Với kết quả trên làm nền tảng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình văn phòng chia sẻ nhằm thúc đẩy giới trẻ ở TP.HCM tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ trên các phương diện:
● Dành cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng, cho thuê mô hình không gian làm việc chia sẻ:
- Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin như đường truyền kết nối mạng, hệ thống quản lý văn phòng cho thuê để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sử dụng cũng như điều hành hệ thống hiệu quả, tiện lợi; chăm sóc khách hàng và kết nối cộng đồng.
- Kết nối với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm giáo dục để tăng nguồn cung ứng nhân lực cho cộng đồng khởi nghiệp cũng như khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo trong sinh viên, người học, người lao động trẻ.
- Khi xây dựng mô hình không gian làm việc chung cho thuê và mong muốn thu hút nhiều khách hàng hơn, các doanh nghiệp nên tìm kiếm và thành lập thêm các hội nhóm trên mạng xã hội hoặc thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, sự kiện, hội thảo có thể quy tụ nhiều doanh nghiệp tên tuổi trong giới khởi nghiệp, người làm việc tự do để phổ biến thương hiệu văn phòng chia sẻ của mình đến với nhiều người hơn.
- Để cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả trong việc kết nối với khách hàng, chủ đầu tư văn phòng chia sẻ có thể cần nhờ tới sự trợ giúp của các trung tâm, tổ chức doanh nghiệp đa dạng quy mô từ nhỏ đến lớn, hay các diễn đàn để tham gia các buổi giao lưu, chia sẻ... mang tính kết nối với khách hàng.
● Dành cho người đã, đang và sẽ sử dụng mô hình văn phòng chia sẻ: - để đảm bảo thông tin mật của doanh nghiệp không bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp dữ liệu, người sử dụng cần thận trọng, tránh để tài liệu mật hoặc máy tính cá nhân trong tầm mắt của người khác mà không giữ gìn, quan sát. Do tính chất mở của hầu hết các không gian làm việc chung, việc bảo mật dữ liệu giữa các công ty và thành viên cá nhân là một vấn đề đáng được lưu tâm. Không gian làm việc chung có nhu cầu bảo mật phức tạp hơn so với các văn phòng thông thường do có nhiều người dùng từ các lĩnh vực khác nhau và các giai đoạn khác nhau. Những nơi này có thể trở thành mục tiêu của tin tặc và mất dữ liệu riêng tư. Điều này sẽ nhanh chóng phá hủy hình ảnh thương hiệu của các văn phòng chia sẻ.
- Người tham gia vào mô hình không gian làm việc chia sẻ cần có ý thức, hành vi cử xử, thái độ phù hợp trong cộng đồng. Đồng thời, người tham gia mô hình văn phòng này cũng cần tôn trọng quyền riêng tư của nhau mặc dù bản chất mô hình này là sự cộng tác và chia sẻ. Qua đó, mỗi một cá nhân trong cộng đồng người tham gia mô hình văn phòng chia sẻ sẽ góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, tiến bộ để tất cả mọi thành viên đều có được lợi ích từ mô hình này và thấy thoải mái, hài lòng khi làm việc trong mô hình này. Và do đó sẽ thu hút được nhiều người tham gia hơn nữa.
5.4. Đề xuất cho các nghiên cứu sau
Nhóm nghiên cứu đề xuất định hướng cho những nghiên cứu sau vẫn đi sâu vào nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tham gia mô hình không gian làm việc chia sẻ, đặc biệt mở rộng mô hình nghiên cứu bằng cách bổ sung các nhân tố khác (như mở cửa 24 giờ, gói dịch vụ đa dạng, mức độ thuận tiện di chuyển,…). Ngoài ra, chúng ta cần xem xét chi tiết, cụ thể mối quan hệ của các yếu tố và các biến điều tiết để có được hướng đi chính xác trong việc đưa những nhận định, kiến nghị phù hợp tình hình thực tế.
