việc đề cao không gian mở, không ràng buộc quy định chỉ mỗi cá nhân hay tổ chức kinh doanh hoạt động trong ngành nghề cụ thể mới được tham gia. Thay vào đó, mô hình này khuyến khích khách hàng đến từ lĩnh vực công việc khác nhau nhằm tạo nên cộng đồng giao lưu kết bạn rộng lớn, chuyên nghiệp và đáng tin cậy kết nối mọi người làm việc tại nơi đây.
Qua các dữ liệu phân tích thuộc chương 4, có thể thấy rằng các bạn trẻ hiện nay quan tâm khá nhiều về việc xây dựng mối quan hệ xã hội, tìm kiếm mạng lưới công việc đa ngành nghề nhằm tạo cơ hội mở rộng giao lưu hợp tác, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác mà trong khi đó mô hình không gian làm việc chung hầu như đều đáp ứng được những yêu cầu đó. Tuy nhiên không phải tham gia vào văn phòng chia sẻ là các bạn trẻ lại sở hữu ngay những mạng lưới kết nối ngành nghề đa dạng mà điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động kết bạn giao lưu của họ.
5.1.4. Mối quan hệ giữa tương tác và hỗ trợ xã hội và ý định tham gia vàomô hình văn phòng chia sẻ mô hình văn phòng chia sẻ
Sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích đã nhận thấy yếu tố tương tác và hỗ trợ xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng văn phòng chia sẻ của giới trẻ. Từ đó kết luận được nhận định ban đầu của nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa tương tác và hỗ trợ xã hội với ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ là chính xác.
Đa số các bạn trẻ nếu tham gia vào mô hình không gian chung đều yêu thích được tương tác với các đồng nghiệp hoặc người sử dụng chung dịch vụ xung quanh, bằng chứng là việc có 31 trong tổng số 40 đáp viên có sự yêu thích về việc tương tác và hỗ trợ xã hội trong môi trường văn phòng chia sẻ theo kết quả từ sự phân tích dữ liệu đã trình bày ở chương 4. Mặc dù các đáp viên có chỉ ra những rủi ro xảy ra cản trở quá trình tương tác như sự e ngại giao tiếp chủ quan từ chính bản thân, sợ làm phiền người khác, hoặc vì sợ đối phương không được thoải mái, không hứng thú với cuộc trò chuyện với mình, hay thiếu lòng tin và sự mở lòng cần có. Tuy nhiên họ vẫn hy vọng rằng chỉ sau một thời gian thì những vấn đề này sẽ được giải quyết và giúp họ tự tin tương tác với nhau một cách bình thường. Có thể thấy, dù rất nhiều đáp viên có ý nghĩ được tương tác với các đồng nghiệp xung quanh trong khu vực làm việc chung nhưng trên thực tế sẽ có những cản trở nho nhỏ buộc họ phải vượt qua để có thể đạt được mong muốn của mình.
Những buổi sự kiện được tổ chức nhằm kết nối sự tương tác giữa các thành viên làm việc trong không gian làm việc chung được gặp mặt, trao đổi cũng như chia sẻ hiểu biết lẫn nhau. Theo kết quả từ phần phân tích chương 4 thì có tận 38 trong tổng số 40 đáp viên (chiếm 95%) đồng ý đến tham dự những cuộc gặp mặt này. Các bạn trẻ nhận thấy mình yêu thích hoạt động này vì được nói chuyện, tiếp xúc với mọi người, hoặc chỉ đơn giản là giúp tinh thần thư giãn trong những giờ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, một số đáp viên đồng ý tham dự sự kiện để tạo sự tương tác nhưng bên cạnh
đó phải có lợi ích kèm theo, ví dụ như mở rộng nhiều mối quan hệ có ích cho công việc, học hỏi những kinh nghiệm chia sẻ bổ ích, kết bạn với những người chung chí hướng, và tùy tính chất công việc yêu cầu sự tương tác đa dạng hóa mối giao lưu bên ngoài, tức là họ vẫn tham gia vào những buổi trò chuyện này nhưng họ mong đạt được một điều tốt đẹp mới mẻ mà bản thân cần được trau dồi thêm. Có thể thấy rằng, những người chủ văn phòng chia sẻ tổ chức các sự kiện này chủ yếu chú trọng sự giao lưu kết nối, trong khi đó người tham dự lại muốn đến để có thêm một chút kiến thức hoặc lợi ích nào đó cho bản thân.