Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31)

Hình 2.1 Mô hình đề xuất về tác động của các yếu tố đến ý định tham gia vào mô hình không gian làm việc chung

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trên thực tế tồn tại rất nhiều khái niệm về mô hình không gian làm việc chung do các nhà nghiên cứu đưa ra dẫn đến mô hình này không được định nghĩa một cách chi tiết và thống nhất. Trong phạm vi nghiên cứu của bài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng định nghĩa mô hình không gian làm việc chung của Fuzi 2015 và Gandihi 2015 và chỉ ra các yếu tố thúc đẩy giới trẻ ở TPHCM lựa chọn mô hình không gian làm việc chung - một mô hình khá mới ở Việt Nam.

Cũng trong chương này, nhóm nghiên cứu cũng trình bày cơ sở lý thuyết về các động lực thúc đẩy ý định tham gia mô hình không gian làm việc chung của giới trẻ. Các nghiên cứu này đều có đóng góp đáng kể cho việc hình thành mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Qua phân tích, nhóm tác giả đề xuất ra một mô hình với 8 giả thuyết để xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định lựa chọn làm việc tại các không gian làm việc chia sẻ của giới trẻ TP.HCM. Nội dung chương 2 là nền tảng cho việc thiết kế nghiên cứu, mô tả rõ hơn về các thang đo và phương pháp nghiên cứu trong chương 3.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu

Hình 3.1 Sơ đồ mô tả quy trình nghiên cứu (Nhóm nghiên cứu)

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn chính là: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nhóm nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào mô hình không gian làm việc chia sẻ của giới trẻ ở Hồ Chí Minh hiện nay. Đối tượng được khảo sát là các bạn trẻ vừa tốt nghiệp hoặc còn đang theo học các khối ngành Kinh tế, Công nghệ, Kỹ thuật tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Đây là nhóm người thường xuyên phải giải quyết và hoàn thành các công việc, dự án; do đó có nhu cầu về một không gian làm việc thích hợp giúp tăng năng suất làm việc và phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của họ.

Được thực hiện bằng phương pháp định tính với hình thức là phỏng vấn nhóm tập trung nhằm đưa ra các thay đổi, bổ sung phù hợp cho bảng hỏi ban đầu. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành mời 5 bạn sinh viên đang làm việc tự do trên địa bàn TP.HCM để góp ý cho bảng hỏi, thảo luận và đưa ra quan điểm chủ quan về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ.

Các thành viên tham gia thảo luận là các bạn trẻ đang làm việc và theo học các ngành liên quan đến kinh tế, luật, kỹ thuật thuộc 6 trường đại học:

1. Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM. 2. Đại học Kinh tế TP.HCM.

3. Đại học Công nghiệp TP.HCM. 4. Đại học RMIT

5. Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM. 6. Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM.

Sau buổi thảo luận tập trung, các câu hỏi trong bảng hỏi ban đầu vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, bảng hỏi đã có một số thay đổi về hình thức câu hỏi và cách sử dụng từ ngữ để người được phỏng vấn hiểu đúng nội dung và mục đích của câu hỏi hơn, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế bảng hỏi chính thức. Bảng hỏi sơ bộ và toàn bộ ý kiến đóng góp được trình bày ở Phụ lục 1 và 2.

3.2.2 Nghiên cứu chính thức

Bảng hỏi định tính được xây dựng và hoàn chỉnh dựa trên sự thay đổi, bổ sung từ nghiên cứu sơ bộ. Hình thức khảo sát là phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi với các bạn trẻ đang học tập, làm việc trong các ngành nghề liên quan đến kinh tế, công nghệ, kĩ thuật, trong đó có một số bạn đang khởi nghiệp hoặc có ý tưởng khởi nghiệp. Quá trình thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn được diễn ra trong vòng hai tuần, thu về được 38 kết quả phù hợp. Dữ liệu từ câu trả lời của các bạn trẻ sẽ được tổng hợp và mã hóa, sau đó phân tích kết quả, đưa ra kết luận và giải pháp.

