Các giải pháp làm tăng tính tác động của động lực “mạng lưới công

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 61)

việc rộng lớn, đa dạng” đối với ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ:

Sau khi phân tích, yếu tố mạng lưới công việc rộng lớn, đa dạng rõ ràng ảnh hưởng đến ý định đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ. Nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp để tăng cường những mặt tích cực và khắc phục một số khiếm khuyết về yếu tố này như sau:

- Xây dựng diễn đàn trực tuyến hoặc tổ chức buổi giao lưu định kỳ hàng tuần, hàng tháng nhằm cung cấp các thông tin trao đổi ngành nghề, công việc, giải đáp thắc mắc cho các đồng nghiệp khác. Tất cả người sử dụng không gian làm việc chung được khuyến khích tham gia phát triển diễn đàn này và được ưu đãi một số lợi ích như ưu đãi chi phí thuê hàng tháng hoặc nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia trong hoạt động khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp.

- Nghiên cứu để thi công riêng các khu nghiên cứu, phòng lab theo hướng không gian mở; hoặc phối hợp với đơn vị làm việc nơi có đầy đủ các thiết bị cơ sở vật chất dành cho các bạn trẻ làm trong ngành nghề nghiên cứu, kỹ thuật nhằm giúp họ có cơ hội tiếp cận và sử dụng mô hình văn phòng độc đáo này.

- Các văn phòng chia sẻ tạo dựng lòng tin cậy, sự chuyên nghiệp nhưng đảm bảo tính gần gũi, thoải mái và đủ không gian mở nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu thiện cảm, đủ sức hút đối với các bạn trẻ. Có như vậy, mọi người mới có thể mạnh dạn tham gia vào không gian làm việc chung này, từ đó giúp mở rộng mạng lưới làm việc đa dạng, đa ngành nghề.

- Tổ chức các cuộc thi nội bộ về chủ đề khởi nghiệp hoặc giải quyết tình huống trong doanh nghiệp theo hình thức nhóm. Mỗi đội thi bao gồm các thành viên đến từ nhiều ngành nghề khác nhau và công ty khác nhau hoặc họ cũng có thể là người làm việc tự do, người làm việc theo gói linh hoạt. Những cuộc thi này được xem như sân chơi bổ ích không chỉ giúp các bạn trẻ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và qua đó tạo được mối quan hệ rộng rãi không chỉ với các thành viên trong nhóm mà còn là quan hệ giữa các nhóm tham gia với nhau.

5.2.3 Các giải pháp làm tăng tính tác động của động lực “Tương tác và hỗ trợ xã hội” đối với ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ:

Từ những rủi ro e ngại trong quá trình tương tác cũng như sự khác biệt giữa mục đích người chủ các văn phòng chia sẻ với mong muốn của người tham dự, nhóm nghiên cứu đề xuất ra một số giải pháp như sau:

- Xây dựng, tổ chức các sự kiện mang lại hiệu quả và cung cấp những thông tin bổ ích, đồng thời đảm bảo chi phí tham dự ở mức thấp nhất, phù hợp với quỹ thời gian đa số người làm việc và nội dung đủ hấp dẫn để thu hút người tham dự; đồng thời cần cân nhắc yếu tố diễn giả, mục đích tạo ra buổi sự kiện cũng như hiểu được người tham gia mong muốn gặt hái được gì sau buổi trò chuyện đó. Ví dụ, đơn vị chủ văn phòng chia sẻ có thể tham khảo các chủ đề về đào tạo, giải đáp thắc mắc khi bắt đầu khởi nghiệp, hỗ trợ chia sẻ về cách thức gọi vốn, cách thức tìm kiếm và kết nối nguồn nhân lực cao; có như vậy thì vấn đề tương tác và giúp đỡ hỗ trợ mới trở nên hiệu quả.

- Tham khảo cách thiết kế không gian và cách bày trí nội thất một cách thuận tiện để các nhân viên được tạo điều kiện tốt nhất tăng sự tương tác và giúp đỡ lẫn nhau. Ví dụ, khu vực ăn uống là không gian chung được mọi người ưa thích sử dụng và có tâm trạng thoải mái và thư giãn, vì thế đơn vị thi công cần chú ý đến sự sắp xếp các dãy

bàn ghế ngồi đối diện nhau; hoặc xây dựng các khu vực giếng trời kết hợp nhiều hàng ghế đệm thư giãn.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)