Bảng 4.1: Kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết địnhKết quả kiểm
H1: Chi phí thuê văn phòng chia sẻ có tác động tích cực đến động cơ tham gia mô hình không gian làm việc chung.
Đối với những bạn trẻ khởi nghiệp: ủng hộ
Đối với đối tượng tần suất sử dụng ít: không ủng hộ H2: Thiết kế không gian và môi trường làm việc
truyền cảm hứng, sáng tạo có tác động tích cực đến động cơ tham gia mô hình không gian làm việc chung.
Ủng hộ
H3: Mạng lưới ngành nghề rộng lớn, đa dạng tác động tích cực tới động cơ tham gia mô hình không gian làm việc chung.
Ủng hộ
H4: Tương tác và hỗ trợ xã hội ảnh hưởng tích cực
H5: Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ảnh hưởng tích cực đến động cơ tham gia mô hình không gian làm việc chung.
Ủng hộ
H6: Hợp tác với đồng nghiệp tác động tích cực tới
động cơ tham gia mô hình không gian làm việc chung. Không ủng hộ H7: Sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia ảnh
hưởng tích cực đến động cơ tham gia mô hình không gian làm việc chung.
Không ủng hô °
H8: Cảm thấy là một phần của cộng đồng ảnh hưởng tích cực đến động cơ tham gia mô hình không gian làm việc chung.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4 này, nhóm tác giả đã trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được sau thực hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu và so sánh, bao gồm từ thống kê mẫu nghiên cứu cho đến kiểm định các mối quan hệ giữa những biến độc lập và phụ thuộc.
Sau khi phân tích dữ liệu bằng phương pháp định tính, kết quả cho thấy 6 yếu tố “Chi phí thuê” (RE), “Thiết kế không gian” (WD), “Mạng lưới công việc rộng lớn, đa dạng” (SN), “Tương tác và hỗ trợ xã hội” (SS), “Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm” (KS) và “Cảm giác thuộc về cộng đồng chung” (CB) có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng văn phòng chia sẻ của giới trẻ hiện nay, riêng 2 yếu tố còn lại là “Hợp tác” (C) và “Hỗ trợ chuyên nghiệp” (PS) không có tác động quá lớn.
Đặc biệt, yếu tố “Chi phí thuê văn phòng chia sẻ” có tác động tích cực đến ý định tham gia văn phòng chia sẻ của các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp nhưng lại không tác động đến ý định của các bạn trẻ đang đi làm, thực tập, làm việc tự do có tần suất sử dụng văn phòng thấp.
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.1. Mối quan hệ giữa chi phí thuê và ý định tham gia vào mô hình vănphòng chia sẻ phòng chia sẻ
Từ kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố chi phí thuê có tác động tích cực đến ý định tham gia văn phòng chia sẻ của các bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp, các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp. sự tác động này hoàn toàn giống với mô hình nghiên cứu đã đề xuất trước đó. Tuy nhiên, yếu tố này lại không tác động đến ý định tham gia văn phòng chia sẻ của các bạn trẻ đang đi làm, thực tập hay làm việc tự do có tần suất sử dụng văn phòng thấp.
Chi phí thuê văn phòng cho doanh nghiệp ở không gian làm việc chung rẻ hơn đi kèm với nhiều dịch vụ tiện ích nên các bạn có ý định khởi nghiệp đều muốn thuê văn phòng cho doanh nghiệp của mình khi khởi nghiệp. Tuy nhiên mức giá họ sẵn lòng chi trả trung bình là 9 triệu/tháng - thấp hơn giá thuê văn phòng chia sẻ trung bình trên thị trường hiện nay là 12 triệu đến 13 triệu/tháng. Như vậy đã có sự chênh lệch giữa mức sẵn lòng chi trả của các doanh nghiệp khởi nghiệp và mức giá trên thị trường hiện nay. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ.
