Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 26/02/2021 đến ngày 12/03/2021. Giai đoạn đầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khoảng ⅓ tổng số cuộc phỏng vấn diễn ra theo hình thức trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội, số còn lại về sau được phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên cũng như nhân viên đi làm bên ngoài tại nơi học tập và làm việc của họ trên địa bàn các quận 1, 10, Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, một số đáp viên không thể đảm bảo thời gian do vướng lịch học nên không hoàn thành trọn vẹn quá trình phỏng vấn. Sau khi sàng lọc, có 4 kết quả không được tính hợp lệ trong nghiên cứu, do đó tổng cộng thu về được 40 kết quả phỏng vấn và sẽ được đưa vào phân tích xử lý thông tin. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết phía dưới.
4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Các biến phân loại như: giới tính, trình độ học vấn, khối ngành và vị trí được phỏng vấn được phân loại bằng chỉ số thống kê mô tả cơ bản qua số quan sát.
4.1.2.1 Về giới tính
Trong tổng số 40 người tham gia phỏng vấn bao gồm 10 nam, chiếm 25% trên tổng số và 30 nữ, chiếm 75% trên tổng số.
Hình 4.1 Biểu đồ phân loại theo giới tính của các những bạn trẻ tham gia phỏng vấn (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
4.1.2.2 Về trình độ học vấn
Kết quả nhóm các sinh viên năm 2 tham gia phỏng vấn nhiều nhất với 24 người, chiếm 60% trên tổng số. Kế đến là nhóm các sinh viên năm 3 với 10 người được
phỏng vấn, chiếm 25% trên tổng số. Cuối cùng là nhóm các sinh viên năm 4 sắp ra trường với 6 người tham gia phỏng vấn, chiếm 15% trên tổng số. Điều này cho thấy các bạn sinh viên năm 2 tuy chưa thật sự tốt nghiệp sớm nhưng đã có những sự quan tâm tìm hiểu và chuẩn bị nhất định cho các lựa chọn môi trường làm việc sau này.
Hình 4.2 Biểu đồ phân loại theo trình độ học vấn của các những bạn trẻ tham gia phỏng vấn (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
4.1.2.3 Về khối ngành theo học
Theo như biểu đồ bên dưới cho thấy 3 trên tổng số 40 người được phỏng vấn theo học khối ngành Luật, chiếm 7,5% trên tổng số. Tiếp theo đó là khối ngành Kỹ thuật với 4 người tham gia phỏng vấn, chiếm 10% trên tổng số. Khối ngành Kinh tế có số lượng phỏng vấn nhiều nhất với 33 người, chiếm 82,5% trên tổng số.
Hình 4.3 Biểu đồ phân loại theo khối ngành theo học của các những bạn trẻ tham gia phỏng vấn (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
4.1.2.4 Về vị trí được phỏng vấn
Đa số các bạn tham gia phỏng vấn đến từ các trường Đại học thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nên thành phố Thủ Đức là địa điểm diễn ra các cuộc phỏng vấn nhiều nhất với 20 người, chiếm 50% trên tổng số. Tiếp theo là phỏng vấn dưới hình thức trực tuyến với 12 người tham gia, chiếm 30% trên tổng số. Sau đó là tại các quận 7, 10, mỗi nơi có 3 người được phỏng vấn, chiếm 7,5% trên tổng số. Số các bạn sinh viên được phỏng vấn tại quận Bình Thạnh là ít nhất với 2 người, chiếm 5% trên tổng số.
Hình 4.4 Biểu đồ phân loại theo vị trí được phỏng vấn các những bạn trẻ tham gia phỏng vấn (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
4.1.3. Thống kê các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 4.1.3.1. Yếu tố chi phí thuê văn phòng chia sẻ
Yếu tố giá thuê không gian làm việc được đo lường bằng bốn câu hỏi RE1, RE2, RE3 và RE4. Kết quả thống kê cho thấy, ở câu hỏi RE1, phần lớn các đáp viên mong muốn mức giá thuê ngang bằng giá đồ uống ở quán cà phê. Khoảng 41% sinh viên mua thức uống kèm bánh ngọt do đó chi phí dao động từ 70 đến 90 nghìn đồng. Số khác chia sẻ rằng: “Mình sẽ gọi 2 ly cà phê để ngồi cả ngày trong quán, chi phí sẽ hết khoảng trên 85 nghìn đồng”. Số còn lại chiếm khoảng 33% chỉ mua một đồ uống giá từ 40 đến 50 nghìn đồng. Như vậy, trung bình một đáp viên sẵn sàng thuê chỗ ngồi tại văn phòng làm việc chia sẻ với mức giá 70 nghìn đồng, chênh lệch rất nhiều so với mức giá thuê văn phòng chia sẻ thực tế, 110 nghìn đồng.
