Mối quan hệ giữa sự hợp tác trong văn phòng chia sẻ và ý định tham

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 58)

chia sẻ và ý định tham gia vào mô hình văn phòng này

Sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích đã nhận thấy mối quan hệ giữa việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm có tác động trực tiếp đến hành vi lựa chọn làm việc tại văn phòng chia sẻ của giới trẻ với 80% đáp viên đồng ý từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận được nhận định ban đầu là đúng về mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Tuy nhiên tỷ lệ không như dự đoán ban đầu rằng tỉ lệ người tham gia vào mô hình này sẵn sàng trao đổi thông tin với những nhóm khởi nghiệp và người làm việc tự do không cao như dự đoán, cụ thể chỉ 60% người được phỏng vấn đồng ý với ý kiến này, từ đó nhóm nghiên cứu nhận ra trong cộng đồng làm việc chung ở Việt Nam, giữa những người làm việc vẫn còn có một bức tường vô hình ngăn cách giữa họ, giữa họ vẫn còn thiếu sự cởi mở trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho nhau. Các đáp viên cho rằng chỉ chia sẻ những thông tin thường nhật, không đi sâu vào chuyên ngành làm việc vì họ cho rằng giữa các doanh nghiệp là có sự cạnh tranh và hạn chế chia sẻ những sáng kiến, ý tưởng kinh doanh với nhau để bảo mật chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch phát triển của riêng doanh nghiệp hoặc của riêng họ. Mức độ chia sẻ còn phụ thuộc vào mức độ thân quen hay sự tương đồng trong tính cách, quan điểm.

Như vậy, đa số các đáp viên đều đồng ý chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trong mô hình văn phòng chia sẻ vì họ nghĩ việc chia sẻ kiến thức cho nhau giúp họ phát triển bản thân mình hơn, nâng cao năng lực bản thân hơn, tuy nhiên một con số không nhỏ cũng còn ngần ngại, dè dặt trong vấn đề này. Đây là khác biệt khá lớn mà nhóm nghiên cứu nhận thấy ở tình hình thực tế của Việt Nam so với các mô hình văn phòng chia sẻ trên thế giới. Ở các văn phòng chia sẻ trên thế giới, những người tham gia vào mô hình này trên thế giới luôn sẵn sàng chia sẻ cho nhau một cách thoải mái và cởi mở (Spinuzzi 2012). Từ đó có thể thấy rằng vấn đề về lợi ích cá nhân và lòng tin ban đầu với nhau trong văn phòng chia sẻ ở Việt Nam là thấp hơn so với thế giới.

5.1.6. Mối quan hệ giữa sự hợp tác trong văn phòng chia sẻ và ý định thamgia vào mô hình văn phòng này gia vào mô hình văn phòng này

Từ kết quả phân tích ở chương 4 có thể nhận thấy sự hợp tác trong văn phòng chia sẻ không ảnh hưởng đến ý định tham gia vào mô hình này của giới trẻ. Mối quan hệ này đi ngược lại với giả thuyết nhóm nghiên cứu đặt ra lúc đầu.

Từ dữ liệu thu thập được cho thấy một nhóm người dùng thích cộng tác, chia sẻ với đồng nghiệp vì nó mang lại nhiều lợi ích cho họ, tuy nhiên vẫn còn nhiều người lại không nhận thấy được lợi ích từ hoạt động này, đây rõ ràng là một sự khác biệt của Việt Nam so với thế giới. Ở Việt Nam, mọi người vẫn còn dè dặt hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong khi trên thế giới họ sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với nhau một cách cởi mở.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến ý định tham gia vào mô hình văn phòng chia sẻ của giới trẻ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)