3.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu Tổng thể và kích thước mẫu

Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể của nghiên cứu là tất cả các bạn trẻ đang làm việc

và theo học các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, việc điều tra tổng thể là bất khả thi đồng thời việc xác định quy mô tổng thể nghiên cứu cũng rất khó. Vì vậy, phương pháp chọn mẫu là phù hợp.

Kích thước mẫu: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã quyết định

khảo sát 45 bạn đến từ các trường Đại học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến thu về 45 bản ghi âm trong đó có có 40 bản là hợp lệ.

Phương pháp chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu chọn phương pháp chọn mẫu phi xác

suất cụ thể với phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Lý do cho phương pháp này là tính dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu, tiết kiệm chi phí và dễ dàng lấy được số lượng mẫu cần thiết cho bài nghiên cứu.

Bảng hỏi được chia làm 9 phần chính với 31 câu hỏi, trong đó có 8 phần dựa trên 8 nhân tố tác động được nhóm nghiên cứu đề xuất:

· Phần 1: Thông tin nhân khẩu học của các bạn trẻ đang theo học và đi làm trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, công nghệ (4 câu hỏi)

Phần 2: Mối quan hệ giữa chi phí thuê và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này (4 câu hỏi).

· Phần 3: Mối quan hệ giữa thiết kế môi trường làm việc và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này (4 câu hỏi).

· Phần 4: Mối quan hệ giữa sự kết nối với cộng đồng và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này (3 câu hỏi).

· Phần 5: Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ và giao tiếp xã hội với ý định tham gia vào mô hình văn phòng này (4 câu hỏi).

· Phần 6: Mối quan hệ giữa việc cộng tác với các đồng nghiệp và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này (2 câu hỏi).

· Phần 7: Mối quan hệ giữa việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này (4 câu hỏi).

· Phần 8: Mối quan hệ giữa sự trợ giúp từ chuyên gia và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này (3 câu hỏi).

· Phần 9: Mối quan hệ giữa cảm giác là một phần của cộng đồng làm việc chung và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này (3 câu hỏi). Nội dung bảng hỏi chính thức được trình bày ở Phụ lục 3.

Xây dựng thang đo

Thang đo dự kiến: Nhóm nghiên cứu đã phát triển thang đo dựa trên các thuộc tính đo lường mối quan hệ và tác động của các yếu tố đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng làm việc chia sẻ trong nghiên cứu định tính, kết hợp tham khảo thang đo của các nghiên cứu trước có liên quan.

Dựa vào mô hình nghiên cứu đã được xây dựng, có tất cả 8 nhóm biến độc lập bao gồm Thiết kế không gian (Ký hiệu là WD - Workspace Design), Chi phí thuê (Ký hiệu là RE - Rent Expense), Hợp tác (Ký hiệu là C - Collaboration), Mạng lưới công việc rộng lớn, đa dạng (Ký hiệu là SN - Social Networking), Tương tác và hỗ trợ xã hội (Ký hiệu là SS - Social Support), Hỗ trợ chuyên nghiệp (Ký hiệu là PS - Professional Support), Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm (Ký hiệu là KS - Knowledge Sharing) và Cảm giác thuộc về cộng đồng chung (Ký hiệu là CB - Community Belonging).

Bảng 3.1 Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

Ký hiệu Câu hỏi chi tiết

RE1 Nếu là người làm việc tự do, bạn sẵn lòng chi trả

bao nhiêu một ngày cho việc thuê chỗ làm việc (bao gồm nước uống) tại văn phòng chia sẻ?

RE2 Nếu bạn là một người khởi nghiệp hoặc chủ một doanh nghiệp nhỏ thì đứng dưới góc độ tài chính, bạn có muốn thuê văn phòng ở đây không? Tại sao?

RE3 Mức sẵn lòng chi trả một tháng cho văn phòng của

bạn là bao nhiêu?

RE4 Bạn muốn thuê chỗ trong không gian làm việc chung theo ngày hay theo tháng?