Ngoài ra ở câu hỏi RE4, có hơn 95% gói thuê theo ngày được giới trẻ lựa chọn. Phần lớn đáp viên cho rằng lợi ích từ gói ngày là sự linh hoạt, thuận tiện, tự do trong tổ chức công việc và sinh hoạt. Cụ thể hơn, đáp viên 1 chia sẻ: “Mình chỉ dùng không gian làm việc chung khi gặp gỡ đối tác hoặc ký kết hợp đồng” hay “Vì tính chất công việc, phần lớn mình làm ở văn phòng công ty. Chỉ khi nào cần làn gió lạ, mình mới đi đến quán cà phê hay không gian làm việc chung” (đáp viên 4). Do đó gói thuê theo ngày là sự lựa chọn ưa thích của giới trẻ.
Kết quả thống kê ở RE2 cho thấy khoảng 60% những bạn trẻ ham muốn khởi nghiệp sẵn lòng thuê văn phòng tại không gian làm việc chia sẻ. Đáp viên 5 chia sẻ là “Chi phí thuê văn phòng ở các tòa nhà, cao ốc truyền thống đắt hơn rất nhiều so với thuê tại văn phòng chia sẻ” hay “Các dịch vụ dành cho công ty mới khởi nghiệp ở không gian làm việc chung mang lại vô vàn lợi ích thiết thực” (đáp viên 7). Khi được hỏi về mức giá sẵn lòng chi trả để thuê văn phòng ở không gian làm việc chung cho doanh nghiệp của mình nếu khởi nghiệp ở câu hỏi RE3, một vài đáp viên bối rối khi
ước tính mức giá thuê một văn phòng. Bình quân mức giá thuê văn phòng mà các đáp viên sẵn lòng chi trả là hơn 9 triệu đồng/tháng. Thực tế, giá thuê văn phòng cho sáu người tại các cao ốc trên 20 triệu đồng/tháng, còn ở không gian làm việc chung, giá thuê phòng khoảng 18 triệu đồng/tháng
Qua bốn câu hỏi RE1, RE2, RE3, RE4, có thể thấy chi phí thuê văn phòng chia sẻ tiết kiệm hơn so với văn phòng truyền thống đi kèm với nhiều dịch vụ là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp. Với các bạn trẻ khác đang làm việc tự do hoặc đi thực tập, mức giá họ sẵn lòng chi trả cho việc thuê chỗ ngồi trong văn phòng chia sẻ là ngang giá với một ly cà phê khoảng 70 nghìn đồng, thấp hơn rất nhiều so với giá trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, với các bạn trẻ có ý định khởi nghiệp, giá cả là một yếu tố có tác động tích cực đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ. Mặc khác với các bạn tần suất làm việc ngoài văn phòng ít thì giá cả không là một yếu tố tác động đến ý định tham gia vào không gian làm việc chung.
4.1.3.2. Yếu tố thiết kế không gian và môi trường sáng tạo, truyền cảm hứng
Nhân tố môi trường làm việc và thiết kế không gian được khảo sát qua 4 câu hỏi WD1, WD2, WD3, WD4. Kết quả từ thống kê ở câu hỏi WD1 cho thấy 92,5% người lao động quan tâm đến thi công thiết kế khi lựa chọn không gian làm việc. Phần lớn đáp viên (37/40 người) chia sẻ môi trường sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, năng suất và hiệu quả trong công việc.
Ở câu hỏi WD2 về những mặt tích cực và hạn chế của nơi các đáp viên thường làm việc mà họ nghĩ văn phòng chia sẻ cần có hoặc khắc phục, khảo sát nhận được rất nhiều ý kiến. Đáp viên 3 chia sẻ: “Mình rất thích thiết kế ấm cúng, hiện đại, ánh sáng vừa phải ở The Coffee House.” hay “Không gian mở, đèn vàng, âm nhạc du dương nhẹ nhàng như ở Highlands Coffee là nơi lý tưởng tối ưu hóa năng suất làm việc của mình”. Đáp viên 27 góp ý: “Không gian mở nhiều ở Phúc Long gây ồn ào mất tập trung vì thế văn phòng chia sẻ cần có sự đóng và mở đan xen nhau” hay đáp viên 28 “Âm nhạc ở một số quán âm lượng quá lớn ảnh hưởng xấu đến công việc.”
