hình văn phòng chia sẻ
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, có thể thấy rằng yếu tố sự hỗ trợ chuyên nghiệp đến từ các chuyên gia trong không gian làm việc chung không có tác động tích cực đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng này của giới trẻ. Mối quan hệ này không giống với giả thuyết nghiên cứu của nhóm nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
Khi được hỏi về vấn đề bí ý tưởng hoặc không giải quyết được các vấn đề trong công việc nếu làm việc ở không gian làm việc chung, các đáp viên đều chỉ nghĩ đến sự trợ giúp từ đồng nghiệp, bạn bè, tiền bối đi trước mà không nghĩ đến việc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gi. Theo họ, khả năng gặp được các chuyên gia ở văn phòng chia sẻ là không cao. Từ đó có thể thấy rằng các đáp viên đều không nhận thức hoặc biết đến sự xuất hiện của các chuyên gia tại văn phòng làm việc chia sẻ để tìm kiếm sự trợ giúp của họ. Tuy nhiên, nếu gặp được phần lớn các đáp viên đều sẵn sàng nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia. Lý do họ đưa ra là vì các chuyên gia có năng lực chuyên môn cao, có khả năng và uy tín để giúp đỡ công việc của họ. Đồng thời, các lời khuyên, góp ý, tư vấn từ chuyên gia sẽ giúp họ trau dồi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, nâng cao khả năng chuyên môn của họ. Như vậy, trong khi các đáp viên có nhu cầu được các chuyên gia hỗ trợ, họ lại không nhận thức hoặc biết đến sự xuất hiện của các chuyên gia tại văn phòng chia sẻ. Đây là bài toán lớn mà các chủ kinh doanh và quản lý văn phòng chia sẻ cần phải lưu ý và giải quyết để gia tăng động lực tham gia của các bạn trẻ vào văn phòng chia sẻ.
Khi được hỏi về vấn đề bí ý tưởng hoặc không giải quyết được các vấn đề trong công việc nếu làm việc ở không gian làm việc chung, các đáp viên đều chỉ nghĩ đến sự trợ giúp từ đồng nghiệp, bạn bè, tiền bối đi trước mà không nghĩ đến việc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gi. Theo họ, khả năng gặp được các chuyên gia ở văn phòng chia sẻ là không cao. Từ đó có thể thấy rằng các đáp viên đều không nhận thức hoặc biết đến sự xuất hiện của các chuyên gia tại văn phòng làm việc chia sẻ để tìm kiếm sự trợ giúp của họ. Tuy nhiên, nếu gặp được phần lớn các đáp viên đều sẵn sàng nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia. Lý do họ đưa ra là vì các chuyên gia có năng lực chuyên môn cao, có khả năng và uy tín để giúp đỡ công việc của họ. Đồng thời, các lời khuyên, góp ý, tư vấn từ chuyên gia sẽ giúp họ trau dồi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, nâng cao khả năng chuyên môn của họ. Như vậy, trong khi các đáp viên có nhu cầu được các chuyên gia hỗ trợ, họ lại không nhận thức hoặc biết đến sự xuất hiện của các chuyên gia tại văn phòng chia sẻ. Đây là bài toán lớn mà các chủ kinh doanh và quản lý văn phòng chia sẻ cần phải lưu ý và giải quyết để gia tăng động lực tham gia của các bạn trẻ vào văn phòng chia sẻ. này hoàn toàn giống với mô hình nhóm nghiên cứu đã đề xuất trước đó.
Đa số các đáp viên đều đồng ý rằng việc cùng làm việc, tương tác, chia sẻ và hỗ trợ nhau trong cùng một không gian khiến họ có cảm giác cùng thuộc về một cộng đồng chung. Hơn một nửa số đáp viên cho biết họ sẽ cảm thấy gắn kết với mọi người khi làm việc ở không gian làm việc chung hơn so với ở văn phòng truyền thống. Khi được làm việc ở xung quanh nhiều người và có thể thường xuyên giao lưu, học hỏi, kết bạn, chia sẻ với các đồng nghiệp cùng làm việc chung, các đáp viên sẽ cảm thấy thoải mái và thích được làm việc hơn. Nguyên nhân là vì họ thấy bản thân luôn được rèn dũa, phát triển hơn mỗi ngày trong một môi trường làm việc có nhiều sự cọ xát và mọi người luôn mang lại lợi ích cho nhau và cùng giúp nhau phát triển. Hơn nữa, không gian mở của văn phòng chia sẻ sẽ khiến các đáp viên có thể quan sát và nhìn thấy sự chăm chỉ, nỗ lực làm việc của các đồng nghiệp xung quanh. Đây vừa là động lực vừa là áp lực để các đồng nghiệp cố gắng nâng cao sức cạnh tranh của bạn thân hơn, cầu tiến hơn, nỗ lực làm việc và phát triển bản thân hơn.
Tuy nhiên, với các đáp viên còn lại họ ở trạng thái trung lập đối với cảm giác thuộc về cộng đồng. Theo họ, sẽ có lúc họ cảm thấy thoải mái khi được là một phần của cộng đồng với những lý do tương tự như ở trên. Thế nhưng, khi khối lượng công việc quá tải hoặc khi họ gặp các vấn đề trong cuộc sống, họ không đủ năng lượng để tiếp xúc và giao lưu với mọi người. Khi đó, họ chỉ muốn ưu tiên tập trung giải quyết