L ỜI CẢM ƠN
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.3.1. Tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt
Nam Phú Yên.
Từ năm 2010 đến năm 2017, trên địa bàn huyện Đông Hòa đã thực hiện công tác thu hồi đất và lập phương án BT, HT&TĐC cho 76 công trình, dự án; trong đó trình thẩm định 340 phương án BT, HT&TĐC với tổng kinh phí BT, HT&TĐC được phê duyệt là 724.124.457.926đồng, trong đó có 17 dự án thuộc danh mục dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKT Nam Phú Yên.
a. Tình hình thu hồi đất:
Tổng diện tích đất đã thu hồi để thực hiện các dự án trong giai đoạn này của toàn huyện Đông Hòa là 6.641.883,20m2, bao gồm:
+ Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 5.218.991,08m2, chiếm tỷ lệ 78,71%; + Diện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi là 858.220,44m2, chiếm tỷ lệ 12,80% + Diện tích đất chưa sử dụng bị thu hồi là 564.671,68m2 chiếm tỷ lệ 8,49%. Trong đó, tổng diện tích đất đã thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKT Nam Phú Yên là 5.328.798,96m2 chiếm tỷ lệ 80,23% tổng diện tích đất đã thu hồi để thực hiện các dự án trong giai đoạn 2010 - 2017. Cụ thể: diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong KKT là 4.165.697,10m2; đất phi nông nghiệp là 686.926,36m2, thu hồi và đưa vào sử dụng 476.175,50m2 đất chưa sử dụng.
Cụ thể tình hình thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Đông Hòa trong đó bao gồm cả các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong KKT Nam Phú Yên giai đoạn này được trình bày ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4.Tình hình thu hồi đất trên địa bàn huyện Đông Hòa giai đoạn 2010-2017
STT Loại đất
Diện tích thu hồi (m2)
Toàn huyện Tỷ lệ Trong KKT Tỷ lệ
1. Đất nông nghiệp 5.218.991,08 78,58 4.165.697,10 78,17
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.348.276,28 1.517.722,30 1.2 Đất lâm nghiệp 1.508.535,40 1.288.798,40 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.327.549,80 1.324.546,80 1.4 Đất nông nghiệp khác 34.629,60 34.629,60
2. Đất phi nông nghiệp 858.220,44 12,92 686.926,36 12,89
2.1 Đất ở 242.112,28 221.833,96
2.2 Đất chuyên dùng 590.531,46 439.535,70
2.3 Đất phi nông nghiệp khác 25.576,70 25.556,70
3. Đất chưa sử dụng 564.671,68 8,50 476.175,50 8,94
Tổng diện tích thu hồi 6.641.883,20 100,00 5.328.798,96 100,00
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Hòa)
Hình 3.4. Tỷ lệ các nhómđất thu hồi đất trong KKT Nam Phú Yên
Qua Bảng 3.4. và Hình 3.4. cho thấy, đa phần diện tích thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trong KKT Nam Phú Yên là đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 78,17% tổng diện tích thu hồi. Tỷ lệ đất phi nông nghiệp chiếm 12,89% tổng diện tích thu hồi và đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng rất thấp, chiếm tỷ lệ không quá 10% tổng diện tích thu hồi trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017.