Ngoài ra, khi được hỏi tác động của không gian văn phòng chia sẻ đến hiệu quả công việc ở câu hỏi WD3, nhóm nghiên cứu nhận được rất nhiều hồi đáp khác nhau, có 80% đáp viên cho rằng thiết kế không gian của văn phòng chia sẻ có tác động tích cực đến hiệu quả làm việc của họ và họ rất hứng thú được trải nghiệm không gian làm việc sáng tạo của văn phòng chia sẻ. “Thiết kế nên mở, thoáng đãng, hạn chế vách ngăn tạo cảm giác thoải mái, không bị gò bó khi làm việc” (Đáp viên 33). Một ý kiến khác cho rằng: “Không gian mở nơi văn phòng chia sẻ dấy lên vấn đề sự riêng tư của các cá nhân” (đáp viên 34). Đáp viên 9 chia sẻ thêm: “Các quầy ăn uống, nghỉ trưa tạo điều kiện giao lưu, tương tác với đồng nghiệp đồng thời giúp bản thân lấy lại năng lượng, tỉnh táo cho nhiệm vụ mới.” Tất cả đáp viên đều cùng thống nhất rằng không gian làm việc tại văn phòng chia sẻ cần có độ mở vừa phải nhằm giúp các đồng nghiệp giao lưu, kết nối với nhau nhưng vẫn cần độ đóng nhất định để đảm bảo tính riêng tư cho mỗi cá nhân.
Ở câu hỏi WD4 về nhu cầu với các dịch vụ đi kèm như hồ bơi, gym,...,, kết quả cho thấy gần 80% đáp viên (31/40) không có nhu cầu sử dụng. Đáp viên 11 cho rằng: “Mình không sử dụng các dịch vụ đó nhằm tối ưu hóa chi phí thuê hàng tháng tại văn phòng chia sẻ” hay “Mình chưa thấy được tiện ích thiết thực từ các dịch vụ trên” (đáp
viên 15). Tuy vậy, các đáp viên còn lại sẵn lòng sử dụng để gia tăng sự thoải mái, tiện lợi khi làm việc tại đó.
Qua bốn câu hỏi WD1, WD2, WD3, WD4, có thể thấy phần lớn các đáp viên đều đồng ý rằng thiết kế không gian là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc của họ. Trong 40 đáp viên, đa số đáp viên đều tỏ ra hứng thú với không gian thiết kế mở, sáng tạo, truyền cảm hứng cho họ, giúp họ nâng cao năng suất làm việc.
Như vậy, đối với các bạn trẻ đang theo học và đi làm trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, thiết kế không gian là một yếu tố có tác động tích cực đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ.
4.1.3.3. Yếu tố mạng lưới công việc rộng lớn, đa dạng
Từ sự thống kê các kết quả thu được, hầu hết các đáp viên (95%) có hiểu biết rằng những đối tượng sử dụng văn phòng chia sẻ có sự đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề công việc. Một số đáp viên chỉ ra rằng, “Văn phòng chia sẻ là một môi trường mở, số lượng người ra vào hàng ngày khá đông, chưa kể có rất nhiều công ty đặt văn phòng trong đó, nên khả năng những người làm việc tự do cũng như nhân viên thuộc những công ty ấy đến từ nhiều ngành nghề rất cao, vì vậy đã tạo nên mạng lưới công việc rộng lớn”.
Về những đáp viên hiện là sinh viên năm 3, năm 4 có chia sẻ thêm rằng, họ rất muốn được tham gia vào mạng lưới công việc và đồng nghiệp tương lai vì sắp phải thực tập và tốt nghiệp đi làm, tuy nhiên dù cho có tạo một tiểu sử giới thiệu bản thân thật hoàn hảo trên Facebook hoặc Linkedin thì cũng khó mà tham gia vào được mạng lưới quan hệ công việc, nơi ở đó có nhiều cơ hội nghề nghiệp cũng như các bật tiền bối có kinh nghiệm. Điều những bạn trẻ này cần là tìm ra được một giải pháp các bạn có thể dễ dàng bước vào mạng lưới rộng rãi ấy nhưng đồng thời phải thật sự hiệu quả.
