L ỜI CẢM ƠN
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu… tại các cơ quan, đơn vị thuộc huyện Đông Hòa để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu. Cụ thể thu thập số liệu diện tích đất thu hồi qua các năm, các báo cáo về tình hình sử dụng đất, tình hình phát triển KT-XH tại địa phương qua các năm, kết quả thực hiện công tác thu hồi đất tại địa phương trong thời gian nghiên cứu…
- Thu thập các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương về chính sách thu hồi đất, BT, HT&TĐC cho người bị thu hồi đất, bao gồm các Luật và văn bản dưới Luật đã và đang được áp dụng tại địa phương; các văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành quy định về chính sách BT, HT&TĐC đã và đang được áp dụng tại địa phương.
- Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những giáo trình, sách báo, báo cáo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin từ Internet… để có số liệu về tình hình thu hồi đất, BT, HT&TĐC, việc làm, sinh kế của người dân trong nước và trên thế giới.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu, điều tra: Để đạt được mục đích nghiên cứu chúng tôi tiến hành chọn vùng nghiên cứu dựa trên tiêu chí vùng có tốc độ đô thị hóa cao, có đất bị thu hồi nhiều để thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả thu hồi đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Vùng nghiên cứu được lựa chọn là huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Phương pháp phỏng vấn nhóm đối tượng bị thu hồi đất: Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi điều tra có sẵn nhằm đảm bảo được tính thực tiễn, chính xác của số liệu thu được. Đề tài đã chọn dự án Tuyến đường QL 1A (Đông Mỹ) đến KCN Hòa Hiệp - giai đoạn 1 để điều tra phỏng vấn. Số mẫu điều tra được tính theo công thức Slovin (1960):
n = N/(1+N.e2)
với N tổng số hộ bị thu hồi đất (315 hộ), e là sai số (10%). Số mẫu điều tra được tính cho dự án như sau:
n = 315/(1 + 315 x 0,12)= 76 mẫu.
Nội dung chính của phiếu điều tra tập trung vào các nội dung bao gồm: + Tình hình đời sống của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất
+ Trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất và BT, HT&TĐC. + Tình hình đời sống của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất.
+ Sự hài lòng của các hộ gia đình, cá nhân với việc thu hồi đất của Nhà nước để thực hiện dự án.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh số liệu
Đây là phương pháp sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được qua đó thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để phân tích sự ảnh hưởng. Đồng thời so sánh việc thực hiện nội dung, trình tự, thủ tục khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương với các quy định của pháp luật;
Thực hiện tổng hợp những mong muốn của người sử dụng đất khi bị thu hồi đất đặc biệt là các mong muốn về giá đất và việc thực hiện BT, HT&TĐC để GPMB; mức độ hài lòng của người dân khi nhà nước thực hiện việc thu hồi… Trên cơ sở đó đánh giá và đề xuất các hướng giải quyết.
2.3.3. Phương pháp tham vấn
Tham khảo ý kiến người có chuyên môn nhằm hạn chế sai sót và tìm ra phương pháp giải quyết các vấn đề khó khăn. Trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác thu hồi đất, công tác BT, HT&TĐC để GPMB nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp và khó khăn trong thực tế.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ NAM PHÚ YÊN TẾ NAM PHÚ YÊN
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tựnhiên Khu Kinh tế Nam Phú Yên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
KKT Nam Phú Yên được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại khu vực ven biển phía Nam của tỉnh Phú Yên (theo Quyết định số 54/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) với quy mô diện tích 20.730ha, vị trí nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Yên. Phạm vi nghiên cứu Quy hoạch chung xây dựng KKT Nam Phú Yên bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các phường: Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông thuộc thành phố Tuy Hòa và các xã: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm, Hòa Xuân Đông, Hòa Vinh và một phần các xã Hòa Xuân Tây, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Nam, Hòa Thành thuộc huyện Đông Hòa. Có ranh giới địa lý được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp sông Đà Rằng.
- Phía Nam giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. - Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp hành lang cao tốc Bắc - Nam dự kiến.
Tổng diện tích tự nhiên toàn KKT là 20.730ha. KKT Nam Phú Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý nằm giữa 109018’04’’ - 109027’18’’ kinh độ Đông và 12053’46’’ - 13006’12’ vĩ độ Bắc.
3.1.1.2. Điều kiện tựnhiên Khu Kinh tế Nam Phú Yên
- Địa hình, địa mạo: Khu vực nghiên cứu có địa hình đồng bằng của sông ven biển, hướng dốc chính từ Tây sang Đông và dốc dần ra hướng sông Bàn Thạch – Đà Nông, bao gồm các loại địa hình như sau:
+ Địa hình vùng đồng bằng: Do đất phù sa của hai con sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch bồi đắp, với cao độ tự nhiên trung bình +2,5m ÷ +5m; cũng là vùng tập trung khu dân cư, công trình công cộng, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp hàng hóa của KKT.
+ Địa hình ven biển có dạng các dãy đồi cát phẳng, thấp, liên hoàn với nhau có độ cao từ +5,0m đến + 8,0m.