Đối với các bạn trẻ đang đi làm, thực tập hoặc làm việc tự do có nhu cầu sử dụng văn phòng thấp, họ chỉ sẵn lòng chi trả trung bình 70.000 đồng/ngày cho một chỗ ngồi trong văn phòng chia sẻ. Trong khi đó, giá thực tế trung bình của một chỗ ngồi trong văn phòng chia sẻ ở TP.HCM là 100.000 đồng/ngày. Có thể thấy rằng giữa mức sẵn lòng chi trả của các bạn trẻ có tần suất sử dụng văn phòng thấp là chưa đủ để chi trả cho việc thuê chỗ ngồi trong văn phòng chia sẻ.
5.1.2. Mối quan hệ giữa thiết kế không gian và môi trường làm việc sáng tạo,truyền cảm hứng và ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ truyền cảm hứng và ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ
Nhân tố thiết kế không gian làm việc có tác động tích cực đến ý định tham gia mô hình làm việc chia sẻ của giới trẻ, kết quả này hoàn toàn giống với giả thuyết nhóm nghiên cứu đã đề ra trước đó.
Từ những dữ liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập được có thể nhận thấy rằng không gian làm việc có tác động rất lớn đến năng suất làm việc của người lao động. Người lao động cho rằng mô hình không gian làm việc chia sẻ cần có thiết kế hài hoà theo kiểu vừa đóng vừa mở. Sự đóng trong thiết kế không gian nhằm phục vụ nhu cầu họp bàn, thảo luận của các doanh nghiệp, nhóm khởi nghiệp. Hơn nữa, thiết kế đóng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các đồng nghiệp bảo mật thông tin, bảo đảm sự riêng tư cần thiết để họ có thể tập trung giải quyết công việc. Bên cạnh đó, thiết kế mở để gia tăng sự tương tác cũng như hình thành mạng lưới liên kết rộng rãi, thúc đẩy động lực làm việc giữa các đồng nghiệp với nhau. Đây là ưu điểm lớn của văn phòng chia sẻ làm cho loại mô hình văn phòng này trở nên khác biệt so với văn phòng truyền thống hay quán cà phê. Hiện nay, các văn phòng chia sẻ trên địa bàn TP.HCM đều có thiết kế vừa đóng vừa mở, các văn phòng chia sẻ này cần tiếp tục giữ gìn và phát huy hơn nữa.
5.1.3. Mối quan hệ giữa mạng lưới công việc rộng lớn, đa dạng và ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ
Theo như thảo luận sơ bộ ở chương 4, yếu tố mạng lưới công việc rộng lớn, đa dạng có mối quan hệ ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ của giới trẻ, mối quan hệ này hoàn toàn giống với mô hình nhóm nghiên cứu đã đề xuất trước đó.
Không phải ở nơi làm việc nào cũng có được thành phần nhân viên, người làm việc tự do hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng và tất cả người sử dụng văn phòng nói chung đa dạng trong các lĩnh vực, ngành nghề thuộc các khối ngành khác nhau như không gian làm việc chung. Mô hình văn phòng chia sẻ có được lợi thế này nhờ vào việc đề cao không gian mở, không ràng buộc quy định chỉ mỗi cá nhân hay tổ chức kinh doanh hoạt động trong ngành nghề cụ thể mới được tham gia. Thay vào đó, mô hình này khuyến khích khách hàng đến từ lĩnh vực công việc khác nhau nhằm tạo nên cộng đồng giao lưu kết bạn rộng lớn, chuyên nghiệp và đáng tin cậy kết nối mọi người làm việc tại nơi đây.
Qua các dữ liệu phân tích thuộc chương 4, có thể thấy rằng các bạn trẻ hiện nay quan tâm khá nhiều về việc xây dựng mối quan hệ xã hội, tìm kiếm mạng lưới công việc đa ngành nghề nhằm tạo cơ hội mở rộng giao lưu hợp tác, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác mà trong khi đó mô hình không gian làm việc chung hầu như đều đáp ứng được những yêu cầu đó. Tuy nhiên không phải tham gia vào văn phòng chia sẻ là các bạn trẻ lại sở hữu ngay những mạng lưới kết nối ngành nghề đa dạng mà điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động kết bạn giao lưu của họ.