Không những thế, những nghiên cứu sau có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra nhiều tỉnh thành hơn ở khu vực miền Nam hoặc trên cả Việt Nam để thấy được sự
khác nhau của vị trí địa lý, tính cách con người và cấu trúc hạ tầng có tác động như thế nào đến ý định tham gia mô hình văn phòng chia sẻ. Bên cạnh đó, những nghiên cứu sau có thể mở rộng đối tượng được nghiên cứu không chỉ sinh viên và các bạn trẻ đang theo học và đi làm trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mà còn là những người lao động đang làm việc tại những văn phòng truyền thống hoặc các công ty khởi nghiệp, người làm việc tự do khác nhau; đồng thời chú trọng thêm vào các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, thu nhập, ngành nghề đang theo học hoặc làm việc để so sánh và đối chiếu tìm ra sự khác biệt.
5.5. Hạn chế của nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định và phân tích các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào mô hình không gian làm việc chung của giới trẻ TP.HCM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp các đơn vị doanh nghiệp hay các nhà đầu tư xây dựng và cho thuê không gian làm việc chung cải thiện được chất lượng mô hình văn phòng chia sẻ hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên, do có sự giới hạn về thời gian và ngân sách, nhóm nghiên cứu mắc phải những hạn chế nhất định, đó là:
- Một là, phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện và thời gian còn hạn chế nên nhóm
nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm các sinh viên trên địa bàn TP.HCM thông qua việc thực hiện các cuộc phỏng vấn về những vấn đề sâu bên trong chính công việc của họ, vì việc phỏng vấn chiếm khoảng thời gian khá nhiều nên việc thu thập các mẫu trả lời này khiến cho bộ mẫu nghiên cứu không nhiều. Điều này làm cho kết quả của các biến quan sát phản ánh chưa được chính xác.
- Hai là, thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2020 đến
03/2021, nghiên cứu chỉ được thực hiện trong 06 tháng, trong khi nghiên cứu bằng phương pháp định tính nên cần thời gian khá dài. Bên cạnh đó, do tình hình diễn biến phức tạp của Covid- 19 ở TP.HCM nên cũng gây khó khăn cho nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện, tìm hiểu và đi khảo sát bên ngoài nên không tránh khỏi những hạn chế.
- Ba là, quy mô mẫu: Quy mô mẫu nhỏ vì chỉ khảo sát được 40 sinh viên trả lời
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Trong chương 5, nhóm nghiên cứu đã tiến hành bàn luận sâu hơn về kết quả kết nghiên cứu của các mối quan hệ giữa 8 biến độc lập và ý định sử dụng văn phòng chia sẻ của giới trẻ trên địa bàn TP.HCM sau khi phân tích kết quả từ mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ban đầu. Nhóm nghiên cứu đồng thời đưa ra giải thích nguyên nhân và tình hình thực tế tác động như thế nào đến những mối quan hệ này.
Để cải thiện mối quan hệ giữa các yếu tố được kiểm tra là có liên hệ với ý định sử dụng văn phòng chia sẻ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề xuất một số giải pháp tương ứng với từng mối quan hệ sao cho phù hợp và có tính khả thi thực hiện được trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế đã mắc phải trong quá trình thực hiện đề tài này, từ đó đưa ra những định hướng cho những nghiên cứu sau có thể khắc phục những khuyết điểm ấy và phát triển đề tài hoàn chỉnh hơn.
TI LIÊU THAM KHO Tài li u tếếng Anhệ
1. Appel Meulenbroek, R., Rothe, P., Nenonen, S., Lindholm, A. L., & Hyvönen, A. (2011). User preferences of office occupiers: investgatng the differences. Journal of Corporate Real
Estate. https://doi.org/10.1108/14630011111136803
2. Bilandzic, M., & Foth, M. (2013). Libraries as coworking spaces: Understanding user motvatons and perceived barriers to social learning. Library Hi Tech.
https://doi.org/10.1108/07378831311329040
3. Capdevila, I. (2014). Knowledge Dynamics in Localized Communites: Coworking Spaces as Microclusters. SSRN Electronic Journal. https://doi.org/10.2139/ssrn.2414121
4. Capdevila, I. (2015). Co-working spaces and the localised dynamics of innovaton in Barcelona. International Journal of Innovation Management.
https://doi.org/10.1142/S1363919615400046
5. Fuzi, A. (2015). Co-working spaces for promotng entrepreneurship in sparse regions: The case of South Wales. Regional Studies, Regional Science.
https://doi.org/10.1080/21681376.2015.1072053
6. Gerdenitsch, C., Scheel, T. E., Andorfer, J., & Korunka, C. (2016). Coworking spaces: A source of social support for independent professionals. Frontiers in Psychology.
https://doi.org/10.3389/fpsyg.2016.00581
7. Johns, T., & Gratton, L. (2013). HBR.ORG Spotlight on the Future oF Knowledge worK The Third Wave of Virtual Work. Harvard Business Review.
