2.3.4. Chú trọng giúp thanh niên tự giáo dục, lấy gương"người tốt, việc tốt" để giáo dục thanh niên "người tốt, việc tốt" để giáo dục thanh niên

Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng, đó là quá trình biện chứng tác động qua lại giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục. Sự tác động của chủ thể tất yếu sẽ tạo ra phản ứng theo chiều ngược lại từ phía đối tượng sau khi tự thân nó diễn ra quá trình tiếp nhận, chọn lọc và xử lý thông tin.

Những nội dung giáo dục có chủ đích của gia đình, nhà trường, các lực lượng khác trong xã hội, cũng như những tác động mang tính tự phát từ môi trường không thể tách rời quá trình tự giáo dục của bản thân đối tượng (tức thanh niên). Hệ thống những tác

động dù là tự giác hay tự phát ở các chủ thể giáo dục chỉ có ý nghĩa khi nào đối tượng giáo dục tự nhận thức, tự lĩnh hội được chân giá trị của nội dung giáo dục, biến nó thành những nguyên tắc chi phối trong suy nghĩ và hành động của chính mình. Tự giáo dục, hay nói cách khác, việc "biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục" là khâu cực kỳ quan trọng và có tính quyết định của quá trình giáo dục mà nếu như thiếu nó thì sự giáo dục của gia đình, nhà trường, đoàn thể với xã hội dù có hoàn hảo đến đâu cũng sẽ không đem lại hiệu quả.

Chúng ta đã biết thanh niên là những người có khả năng tiếp thu nhanh và có nguyện vọng vươn tới cái đẹp trong cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nhắc nhở các chủ thể giáo dục phải biết kết hợp giữa hai mặt: giáo dục và tự giáo dục cho thanh niên.

Ngày nay, thanh niên Thanh Hoá luôn có ý chí phấn đấu tích cực vươn lên trong học tập, lao động và rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, xung kích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quê hương đất nước. Họ luôn có tinh thần vươn tới cái đẹp, ngưỡng mộ các thần tượng. Tâm hồn họ trong sáng nên dễ tiếp cận với chân, thiện, mỹ. Nhìn nhận rõ điều này nên Bác Hồ dạy chúng ta phải "Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau".

Chúng ta muốn giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên, vận động họ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... nhưng chúng ta lại không nêu những tấm gương yêu nước

trong thời đại mới, không nhân rộng những tấm gương đó thì ý nghĩa giáo dục sẽ không cao. Như vậy, để hiệu quả giáo dục được cao, chúng ta cần phải chú tọng việc bình chọn các điển hình tiên tiến để khích lệ tinh thần thi đua học tập, thường xuyên giáo dục truyền thống của Đảng, Đoàn và địa phương cho thanh niên. Giúp thế hệ trẻ "giáo dục lẫn nhau" không chỉ bằng những tấm gương sáng chói của các vị anh hùng qua các thời đại, mà còn phải chú ý đến gương "Người tốt việc tốt" ở quanh ta. Gương ấy luôn có mặt ở mọi nơi, mọi lúc rất gần gũi với cuộc sống đời thường mà ai ai cũng có thể học tập, noi theo, làm theo. Đúng như Hồ Chí Minh đã dạy: "Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trăm lần bài diễn văn tuyên truyền".

Như vậy, để thực hiện những nội dung về giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Thanh Hoá chúng ta cần có những giải pháp cụthể như đã nêu và thực hiện các giải pháp đó một cách đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Thanh Hoá nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Nhằm tạo ra một thế hệ thanh niên đủ năng lực, phẩm chất đạo đức phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống với chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó chủ nghĩa Mác - Lênin đã chiếu ánh sáng khoa học và cách mạng cho chủ nghĩa yêu nước ấy.

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam bằng con đường cách mạng vô sản và xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ giầu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đem lại những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay cách mạng Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh những thời cơ thuận lợi lớn thì khó khăn và thách thức cũng không nhỏ. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh càng đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ mới.

Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để giáo dục toàn Đảng, toàn dân mà đặc biệt là thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Thanh Hoá nói riêng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cấp bách, vì thanh niên là một lực lượng xã hội đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, trong các giai đoạn cách mạng cũng như hiện tại và tương lai. Khi đánh giá về thanh niên Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thanh niên là người chủ tương lai của nước

nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên.

Suốt chiều dài lịch sử, trong mọi thời kỳ cách mạng, thanh niên tỉnh Thanh Hoá luôn có vai trò rất quan trọng và đã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước. Thế hệ trẻ Thanh Hoá hiện nay được thừa hưởng một di sản truyền thống quý giá của cha anh, nhằm tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tuổi trẻ Thanh Hoá đã và đang tiếp tục cống hiến tài năng và sức lực của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên Thanh Hoá nói riêng và thanh niên cả nước nói chung trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất quan trọng và cần thiết. Để nâng cao hiệu quả giáo dục đòi hỏi các cấp, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ, hệ thống và toàn diện các giải pháp nhằm giáo dục nói chung và giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để đạt được kết quả tốt nhất. Tạo ra thế hệ thanh niên vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Tỉnh đoàn (2002), Những nội dung cơ bản của nghị quyết Đại hội Tỉnh đoàn Thanh Hóa lần thứ XV.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (2003), Những nội dung cơ bản của nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội.

3. Lương Gia Ban (2000), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hóa (1998), Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác, Nxb Lao động, Hà Nội.

5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), Giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Phạm Văn Bính (2003), Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8. Lê Duẩn, Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản,

9. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Hà Nội, ngày 14/1/1993.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI.

16. Nguyễn Đức Đạt (2005), Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phong Hà (2006), Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giầu nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Trần Văn Giầu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

22. Trần Văn Giầu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Lê Mậu Hãn (2001), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 137 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w