WD1 Bạn có quan tâm đến thi công thiết kế khi lựa chọn

không gian làm việc không? Vì sao?

WD2 Bạn thường làm việc ở đâu? Xét về mặt thiết kế nó

có những mặt tốt và hạn chế nào? Từ đó bạn có thể nêu ra những yếu tố mà mô hình văn phòng chia sẻ cần có hoặc tránh phải trong thi công thiết kế không?

WD3 Thiết kế không gian của văn phòng chia sẻ sẽ tác

động như thế nào đến công việc của bạn?

WD4 Bạn có cần những dịch vụ tặng kèm như hồ bơi,

gym,... trong mô hình văn phòng này không?

SN1 Mạng lưới ngành nghề đa dạng là điểm nổi bật ở

không gian làm việc chia sẻ. Theo bạn, mạng lưới này mang lại lợi ích gì cho bạn?

SN2 Giữa mạng lưới ngành nghề mang tính chuyên môn hóa hơn ở các mô hình văn phòng truyền thống và mạng lưới ngành nghề đa dạng ở văn phòng chia sẻ, bạn thích mạng lưới nào hơn? Vì sao?

SN3

Bạn có nghĩ việc tham gia vào một mô hình đa dạng các lĩnh vực sẽ tạo cơ hội cho bạn tiếp cận các mô hình kinh doanh khác nhau để từ đó mở rộng quy mô và kinh doanh đa ngành nghề không?

SS1 Bạn nghĩ chúng ta có dễ dàng tương tác với nhau

trong môi trường không gian làm việc chung không?

SS2 Sự khác biệt về ngành nghề, quan điểm có cản trở

bạn trong việc giao tiếp với các đồng nghiệp khác cùng làm việc trong văn phòng chia sẻ không?

người xung quanh tại mô hình văn phòng này không?

SS4 Những văn phòng chia sẻ này thường tổ chức sự

kiện giúp các nhân viên đến từ nhiều công ty làm việc tại đây có cơ hội gặp mặt tương tác. Nếu bạn được mời tham dự thì bạn có đồng ý không? Vì sao?

C1 Khi bạn được giao quá nhiều công việc hoặc có

những công việc nằm ngoài khả năng giải quyết của bạn, liệu bạn có muốn nhờ đến sự trợ giúp của các đồng nghiệp ngay tại không gian làm việc chung không?

C2 Nếu có thể hợp tác, việc hợp tác ấy sẽ mang lại lợi

ích gì cho bạn?

KS1 Bạn có nghĩ việc chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh

nghiệm giữa các đồng nghiệp tại văn phòng chia sẻ là quan trọng không? Nếu có thì nó mang lại lợi ích gì?

KS2 Mức độ sẵn sàng mở lòng kết chuyện, bàn luận

chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bạn với các đồng nghiệp tại mô hình này sẽ khoảng bao nhiêu?

KS3 Có những thông tin hay kiến thức nào khiến bạn

ngại chia sẻ và muốn giữ bí mật?

KS4 Nếu đang trong quá trình khởi nghiệp, bạn có thích

được trao đổi thông tin với những nhóm khởi nghiệp khác không? Liệu điều này có giúp cho quá trình khởi nghiệp của các bạn thuận lợi hơn không? Vì sao?

PS1 Khi làm việc tại văn phòng chia sẻ và bị bí ý tưởng

hoặc gặp trục trặc trong việc giải quyết một vấn đề thì bạn sẽ làm gì đầu tiên?

PS2 Bạn có nghĩ đến việc nhờ sự trợ giúp từ ai đó không? Bạn có dễ dàng tìm được những người có khả năng giúp đỡ bạn không?

PS3 Bạn nghĩ mình sẽ gặp được các chuyên gia khi làm

việc tại văn phòng chia sẻ không? Bạn có sẵn sàng nhận sự trợ giúp, tư vấn từ họ không?

CB1 Bạn có nghĩ mình sẽ cảm thấy là một phần của

cộng đồng người làm việc tự do khi làm việc tại văn phòng chia sẻ hay không? Cảm giác đó có là động lực thúc đẩy bạn phát triển hơn không?