5.1.4. Mối quan hệ giữa tương tác và hỗ trợ xã hội và ý định tham gia vàomô hình văn phòng chia sẻ mô hình văn phòng chia sẻ
Sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích đã nhận thấy yếu tố tương tác và hỗ trợ xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng văn phòng chia sẻ của giới trẻ. Từ đó kết luận được nhận định ban đầu của nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa tương tác và hỗ trợ xã hội với ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ là chính xác.
Đa số các bạn trẻ nếu tham gia vào mô hình không gian chung đều yêu thích được tương tác với các đồng nghiệp hoặc người sử dụng chung dịch vụ xung quanh, bằng chứng là việc có 31 trong tổng số 40 đáp viên có sự yêu thích về việc tương tác và hỗ trợ xã hội trong môi trường văn phòng chia sẻ theo kết quả từ sự phân tích dữ liệu đã trình bày ở chương 4. Mặc dù các đáp viên có chỉ ra những rủi ro xảy ra cản trở quá trình tương tác như sự e ngại giao tiếp chủ quan từ chính bản thân, sợ làm phiền người khác, hoặc vì sợ đối phương không được thoải mái, không hứng thú với cuộc trò chuyện với mình, hay thiếu lòng tin và sự mở lòng cần có. Tuy nhiên họ vẫn hy vọng rằng chỉ sau một thời gian thì những vấn đề này sẽ được giải quyết và giúp họ tự tin tương tác với nhau một cách bình thường. Có thể thấy, dù rất nhiều đáp viên có ý nghĩ được tương tác với các đồng nghiệp xung quanh trong khu vực làm việc chung nhưng trên thực tế sẽ có những cản trở nho nhỏ buộc họ phải vượt qua để có thể đạt được mong muốn của mình.
Những buổi sự kiện được tổ chức nhằm kết nối sự tương tác giữa các thành viên làm việc trong không gian làm việc chung được gặp mặt, trao đổi cũng như chia sẻ hiểu biết lẫn nhau. Theo kết quả từ phần phân tích chương 4 thì có tận 38 trong tổng số 40 đáp viên (chiếm 95%) đồng ý đến tham dự những cuộc gặp mặt này. Các bạn trẻ nhận thấy mình yêu thích hoạt động này vì được nói chuyện, tiếp xúc với mọi người, hoặc chỉ đơn giản là giúp tinh thần thư giãn trong những giờ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, một số đáp viên đồng ý tham dự sự kiện để tạo sự tương tác nhưng bên cạnh
đó phải có lợi ích kèm theo, ví dụ như mở rộng nhiều mối quan hệ có ích cho công việc, học hỏi những kinh nghiệm chia sẻ bổ ích, kết bạn với những người chung chí hướng, và tùy tính chất công việc yêu cầu sự tương tác đa dạng hóa mối giao lưu bên ngoài, tức là họ vẫn tham gia vào những buổi trò chuyện này nhưng họ mong đạt được một điều tốt đẹp mới mẻ mà bản thân cần được trau dồi thêm. Có thể thấy rằng, những người chủ văn phòng chia sẻ tổ chức các sự kiện này chủ yếu chú trọng sự giao lưu kết nối, trong khi đó người tham dự lại muốn đến để có thêm một chút kiến thức hoặc lợi ích nào đó cho bản thân.