+ Vùng đồi núi: Là khu vực đồi núi liền vùng nằm ở phía Nam và Phía Tây Nam của KKT, độ cao trung bình 400m đến 500m, điểm cao nhất là núi Đá Bia cao 706m, có độ dốc lớn, là vùng có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, nhiều di tích lịch sử, nhiều danh thắng, vị trí địa lý độc đáo… được công nhận cấp quốc gia.
(Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên)
- Khí hậu, thời tiết:KKT Nam Phú Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, có 02 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm. Có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây - Nam bắt đầu khoảng đầu tháng 5 đến tháng 7; Gió mùa Đông Bắc bắt đầu khoảng đầu tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm dao động từ 210 - 307 giờ. Nhiệt độ khoảng 23,70 - 30,10C, nhiệt độ trung bình khoảng 280C, độ ẩm không khí trung bình: từ 70 - 87%.
- Thủy văn, sông suối: Hệ thống sông, suối: KKT Nam Phú Yên chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch và chế độ thủy triều của Biển Đông khu vực tỉnh Phú Yên. Do chịu tác động của chế độ lũ sông Ba, sông Bàn Thạch diễn biến dòng chảy lũ bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12, lũ chính vụ xuất hiện giai đoạn trung tâm của mùa mưa tháng 10, tháng 11.
- Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra nông hóa thổ nhưỡng tỉnh Phú Yên, KKT Nam Phú Yên có các nhóm đất chủ yếu sau:
Nhóm đất cát ven biển được phân bố ở tất cả các xã tiếp giáp với biển và là nhóm đất đang có xung đột lớn về bảo vệ rừng phòng hộ, xây dựng hồ nuôi tôm trên cát đã làm phá vỡ quy hoạch.
Nhóm đất mặn (M): Đất mặn được phân bố ở ven biển, cửa sông, phần lớn diện tích này đã chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản.
Nhóm đất phèn (S): được phân bố chủ yếu ở xã Hòa Xuân Đông. Nhóm đất
này phần lớn đã chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản..
Nhóm đất phù sa (P): hiện ngày càng thu hẹp, do phát triển đô thị (thị trấn
Hòa Vinh) đất giao thông, khu cụm công nghiệp, đất ở...
Nhóm đất xám (X): Nhóm đất xám được hình thành trên phù sa cổ và đá cát, được phân bố chủ yếu ở Hòa Xuân Tây, Hòa Tân Đông.
Nhóm đất đỏ vàng (Fa): Đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, vàng nhạt nằm ở vùng đồi núi ở các xã Hòa Xuân Nam, Hòa Xuân Tây, Hòa Tân Đông và Hòa Tâm.
Nhóm đất sông suối mặt nước bao gồm đất ao hồ, sông suối, đất khác... phân bố rải rác trên địa bàn KKT.
+ Tài nguyên nước bao gồm: Nguồn nước mặt của các sông, suối, hồ chứa, thủy vực... Nguồn nước mặt hàng năm rất lớn, tiếp nhận phần lớn nguồn nước của hệ thống sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch và thủy nông Đồng Cam; phần lớn nước mặt có chất lượng tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Nguồn nước dưới đất khá dồi dào và chất lượng nước tương đối tốt.
+ Tài nguyên rừng: Chủ yếu là rừng đặc dụng 5.835,56ha ở khu vực Đèo Cả, rừng sản xuất 4.611,77ha và rừng phòng hộ 1.140,47ha, diện tích rừng phòng hộ ngày càng thu hẹp do thu hồi thực hiện các dự án lớn trên địa bàn KKT Nam Phú Yên.
+ Tài nguyên biển, ven biển: KKT Nam Phú Yên có ranh giới phía Đông nằm tiếp giáp biển Đông, có chiều dài bờ biển khoảng 50km, ngư trường rộng với các tài nguyên biển đa dạng, phong phú, có tiềm năng lớn. Một số khu vực vùng biển bằng phẳng thuận lợi phát triển công nghiệp, xây dựng, bãi tắm dân sinh; một số khu vực vùng biển sâu, có nhiều đồi núi nhô ra đến biển, có vịnh kín gió như: Vũng Rô, Bãi Gốc là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo ra thế mạnh trong phát triển kinh tế cảng biển và khu du lịch sinh thái quy mô lớn quanh núi Đá Bia, Vũng Rô.
+ Tài nguyên khoáng sản: Tiềm năng lớn nhất về tài nguyên khoáng sản của là đá Granít (ở xã Hòa Xuân Nam), cát phục vụ xây dựng (tại xã Hòa Thành). Ngoài ra còn có mỏ than bùn ở Hảo Sơn và một số khoáng sản khác có qui mô rất nhỏ.