CB2 Nếu tham gia vào mô hình văn phòng này, bạn có

nghĩ mình sẽ thoải mái trong môi trường cũng như cộng đồng những người làm việc ở đó không?

CB3 Bạn nghĩ mục tiêu, ý nghĩa làm việc cũng như gắn

kết cộng đồng của bạn tốt hơn khi sử dụng mô hình văn phòng chia sẻ hay văn phòng truyền thống?

AA1 Vậy trong suy nghĩ của bạn, văn phòng chia sẻ là

một mô hình làm việc như thế nào?

AA2 Nếu có cơ hội, bạn có tham gia vào mô hình văn

phòng chia sẻ không?

AA3 Đối với bạn, đâu là những động lực quan trọng

nhất thúc đẩy việc bạn sử dụng mô hình này?

AA4 Nếu có lý do để bạn không tham gia vào mô hình

không gian làm việc chung thì đó là gì?

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nơi học tập của đối tượng phỏng vấn hoặc phỏng vấn từ xa thông qua các trang mạng xã hội trực tuyến. Trung bình mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 20 phút cho tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi.

Nội dung những cuộc phỏng vấn được ghi âm bằng các thiết bị di động và phần mềm máy tính, lưu trữ và ghi nhận mã hóa lại. Nhóm nghiên cứu bắt đầu xử lý dữ liệu sau khi đọc qua kết quả từ các cuộc phỏng vấn và sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu dạng chữ. Sau khi phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét và so sánh kết quả phân tích dữ liệu phỏng vấn với các lý thuyết đưa ra ban đầu cũng như các tài liệu đã nghiên cứu từ trước. Kết quả tìm được dựa trên sự tổng hợp quan điểm nhìn nhận vấn đề tương tự nhau từ những người được phỏng vấn. Từng cá nhân thuộc nhóm tác giả sẽ thảo luận để đi đến thống nhất cuối cùng cho từng kết quả. Có 4 bước chính thuộc quy trình phân tích dữ liệu như sau:

Bước 1: Đọc kỹ từng bản ghi âm phỏng vấn, ghi nhận lại và đánh dấu tất cả những câu liên quan đến các biến và mối quan hệ của chúng.

Bước 2: Gỡ băng chi tiết và mã hóa từng câu. Nhóm nghiên cứu cẩn thận mã hóa từng câu và kiểm tra chéo kết quả mã hóa. Khi nhóm tác giả có ý kiến khác nhau về kết quả thì tiến hành thảo luận cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Bước 3: Nhóm tác giả bắt đầu phân loại kết quả các mã có ở bước 2 dựa trên những quan điểm và ý kiến trùng lặp nhau. Tiếp đến nhóm nghiên cứu phân loại các mã có ý nghĩa tương tự thành một loại, đồng thời kiểm tra chéo kết quả với nhau.

Bước 4: Tóm tắt ý nghĩa của từng loại để xác định yếu tố chính. Sau đó liên hệ chúng với các cấu trúc lý thuyết và tích hợp kết quả theo lý thuyết.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã giải thích cụ thể về quá trình thiết kế nghiên cứu đối với đề tài nghiên cứu về ý định sử dụng mô hình văn phòng chia sẻ. Sau khi nắm rõ được vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu ở hai chương trước, nhóm tác giả đã tìm hiểu và thống nhất được quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu để từ đó giúp bài nghiên cứu có cơ sở đưa ra kết quả chuẩn xác, thực tế và tăng tính thuyết phục.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu

4.1.1 Kết quả thu thập dữ liệu

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 26/02/2021 đến ngày 12/03/2021. Giai đoạn đầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khoảng ⅓ tổng số cuộc phỏng vấn diễn ra theo hình thức trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội, số còn lại về sau được phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên cũng như nhân viên đi làm bên ngoài tại nơi học tập và làm việc của họ trên địa bàn các quận 1, 10,

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)