Kết quả thống kê cho thấy ở biến SN1 có 36/40 người (90%) nhìn thấy văn phòng chia sẻ sẽ mang lại lợi ích từ hệ thống mạng lưới giao lưu rộng lớn. Những câu trả lời phổ biến bao gồm: mở rộng mối quan hệ và tầm hiểu biết, “Tiếp xúc với những
người thuộc lĩnh vực khác nhau, từ đó tạo ra mối quan hệ rộng có ích cho công việc sau này” (Đáp viên 30); giao lưu kết bạn và phát hiện tiềm năng bản thân ở lĩnh vực khác; cơ hội việc làm “Thích hợp để giao lưu, thậm chí là có được các cơ hội công
việc và phỏng vấn trực tiếp ngay tại đó” (Đáp viên 16); tìm kiếm đối tác kinh doanh, khách hàng, biết được đối thủ cạnh tranh với mình là ai.
Một số ít đáp viên còn lại chia sẻ rằng họ đến tham gia văn phòng chia sẻ là chỉ vì mục đích công việc. Một bạn sinh viên năm 3 nói, “Mình thường tập trung công
việc thôi, không để ý xung quanh lắm” (Đáp viên 37). Một bạn nữ khác trả lời, “Chị không quan tâm lắm, vì chị chỉ đến làm việc thư giãn một mình rồi sẽ về thôi” (Đáp viên 12).
Đề cập đến mối quan hệ giữa mạng lưới công việc đa dạng và ý định tham gia văn phòng chia sẻ, tại câu hỏi SN2, 26 đáp viên trên tổng số 40 chiếm tỷ lệ 65% trả lời rằng họ muốn làm việc tại văn phòng chia sẻ hơn văn phòng truyền thống do có nhiều cơ hội gia nhập được vào các mối quan hệ rộng lớn có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi làm việc của họ. “Văn phòng chia sẻ. Mình luôn muốn tham gia vào mạng lưới công
việc rộng lớn, gặp gỡ nhiều người” (Đáp viên 25), “Văn phòng chia sẻ vì ở đó giúp mình kết nối cộng đồng làm việc đa dạng hơn” (Đáp viên 24). Do vậy, làm việc tại văn
thường mà đó còn là những mối quan hệ liên kết với cộng đồng đa dạng ngành nghề hơn.
Tuy nhiên, 27,5% người được hỏi khác cho rằng họ không quá quan tâm đến việc mở rộng quan hệ vì theo quan điểm của họ, việc quan trọng nhất vẫn là công việc.
“Văn phòng truyền thống vì mình chỉ cần nơi đáp ứng chuyên môn hóa công việc mình thôi, không quan tâm đến các ngành nghề khác lắm” (Đáp viên 10) “Ở đâu,
cũng như nhau vì không quan tâm quá nhiều đến việc mở rộng quan hệ” (Đáp viên 31), “Nơi nào mình cũng ổn cả vì khi đi làm mình chỉ mong công việc phù hợp là yếu tố quan trọng nhất” (Đáp viên 36). Số ít còn lại bao gồm 3 đáp viên trên tổng số 40
đưa ra suy nghĩ rằng tùy tính chất công việc tương lai, nếu đòi hỏi mối quan hệ rộng lớn thì sẽ tìm đến những công ty có trong không gian làm việc chung, tức là họ sẽ dựa vào tình hình trong tương lai để đưa ra quyết định nơi làm việc chứ không vì một yếu tố cụ thể như mạng lưới quan hệ rộng rãi được đề cập tại đây.
Như vậy, đối với các bạn trẻ đang theo học và đi làm trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, mạng lưới công việc rộng lớn, đa dạng là một yếu tố có tác động tích cực đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ.
4.1.3.4. Yếu tố sự tương tác và hỗ trợ xã hội
Liên quan đến sự tương tác và hỗ trợ xã hội trong văn phòng chia sẻ, nhóm nghiên cứu đã đưa ra hai câu hỏi SS1 và SS2. Cụ thể với SS1, 70% đáp viên đồng ý rằng những người sử dụng không gian làm việc chung có thể dễ dàng tương tác với nhau, đặc biệt vào giờ ăn trưa hoặc tan làm. “Đặc thù không gian làm việc chung là sự
tương tác giữa con người với nhau” (Đáp viên 8). Một số đáp viên có quan niệm rằng
khi đã tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ thì người đó ắt hẳn đề cao vai trò tương tác giữa các cá thể, “Mình nghĩ những người làm việc tại đây đều cởi mở nên sẽ
dễ tương tác nhau” (Đáp viên 9). Quả thật, một trong những mục đích ban đầu văn
phòng chia sẻ được lập nên nhằm giúp mở ra cơ hội để người sử dụng được tương tác