Yêu nước cũng chính là yêu chủ nghĩa xã hội cái bảo đảm cho độc lập dân tộc hoàn toàn và tự do hạnh phúc của

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 61 - 64)

bảo đảm cho độc lập dân tộc hoàn toàn và tự do hạnh phúc của nhân dân

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí minh là sự thống nhất giữa lòng yêu Tổ quốc với lòng yêu chủ nghĩa xã hội. Lòng yêu chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là một nhận thức lý luận và tình cảm chung, mà phải biểu hiện ra thành hành động hàng ngày đấu tranh không mệt mỏi để xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, nhân dân lao động ngày càng có đời sống vật chất và tinh thần không ngừng nâng cao.

Sự thống nhất giữa yêu Tổ quốc và yêu chủ nghĩa xã hội đòi hỏi mỗi người Việt Nam chúng ta phải ngày càng nhận thức rằng muốn đưa đất nước và dân tộc tiến lên không có con đường nào khác ngoài con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự thống nhất đó là một nội dung khách quan cho phép chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh không những chỉ đóng góp vai trò động lực tinh thần trong lĩnh vực chiến đấu chống ngoại xâm mà cả trong lĩnh vực lao động xây dựng đất nước. Đó là điều mà chủ nghĩa yêu nước trước đây không bao giờ có thể có được.

Hồ Chí Minh đã từng nói rằng "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [37, tr.56]. Điều đó cho thấy, với Hồ Chí minh, kiên quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc và đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa sau khi giành được độc lập để dân có hạnh phúc, tự do là điều tất yếu như nhau.

Người chỉ rõ, mỗi dân tộc có quyền tự do lựa chon con đường phát triển của riêng mình. Con đường mà Hồ Chí Minh và dân tộc lựa chọn là con đường độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chỉ có đi theo con đường đó thì nhân dân mới có tự do hạnh phúc thực sự. Hồ Chí Minh đã viết "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc..." [34, tr.461].

Trong tuyên ngôn độc lập, tư tưởng ấy đã thể hiện sự gắn bó các quyền dân tộc cơ bản với các quyền cơ bản của con người mà đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của các hệ tư tưởng cũ, đã khẳng định một cách hùng hồn rằng ngọn cờ độc lập dân tộc thống nhất đất nước với chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ bảo vệ nhân quyền và các quyền lợi chân chính của con người.

Có thể khẳng định trong tư tưởng Hồ Chí Minh sự thống nhất khăng khiết, không thể tách rời giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cái cốt lõi nhất, căn bản nhất. Yêu nước phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân, mới có độc lập dân tộc với đúng nghĩa của nó.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là "Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" [43, tr.591]. Chủ nghĩa xã hội là "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [43, tr.271], và "Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân đủ ăn, đủ mặc ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ" [43, tr.591]. "Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc" [43, tr.17].

Người còn chỉ rõ: Một trong những nhiệm vụ căn bản của cách mạng xã hội là phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường gắn liền với việc xây dựng một nền kỷ thuật công nghệ tiên tiến để không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo ra những điều kiện cần thiết cho một nền độc lập vững chắc.

Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới thực sự đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân lao

động. Yêu nước phải yêu chủ nghĩa xã hội là nội dung quan trọng trong chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

Rõ ràng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và trên lập trường giai cấp vô sản, yêu nước ở Hồ Chí Minh luôn thể hiện quan điểm về sự thống nhất của lợi ích nhân dân với lợi ích của Tổ quốc. Yêu nước gắn liền với thương dân, yêu chủ nghĩa xã hội là nội dung quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí minh.

Xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cả tình hình trong nước và kinh nghiệm quốc tế, muốn thay đổi căn bản cuộc sống của người lao động từ kiếp nô lệ làm thuê trở thành người làm chủ, không có con đường nào khác ngoài con đường đi lên chủ nghĩa xẫ hội. Mọi con đường khác không được nhân dân ta chấp nhận. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần kiên định vững vàng với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn giáo dục chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh cho thanh niên tỉnh thanh hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w