L ỜI CẢM ƠN
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.5. Giải pháp về công tác phối hợp và vận động của các cơ quan, đơn vị
- Tăng cường sự phối hợp giữa địa phương giữa các cơ quan ban, ngành đặc biệt là trong hệ thống các cơ quan ngành tài nguyên và môi trường, phải có sự đồng thuận, quyết tâm cao, trong điều hành giải quyết công việc phải quyết liệt, bám sát cơ sở, hiện trường để chỉ đạo giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc; Mặt khác phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ, thông báo cho nhau những vấn đề cần giải quyết, chuẩn bị chu đáo về hồ sơ tài liệu, nắm bắt từng trường hợp cụ thể, thống nhất cách tiếp cận để giải quyết vướng mắc cho các hộ gia đình, cá nhân và đề xuất hướng xử lý những việc vượt quá thẩm quyền của người chịu trách nhiệm giải quyết.
- Công tác giải quyết những vấn đề liên quan đến BT, HT&TĐC cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án cần phải minh bạch, công khai, dân chủ và kịp thời, giải quyết dứt điểm, đúng hẹn, trách tình trạng để người dân đi lại nhiều lần, gây phiền hà và làm mất niềm tin trong nhân dân.
- Đối với các dự án quan trọng, có tính chất trọng điểm trong việc phát triển KT-XH của địa phương, của tỉnh, ngoài sự chỉ đạo kiên quyết của UBND tỉnh và UBND huyện sự vào cuộc của các ngành chức năng và cả hệ thống chính trị, còn cần có sự linh hoạt và luôn đổi mới phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, sự đồng thuận trong nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của các dự án triển khai trên địa bàn đối với sự nghiệp phát triển của quê hương, đất nước.
- Để thực hiện tốt công tác thu hồi đất, BT, HT&TĐC, công tác tuyên truyền, vận động phải đi trước một bước, UBND các cấp phải thường xuyên tập huấn, rèn luyện kỹ năng và nâng cao năng lực, trình độ cho các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân vận tại cơ sở trong việc thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân. Khi triển khai vận động phải nắm vững các quy định của pháp luật và từng trường hợp cụ thể của đối tượng vận động, không vận động qua loa, vận động cho có thủ tục, hoặc
tin và dễ xảy ra khiếu kiện. Chú trọng tuyên truyền, vận động, làm cho dân hiểu và tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tự nguyện thực hiện di dời, giải tỏa ngay sau khi có chủ trương cho phép đầu tư dự án và có quyết thu hồi đất của cơ quan có thầm quyền; Đồng thời xác định việc hoàn thành công tác bồi thường, GPMB bàn giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công đúng kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Để thực hiện tốt giải pháp này, chính quyền địa phương nên thành lập một tổ giúp việc có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp, có khả năng, kỹ năng thuyết phục… để tạo tính chuyên nghiệp trong việc thực hiện công tác vận động.
- Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc, lãnh đạo các cấp chính quyền phải trực tiếp đến từng hộ dân, từng vị trí còn vướng mắc để thông qua đối thoại trực tiếp, kiểm tra cụ thể, xác định nguyên nhân và có biện pháp giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp, kiên quyết, dứt điểm, không để xảy ra các vấn đề phức tạp. Quan tâm bố trí nơi TĐC cho các hộ dân phải di dời tuân thủ đúng các điều kiện theo quy định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu và thảo luận, một số kết luận về công tác thu hồi đất, BT, HT&TĐC để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn KKT Nam Phú Yên như sau:
- Từ năm 2010 đến năm 2017, trên địa bàn KKT Nam Phú Yên đã thực hiện công tác thu hồi đất và lập phương án BT, HT&TĐC cho 76 công trình, dự án với 340 phương án BT, HT&TĐC được thẩm định, với tổng kinh phí BT, HT&TĐC được phê duyệt là 724.124.457.926 đồng. Trong đó bao gồm 17 dự án thuộc danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại KKT Nam Phú Yên.