5.1.5. Mối quan hệ giữa sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong văn phòngchia sẻ và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này chia sẻ và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này
Sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích đã nhận thấy mối quan hệ giữa việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm có tác động trực tiếp đến hành vi lựa chọn làm việc tại văn phòng chia sẻ của giới trẻ với 80% đáp viên đồng ý từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận được nhận định ban đầu là đúng về mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Tuy nhiên tỷ lệ không như dự đoán ban đầu rằng tỉ lệ người tham gia vào mô hình này sẵn sàng trao đổi thông tin với những nhóm khởi nghiệp và người làm việc tự do không cao như dự đoán, cụ thể chỉ 60% người được phỏng vấn đồng ý với ý kiến này, từ đó nhóm nghiên cứu nhận ra trong cộng đồng làm việc chung ở Việt Nam, giữa những người làm việc vẫn còn có một bức tường vô hình ngăn cách giữa họ, giữa họ vẫn còn thiếu sự cởi mở trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho nhau. Các đáp viên cho rằng chỉ chia sẻ những thông tin thường nhật, không đi sâu vào chuyên ngành làm việc vì họ cho rằng giữa các doanh nghiệp là có sự cạnh tranh và hạn chế chia sẻ những sáng kiến, ý tưởng kinh doanh với nhau để bảo mật chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch phát triển của riêng doanh nghiệp hoặc của riêng họ. Mức độ chia sẻ còn phụ thuộc vào mức độ thân quen hay sự tương đồng trong tính cách, quan điểm.
Như vậy, đa số các đáp viên đều đồng ý chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trong mô hình văn phòng chia sẻ vì họ nghĩ việc chia sẻ kiến thức cho nhau giúp họ phát triển bản thân mình hơn, nâng cao năng lực bản thân hơn, tuy nhiên một con số không nhỏ cũng còn ngần ngại, dè dặt trong vấn đề này. Đây là khác biệt khá lớn mà nhóm nghiên cứu nhận thấy ở tình hình thực tế của Việt Nam so với các mô hình văn phòng chia sẻ trên thế giới. Ở các văn phòng chia sẻ trên thế giới, những người tham gia vào mô hình này trên thế giới luôn sẵn sàng chia sẻ cho nhau một cách thoải mái và cởi mở (Spinuzzi 2012). Từ đó có thể thấy rằng vấn đề về lợi ích cá nhân và lòng tin ban đầu với nhau trong văn phòng chia sẻ ở Việt Nam là thấp hơn so với thế giới.
5.1.6. Mối quan hệ giữa sự hợp tác trong văn phòng chia sẻ và ý định thamgia vào mô hình văn phòng này gia vào mô hình văn phòng này
Từ kết quả phân tích ở chương 4 có thể nhận thấy sự hợp tác trong văn phòng chia sẻ không ảnh hưởng đến ý định tham gia vào mô hình này của giới trẻ. Mối quan hệ này đi ngược lại với giả thuyết nhóm nghiên cứu đặt ra lúc đầu.
Từ dữ liệu thu thập được cho thấy một nhóm người dùng thích cộng tác, chia sẻ với đồng nghiệp vì nó mang lại nhiều lợi ích cho họ, tuy nhiên vẫn còn nhiều người lại không nhận thấy được lợi ích từ hoạt động này, đây rõ ràng là một sự khác biệt của Việt Nam so với thế giới. Ở Việt Nam, mọi người vẫn còn dè dặt hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong khi trên thế giới họ sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với nhau một cách cởi mở.
5.1.7. Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ chuyên nghiệp và ý định tham gia vào môhình văn phòng chia sẻ hình văn phòng chia sẻ
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, có thể thấy rằng yếu tố sự hỗ trợ chuyên nghiệp đến từ các chuyên gia trong không gian làm việc chung không có tác động tích cực đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng này của giới trẻ. Mối quan hệ này không giống với giả thuyết nghiên cứu của nhóm nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
Khi được hỏi về vấn đề bí ý tưởng hoặc không giải quyết được các vấn đề trong công việc nếu làm việc ở không gian làm việc chung, các đáp viên đều chỉ nghĩ đến sự trợ giúp từ đồng nghiệp, bạn bè, tiền bối đi trước mà không nghĩ đến việc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gi. Theo họ, khả năng gặp được các chuyên gia ở văn phòng chia sẻ là không cao. Từ đó có thể thấy rằng các đáp viên đều không nhận thức hoặc biết đến sự xuất hiện của các chuyên gia tại văn phòng làm việc chia sẻ để tìm kiếm sự trợ giúp của họ. Tuy nhiên, nếu gặp được phần lớn các đáp viên đều sẵn sàng nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia. Lý do họ đưa ra là vì các chuyên gia có năng lực