- Tài nguyên du lịch và nhân văn: KKT Nam Phú Yên nằm chủ yếu trên địa bàn huyện Đông Hòa, là vùng đất lịch sử - văn hoá, giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích văn hoá, lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh, có tiềm năng phát triển du lịch như:Di tích lịch sử cấp quốc gia Vũng Rô;Di tích thắng cảnh cấp quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh; Di tích lịch sử - văn hóa: Lăng Phú Lạc, Di tích lịch sử Tàu không số tại Bãi Chùa - Vũng Rô, Di tích lịch sử cách mạng Núi Hiềm, Di tích Đền thờ thần Thiên Y Ana (Dinh Bà) thuộc khu vực Đèo Cả… gắn liền với các Danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Đèo Cả, Vịnh Vũng Rô, Núi Đá Bia, Mũi Điện, Đập Hàn…
* Nhận xét chung:
Vị trí địa lý KKT Nam Phú Yên tiếp giáp với các hạ tầng quan trọng như: QL 1A, đường sắt Bắc Nam, sân bay Tuy Hòa và Cảng Vũng Rô, là điểm đến, điểm dừng và là tuyến tham quan trọng điểm nên dễ thu hút đầu tư bên ngoài; có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, địa hình độc đáo, khí hậu thời tiết, đất đai thổ nhưỡng màu mỡ, rất thuận lợi xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và các hoạt động của các KCN, thuận lợi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp quy mô lớn, công nghệ tiên tiến và giá trị lớn. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên (trừ đá Granit) có quy mô, trữ lượng nhỏ, giá trị thấp nên ít khả năng thu hút công nghiệp chế biến đồng bộ như: khoáng sản, gỗ… nhằm tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu ngân sách.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trên địa bàn Khu kinh tế Nam Phú Yên. tế Nam Phú Yên.
Để thúc đẩy việc phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định cuộc sống, an sinh, phúc lợi xã hội, các chỉ tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn khu vực nghiên cứu là Huyện Đông Hòa trong năm 2017 được thể hiện qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu KT-XH của huyện Đông Hòa năm 2017
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
tính Kết quả 2016 Kế hoạch 2017 Thực hiện So sánh TH/KH Tỷ lệ Tăng/ Giảm 1 Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo
giá gốc năm 2010).Trong đó: % 7,46 10,02 10,78
Vượt
0,69% 0,76 Giá trị sản xuất Công nghiệp và
xây dựng % 3 12,7 14,36
Vượt
1,48% 1,66 Giá trị sản xuất ngành Dịch vụ % 12,05 12,06 12,06 Đạt
100% 0
Giá trị sản xuất ngành Nông-Lâm-
ngư nghiệp % 6,36 2,53 3,32
Vượt
0,78% 0,79 2 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản Ha 1.094,
5 1.100
1.117, 4
Vượt
1,58% + 2,09%
3 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ.
đồng
86,54
7 80 101,5
Vượt
26,88% +17,08% 4 Giá trị sản xuất bình quân đầu
người/năm
Tr.
đồng 74,04 80,97 81,45
Vượt
0,59% +10% 5 Xây dựng xã đạt tiêu chí Nông
thôn mới Xã 02 02 02 100% 0
6 Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,3 0,3 0,3 100% 0
7 Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy
dinh dưỡng % 9,67 9,57 9,17
Đạt
400% - 0,5%
8 Giải quyết việc làm Lao
động 3.660 2.600 3.201
Vượt
23,12% 87,46%
9
Tỷ lệ lao động qua đào tạo/Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế
% 40 45 50,14 Vượt
5,14% +10,14% 10 Tỷ lệ dân cư tham gia Bảo hiểm y tế % 72,74 74,48 74,48 100% + 1,74% 11 Chỉ tiêu về văn hóa
- Gia đình văn hóa % 90 92 92 100% + 2%
- Thôn, khu phố văn hóa % 80 85 85 100% + 5%
- Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá Cơ
quan 38 54 50 92,6% +12
- Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa
nông thôn mới xã 2 2 2 100% 0
12 Xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia
về y tế xã 6 8 8 100% + 2
13 Tăng tỷ lệ độ che phủ rừng % 24,49 24,7 24,7 100% + 0,21%
14 Tăng tỷ lệ dân cư nông thôn sử
dụng nước hợp vệ sinh % 96 97 1% 100% +1%
3.1.2.1. Về lĩnh vực kinh tế
- Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất (GO) nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp (theo giá gốc năm 2010) ước đạt 1.539,061 tỷ đồng. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 403,194 tỷ đồng, diện tích trồng lúa năm 2017 là 9.342ha, năng suất thu hoạch bình quân 68,6 tạ/ha; năng suất, sản lượng rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày đều đạt và vượt kế hoạch. Triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất; Giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 340 tỷ đồng trong khi giá trị sản xuất lâm nghiệp 4,702 tỷ đồng, công tác phát triển lâm nghiệp, chăm sóc, bảo vệ rừng được tăng cường, tỷ lệ độ che phủ rừng 24,7%; Giá trị sản xuất ngư nghiệp 746,215 tỷ đồng, diện tích nuôi tôm 1.090ha, (tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch: 874ha, vùng nuôi tôm trên cát 206ha...), năng suất bình quân 3,998 tấn/ha, sản xuất 637 triệu tôm post. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 9.631 tấn.
- Sản xuất công nghiệp - TTCN và xây dựng: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 2.457,228 tỷ đồng, trong đó: giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (theo giá gốc 2010) 2.140,948 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 316,28 tỷ đồng.
- Về Thương mại- dịch vụ: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ gần 2.969,5 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa