Yêu nước đi liền với thương dân

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 56 - 61)

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và trên lập trường giai cấp vô sản, yêu nước ở Hồ Chí Minh luôn thể hiện quan điểm về sự thống nhất lợi ích của nhân dân với lợi ích của Tổ quốc. "Yêu Tổ quốc: yêu như thế nào ? yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm" [42, tr.173]. Mà làm cho Tổ quốc giàu mạnh cũng là vì nhân dân.

Người đã coi yêu nước như một chuẩn mực đạo lý cao nhất, đứng đầu bậc thang giá trị của cả dân tộc. Người đòi hỏi: Yêu Tổ quốc phải gắn liền với yêu nhân dân , yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao

động yêu khoa học, yêu kỷ luật. Từ đó Hồ Chí Minh đã giải quyết một loạt vấn đề về trung, hiếu, trách nhiệm..., về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, về chăm lo đời sống nhân dân..., đồng thời phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành lại và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước.

Yêu nước còn bao hàm sự thống nhất giữa độc lập của Tổ quốc với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đối với nhân dân, được làm dân của một nước độc lập là hạnh phúc lớn, nhưng không dừng lại ở đây. Hồ Chí Minh đòi hỏi phải đưa lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Chỉ có đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân, thì nhân dân mới biết rõ giá trị của tự do, của độc lập mà tự thắp sáng ngọn lửa yêu nước trong mình.

Yêu nước, thương dân là phải trung với nước hiếu với dân, phải cần kiệm, liêm, chính chí công vô tư. Đây là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất chi phối các phẩm chất khác là điểm xuất phát mang tính cách mạng. "Trung" và "Hiếu" là hai khái niệm cơ bản, đứng đầu trong "Tam cương" và "Ngũ luân" của đạo đức nho giáo. Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước của người Việt Nam, giữ lại ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, của người con trong khái niệm "Trung, hiếu" để đưa vào đây nội dung mới, hoàn toàn mang tính cách mạng ''Trung với nước, hiếu với dân". "Trung với nước" là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân, của Đảng "Hiếu với dân" là đem lại cuộc sống "ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân", "Thương dân,

gần dân, gắn bó với dân, kính trọng lễ phép với dân, học tập dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc".

Đối với cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cao hơn là "tận trung với nước, tận hiếu với dân", vì cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, người "dẫn dắt" nhưng lại "là đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Trung với nước, hiếu với dân có quan hệ chặt chẽ với nhau càng "trung với nước" bao nhiêu, thì càng "hiếu với dân" bấy nhiêu và càng "hiếu với dân" bao nhiêu sẽ thể hiện được "trung với nước" cao bấy nhiêu.

Nước và dân là hai khái niệm tương đương, có sự thống nhất, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau, nghĩa là có sự gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có những yếu tố không thuộc về nhau. Khi nói đến nước thì bao giờ Hồ Chí Minh cũng nói đến cộng đồng dân tộc và khẳng định nghĩa đồng bào, tình ruột thịt của cộng đồng. Cộng đồng đó là "Con rồng cháu tiên", "Con lạc cháu hồng", có cuội nguồn từ "Bọc trăm trứng" mà ra thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc... ai cũng có trách nhiệm gánh vác một phần. Người đã định nghĩa "Gia đình to là cả nước" [40, tr.60] với định nghĩa như vậy về nước, Người chỉ ra rằng đã là người Việt Nam thì dù là giai cấp công nhân hay bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào khác, ai nấy đều có chung Tổ quốc Việt Nam, không có giai cấp nào là không có Tổ quốc và không có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Mọi người Việt Nam dẫu có khác nhau về thành phần, giai cấp, tín ngưỡng, dân tộc vẫn có thể và cần phải đoàn kết với nhau

trong tình ruột thịt để bảo vệ Tổ quốc mình, phát triển tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của cả dân tộc là một trong những nội lực quan trong của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong sự nghiệp to lớn ấy, Đảng và Chính phủ phải là người dẫn đường tin cậy của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ "Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường" [37, tr.56]. Vì vậy, mối quan hệ giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân là mối quan hệ máu thịt, không thể tách rời.

Đảng và Chính phủ muốn nhân dân tin tưởng và đi theo thì cần phải luôn luôn chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân và trung thành kính trọng nhân dân. Chăm lo đời sống nhân dân có nghĩa là bồi dưỡng lực lượng nhân dân, mà bồi dưỡng lực lượng nhân dân là tăng cường sức mạnh của lực lượng cách mạng trong lực lượng quần chúng. Vì vậy, Người luôn đòi hỏi mỗi cán bộ của Đảng và chính phủ, trước hết phải biết cách "Đem tài dân, sức dân, của dân và làm lợi cho dân" [38, tr.65]. Và "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta kính ta" [37, tr.56- 57].

Trong di chúc trước lúc đi xa, Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp cho nhân dân một năm , "Để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất" [45, tr.504].

Trong thời chiến, tinh thần yêu nước đã được phát huy cao độ, trở thành động lực chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Còn trong

thời bình, tinh thần đó được chuyển vào sự nghiệp xây dựng đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến chọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người khẳng định "Lòng thương yêu của tôi với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi" Tình cảm đó thể hiện sâu sắc trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh. Trước lúc vĩnh viễn đi xa trong Di chúc, Người viết "Đầu tiên là vấn đề con người" và "cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế " [45, tr.500].

Lòng yêu nhân dân, nhân loại, người cùng khổ ở Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở "Tình thương trừu tượng" ở sự thông cảm, ở lòng tin, mà trên cơ sở nắm vững lý luận, phương pháp khoa học, cách mạng, Người đã đi sâu tìm hiểu, vạch rõ nguồn gốc của mọi nghèo khổ, mọi áp bức, bóc lột, mọi bất công trên đời. Từ đó, gắn lòng thương yêu nhân dân, nhân loại người cùng khổ với lòng căm ghét, lên án mọi chế độ bất công, lên án chủ nghĩa đế quốc, thực dân, lên án chủ nghĩa tư bản bóc lột, tìm ra con đường đúng đắn, khoa học để xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Người cũng hết sức căm ghét lên án những kẻ sâu mọt trong cán bộ, đảng viên, trong nội bộ

nhân dân xâm phạm quyền lợi nhân dân, tham ô, lãng phí, ức hiếp nhân dân,... với bọn này, Người đã chỉ rõ là, nếu giáo dục làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị - "đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết ".

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w