8. Kwiatkowski, A., & Buczynski, B. (2011). Coworking: Building Community as a Space Catalyst.
Fort Collins.
9. Leclercq-Vandelannoitte, A., & Isaac, H. (2016). The new office: how coworking changes the work concept. Journal of Business Strategy. https://doi.org/10.1108/JBS-10-2015-0105 10. Molin, E., Oppewal, H., & Timmermans, H. (1996). Predictng consumer response to new
housing: a stated choice experiment. Netherlands Journal of Housing and the Built
11. Moriset, B. (2013). Building new places of the creatve economy . The rise of coworking spaces 2nd Geography of Innovaton Internatonal Conference 2014. 2nd Geography of
Innovation International Conference 2014.
12. Moriset, B. (2014a). Building New Places of the Creatve Economy. The Rise of Co-working Spaces, paper presented at the 2nd Geography of Innovaton Internatonal …. 2nd Geography
of Innovation International Conference 2014 Utrecht University, Utrecht, 23-25 January 2014.
13. Moriset, B. (2014b). Building new places of the creatve economy The rise of coworking spaces. 2nd Geography of Innovation International Conference 2014 Utrecht University,
Utrecht, 23-25 January 2014.
14. Moriset, B. (2017). Building new places of the creatve city: The rise of coworking spaces.
Territoire En Mouvement Revue de Géographie et Aménagement. Territory in Movement
Journal of Geography and Planning. https://doi.org/10.4000/tem.3868
15. Parrino, L. (2015). Coworking: Assessing the role of proximity in knowledge exchange.
Knowledge Management Research and Practice. https://doi.org/10.1057/kmrp.2013.47
16. Remøy, H., & van der Voordt, T. J. M. (2014). Priorites in accommodatng office user preferences: Impact on office users decision to stay or go. Journal of Corporate Real Estate. https://doi.org/10.1108/JCRE-09-2013-0029
17. Schopfel, J., Roche, J., & Hubert, G. (2015). Co-working and innovaton: New concepts for academic libraries and learning centres. New Library World. https://doi.org/10.1108/NLW-06- 2014-0072
18. Spinuzzi, C. (2012). Working Alone Together: Coworking as Emergent Collaboratve Actvity.
Journal of Business and Technical Communication.
https://doi.org/10.1177/1050651912444070
19. Spreitzer, G., Bacevice, P., & Garrett, L. (2015). Why people thrive in coworking spaces. In
Harvard Business Review.
20. Van Meel, J., & Vos, P. (2001). Funky offices: Reflectons on office design in the ‘new economy.’ Journal of Corporate Real Estate. https://doi.org/10.1108/14630010110811661 21. Waber, B., Magnolfi, J., & Lindsay, G. (2014). Workspaces that move people. Harvard Business
Review.
22. Waters-Lynch, J., & Potts, J. (2017). The social economy of coworking spaces: a focal point model of coordinaton. Review of Social Economy.
https://doi.org/10.1080/00346764.2016.1269938 Tài li u tếếng Vi t ệ ệ
1. Nguồồn: CafeLand, Bấết đ ng s n TP.HCM đ ng th 5 vếồ thu hút đấồu t chấu Á Thái Bình ộ ả ứ ứ ư ở
Dương, https://residental.cbrevietnam.com/tn-tuc/teu-diem-thi-truong/bat-dong-san- tphcm-dung-thu-5-ve-thu-hut-dau-tu-o-chau-a-thai-binh-duong 2. https://vietcetera.com/vn/xu-huong-coworking-space-tai-viet-nam-nam-2019-loi-du-doan- tu-3-chuyen-gia 3. https://theleader.vn/viet-nam-can-nhieu-cac-vuon-uom-khoi-nghiep-1601541979197.htm 4. https://www.coworkingresources.org/blog/key-figures-coworking-growth 5. https://theleader.vn/thi-truong-khong-gian-lam-viec-chung-cho-song-1579454170175.htm 6. https://khoinghiep.org.vn/cong-thuc-cho-vuon-uom-khoi-nghiep-13432.html 7. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-doanh-nghiep-khoi- nghiep-doi-moi-sang-tao-70661.htm
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỎI SƠ BỘ
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG MÔ HÌNH VĂN PHÒNG LÀM VIỆC CHIA SẺ CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
Xin chào anh/chị/bạn,
Chúng tôi hiện là sinh viên Trường Đại Học Kinh Tế - Luật (ĐHQG TPHCM) đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mô hình văn phòng làm việc chia sẻ của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
Mô hình không gian làm việc chia sẻ hiện nay tăng trưởng mạnh mẽ và phát triển bùng nổ kể từ lần đầu xuất hiện vào năm 2012 ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư, quản lý, phát triển văn phòng chia sẻ và cho các nhà chính sách là tìm ra những giải pháp thích hợp, kịp thời để khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp và người lao động tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ. Nhận thấy sự cấp thiết đó, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này với mong muốn tìm ra được những yếu tố tác động đến ý định lựa chọn văn phòng chia sẻ của người lao động, cụ thể là trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đề trên.