- Về công tác thu hồi đất:
+ Nhìn chung, công tác thu hồi đất trên địa bàn huyện Đông Hòa nói chung và KKT Nam Phú Yên nói riêng luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp các ngành, trình tự được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017, việc thu hồi đất được thực hiện và áp dụng theo Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013, do vậy có sự khác nhau trong phương pháp thực hiện công tác thu hồi đất như: Về thẩm quyền thu hồi đất; Về việc thông báo cho người có đất thu hồi biết kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm… nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong thực hiện thu hồi đất.
+ Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017, nhiều công trình dự án có quy mô diện tích lớn, nhiều đối tượng chịu ảnh hưởng, tập trung chủ yếu tại những khu vực dân cư đông đúc, có địa hình và nguồn gốc sử dụng đất phức tạp; Việc quản lý đất đai của chính quyền địa phương trong thời gian dài còn lỏng lẻo, nhất là các xã ven biển, dẫn đến sử dụng đất sai mục đích, mua bán chuyển nhượng không theo quy định, sử dụng đất không có giấy tờ hoặc đã cấp giấy CNQSDĐ nhưng còn nhiều sai sót, không xác định được thời điểm xây dựng công trình, vật kiến trúc; việc đền bù, hỗ trợ của các dự án đã triển khai trước đây có sự chồng lấn không rõ ràng, phức tạp không còn hồ sơ lưu trữ đến khi thực hiện công tác BT, HT&TĐC mới tiến hành xử lý… mất thời gian xác minh, lấy ý kiến khu dân cư và làm kéo dài thời gian thực hiện công tác thu hồi đất. Đa phần các thông báo thu hồi đất đều phải thực hiện việc gia hạn, nhất là những dự án có tính chất và quy mô lớn, nhiều đối tượng chịu ảnh hưởng.
+ UBND huyện đã chỉ đạo tập trung toàn bộ lực lượng để thực hiện hoàn thành các phương án BT, HT&TĐC cho các công trình dự án quan trọng, nhưng đa phần các dự án đều thực hiện theo hình thức cuốn chiếu: “Kiểm kê, đo đạc và xác định quy chủ đến đâu thì thực hiện lên phương án bồi thường đến đó”, nhằm kịp tiến độ bàn giao
mặt bằng cho các đơn vị thi công. Do vậy, số lượng dự án đầu tư tuy không tăng nhiều nhưng số lượng phương án BT, HT&TĐC được duyệt đều tăng qua các năm.
+ Đồng thời trong thời gian qua, nhiều hộ gia đình, cá nhân đã thiếu sự hợp tác trong công tác kiểm kê tài sản và cung cấp hồ sơ có liên quan có liên quan. Sự phối hợp của một số xã nơi có đất bị thu hồi và các cơ quan ban ngành có liên quan tại địa phương đôi lúc chưa thật sự đồng bộ, còn ỷ lại và cho rằng công tác BT, HT&TĐC là nhiệm vụ và trách nhiệm của Trung tâm phát triển quỹ đất nên thiếu tính chủ động và phối hợp trong việc thực hiện…
+ Công tác vận động nhân dân khi thực hiện việc thu hồi đất còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào việc vận động của các cơ quan và tổ chức làm công tác bồi thường, chưa tích cực, biện pháp và hình thức còn chiếu lệ, hiệu quả mang lại chưa cao…
- Về công tác BT, HT&TĐC:
+ Mặc dù Luật Đất đai năm 2003 đã có những bước tiến trong việc bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người có đất bị thu hồi, nhưng trên thực tế, tại huyện Đông Hòa vẫn còn những vấn đề nổi cộm, làm chậm tiến độ bồi thường, GPMB, ảnh hưởng đến môi trường và hiệu quả đầu tư như vụ việc Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Hòa Tâm (giai đoạn 1) vào cuối năm 2013, đã tạo ảnh hưởng không tốt trong quá trình thực hiện các phương án BT, HT&TĐC đối với các giai đoạn kế tiếp như: Tâm lý so sánh vì có sự chênh lệch lớn khi phương án mới được lập và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; Không tích cực phối hợp với cơ quan liên quan để bàn giao mặt bằng, khiếu kiện, khiếu nại nhiều lần, kéo dài thời gian thực hiện công tác thu hồi đất và BT, HT&TĐC.