Rất mong anh/chị/bạn dành chút ít thời gian để hoàn thành khảo sát này. Nhóm chúng tôi xin cam kết mọi thông tin từ khảo sát sẽ được bảo mật và kết quả khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SƠ BỘ
Câu 1: Hiện nay, mô hình văn phòng làm việc chia sẻ đang nổi lên như một hiện tượng tại thành phố Hồ Chí Minh. Vậy anh/chị/bạn nghĩ gì về khái niệm của mô hình văn phòng này cũng như sự tăng trưởng thần kỳ của nó?
Câu 2: Anh/chị/bạn lựa chọn địa điểm nào làm việc ngoài văn phòng công ty?
Câu 3: Anh/chị/bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho việc thuê chỗ trong không gian làm việc chung?
Câu 4: Những yếu tố hữu hình nào khác ảnh hưởng đến anh/chị/bạn sử dụng không gian làm việc chung?
Câu 5: Ngoài không gian làm việc, văn phòng chia sẻ tổng hợp các dịch vụ tặng kèm như: không gian ăn uống, không gian nghỉ trưa hay máy photocopy,... Liệu rằng anh/chị/bạn có sử dụng những giá trị tăng thêm này khi là thành viên của mô hình này?
Câu 6: Anh/chị/bạn có nghĩ đến việc hợp tác với các đồng nghiệp trong không gian làm việc chung không?
Câu 7: Mạng lưới công việc đa dạng là điểm nổi bật ở không gian làm việc chia sẻ. Lợi ích nào anh/chị/bạn có được khi tham gia vào mạng lưới đó?
Câu 8: Văn phòng chia sẻ thường tổ chức sự kiện với khách mời thường xuyên là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh,.. nhằm giúp nhân viên đến từ nhiều công ty làm việc tại đây có cơ hội gặp mặt tương tác. Nếu là một thành viên trong không gian làm việc chung, bạn có mong muốn tham dự không? Vì sao?
Câu 9: Anh/chị/bạn có sẵn sàng mở lòng kết chuyện, bàn luận chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại không gian làm việc chung không? Vì sao?
Câu 10: Đội ngũ chuyên gia trải dài mọi lĩnh vực trong văn phòng chia sẻ luôn sẵn sàng giúp đỡ anh/chị/bạn. Anh/chị/bạn có sẵn sàng nhận sự trợ giúp từ họ không? Vì sao?
Câu 11: Giới trẻ Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp vô cùng cao. Là một phần của thế hệ trẻ, anh/chị/bạn có mong muốn tham dự vào cộng đồng khởi nghiệp cũng như cộng đồng các doanh nghiệp trẻ trong không gian làm việc chung không? Vì sao?
PHỤ LỤC 2. BÁO CÁO NỘI DUNG KHẢO SÁT SƠ BỘ 1. Số lượng mẫu: 5 người trẻ ngẫu nhiên trong thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các góp ý về bảng hỏi
Câu 1: Hiện nay, mô hình văn phòng làm việc chia sẻ đang nổi lên như một hiện tượng tại thành phố Hồ Chí Minh. Vậy anh/chị/bạn nghĩ gì về khái niệm trên cũng như sự tăng trưởng thần kì của mô hình đấy?