+ Trong những năm đầu triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các quy định liên quan đến công tác thu hồi đất, BT, HT&TĐC vẫn còn nhiều bấp cập, đặc biệt là việc xác định giá đất cụ thể để làm cơ sở để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, đặc biệt là việc xác định giá đất sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi, do vậy phải làm đi, làm lại nhiều lần, cá biệt có dự án xin giá đất cụ thể kéo dài hơn 06 tháng… gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác thu hồi đất, BT, HT&TĐC.
+ Một số dự án vì kinh phí bố trí để thực hiện chưa được đảm bảo, đặc biệt là các dự án tư nhân hoặc các dự án có thời gian thu hồi đất, BT, HT&TĐC kéo dài dẫn đến kinh phí dự phòng cho chi trả tiền bồi thường tăng theo thời điểm thực hiện phương án. Do vậy, một số phương án đã phê duyệt nhưng chậm bố trí nguồn vốn để chi trả dứt điểm gây kéo dài thời gian thực hiện việc chi trả bồi thường.
+ Việc bố trí TĐC luôn được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng chịu ảnh hưởng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của địa phương, đảm bảo có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Giá
đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi TĐC được xác định phù hợp với điều kiện thị trường của địa phương, đảm bảo để các hộ gia đình, cá nhân đủ khả năng xây dựng lại nhà ở.
- Qua điều tra, nghiên cứu dự án Tuyến nối QL 1A (Đông Mỹ) đến KCN Hòa Hiệp giai đoạn 1 cho thấy:
+ Các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thực hiện công tác thu hồi đất, BT, HT&TĐC của dự án nhìn chung đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Dự án được cho phép áp dụng cơ chế đặc thù theo hình thức “Vừa hoàn tất thủ tục về đất đai, vừa lập thẩm định và phê duyệt Phương án BT, HT&TĐC” để đẩy nhanh tiến độ BT, HT&TĐC và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công; Đã bổ sung và bố trí đầu tư xây dựng kịp thời khu TĐC gần khu vực sinh sống của các hộ gia đình cá nhân chịu ảnh hưởng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, đảm bảo an ninh xã hội.
+ Về thực hiện công tác thu hồi đất, BT, HT&TĐC: Từ giai đoạn năm 2013 đến
ngày 31/12/2017, đã thu hồi được 157.252,3m2 trong tổng số 226.123,04m2 đất dự kiến thu hồi, chiếm 69,54%; Trong đó: 17 phương án BT, HT&TĐC đã được thẩm định với 22 quyết định phê duyệt (có 05 quyết định điều chỉnh một số nội dung của phương án); Kinh phí thực hiện việc chi trả BT, HT là 71.627.736.840đồng cho 315 đối tượng chịu ảnh hưởng; Tổ chức bốc thăm và bố trí TĐC cho 49 đối tượng đủ điều kiện.
+ Tuy nhiên, dự án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đặc biệt là trong công tác xác định nguồn gốc thửa đất để quy chủ, nguồn gốc và thời gian sử dụng, cũng như công tác tuyên truyền, vận động nhân dân còn hạn chế theo phương thức “cứ vận động, xác minh quy chủ đến đâu thì lập phương án bồi thường đến đó”, dẫn đến diện tích thu hồi nhỏ lẻ, manh mún vàrời rạc trong việc bàn giao mặt bằng.
+ Sau 05 năm thực hiện, chủ đầu tư và nhà thầu chỉ hoàn thành khoảng 77,2% khối lượng thi công công trình, kéo theo chi phí dự án tăng gần gấp đôi so với dự toán ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ gia đình cá nhân ít hài lòng với phương án BT, HT&TĐC đã được phê duyệt. Chủ yếu tập trung vào một số lý do chính như: Việc thu hồi đất đã làm mất quá nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của họ; Mức giá bồi thường chưa thỏa đáng…
+ Trong quá trình triển khai thực hiện phương án BT, HT&TĐC, UBND huyện Đông Hòa đã ký ban hành 04 quyết định điều chỉnh phương án BT, HT&TĐC, chủ yếu tập trung ở giai đoạn áp dụng và thực hiện Luật Đất đai năm 2003. Một số ít hộ được điều tra, phỏng vấn hài lòng với việc thu hồi đất của dự án, với lý do thủ tục giao nhận đất TĐC nhanh gọn, điều kiện nơi ở TĐC mới tốt hơn nơi ở cũ.