Trên cơ sở diện tích đất đã thu hồi để thực hiện các công trình và dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đông Hòa bao gồm cả các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong KKT Nam Phú Yên, kết quả thực hiện công tác thu hồi, bồi thường cụ thể trong giai đoạn 2010 đến 2017 được trình bày ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tổng hợp tình hình thu hồi đất và BT, HT&TĐC giai đoạn 2010-2017
Năm
Số dự án
mới phát sinh trong năm
Tổng diện tích đất thu hồi trong năm (m2)
Toàn Huyện Trong KKT Toàn Huyện Trong KKT
2010 9 5 770.188,40 701.701,20 2011 6 2 109.708,00 103.425,60 2012 5 1 207.188,26 179.278,20 2013 14 4 458.160,62 414.832,50 2014 10 2 1.811.003,74 1.772.387,00 2015 9 3 1.289.543,00 1.015.152,00 2016 10 0 987.154,50 312.832,50 2017 13 0 1.008.936,68 829.189,68 Tổng 76 17 6.641.883,20 5.328.798,96
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Hòa)
b. Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ:
Trên cơ sở các dự án đầu tư đã được phê duyệt, để thực hiện công tác thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Trung tâm phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng BT, HT&TĐC của huyện (được thành lập trong trường hợp một số dự án đặc biệt) đã tiến hành rà soát, thống kê các đối tượng chịu ảnh hưởng, đo đạc, kiểm đếm và lên phương án BT, HT&TĐC để thực hiện các dự án công trình dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đông Hòa nói chung và các dự án đầu tư trong KKT nói riêng trong giai đoạn 2010 đến 2017 như sau:
Tổng số phương án BT, HT&TĐC đã phê duyệt và thực hiện trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất của các dự án là 346 phương án BT, HT&TĐC, với tổng kinh phí là: 724.124.457.926 đồng. Trong đó số phương án BT, HT&TĐC được lập mới là 340 phương án cho 76 công trình, dự án. Số phương án BT, HT&TĐC của các năm trước chưa hoàn tất việc chi trả BT, HT được chuyển sang năm 2010 là 06 phương án. Cụ thể được thể hiện qua Bảng 3.6 và Bảng 3.7.
Bảng 3.6. Tình hình thực hiện phương án BT, HT&TĐC giai đoạn 2010-2017 Năm Số dự án thực hiện trong năm Số phương án tồn của năm trước Số phương án được duyệt mới Tổng Số phương án thực hiện trong năm Số phương án hoàn tất việc chi trả trong năm Số phương án chuyển sang năm tiếp theo 2010 9 6 15 21 13 8 2011 6 8 12 20 13 7 2012 5 7 32 39 25 14 2013 14 14 45 59 38 21 2014 10 21 78 99 74 25 2015 9 25 33 58 39 19 2016 10 19 61 80 59 21 2017 13 21 64 85 62 23 Tổng 76 6 340 346 323 23
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Hòa)
Trong thời gian qua, nhiều dự án lớn, trọng điểm của KKT bắt đầu triển khai thực hiện như: Dự án Hầm đường bộ Đào Cả, Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, Dự án tuyến nối QL 1A đoạn qua địa phận huyện Đông Hòa, Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 3 – Tuyến đường ven biển thuộc Dự án hạ tầng đô thị Nam thành phố Tuy Hòa - Vũng Rô... Đây là những dự án có quy mô diện tích lớn, nhiều đối tượng chịu ảnh hưởng, địa hình và nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, khu vực dân cư đông đúc... Do vậy, UBND huyện đã chỉ đạo tập trung toàn bộ lực lượng để thực hiện hoàn thành các phương án BT, HT&TĐC cho các công trình dự án quan trọng, trong đó đa phần các dự án đều thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, kiểm kê, đo đạc và xác định quy chủ đến đâu thì thực hiện lên phương án bồi thường đến đó, để đáp ứng kịp tiến độ bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng lớn trong KKT như: Dự án Mở rộng tuyến nối QL 1A đoạn qua địa phận huyện Đông Hòa có đến trên 64 đợt thu hồi đất và lập phương án BT, HT&TĐC; Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô (phần diện tích 404 ha) tính tới thời điểm cuối năm 2017 cũng đã thực hiện thu hồi đất với 87 phương án BT, HT&TĐC và hiện vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện trong năm 2018... Do vậy, số lượng dự án đầu tư trong KKT tuy không nhiều, nhưng số lượng phương án BT, HT&TĐC để thực hiện thực hiện công tác thu hồi đất lại khá lớn. Điều này lý giải cho vấn đề số lượng dự án tuy không tăng nhiều qua các năm nhưng số lượng phương án BT, HT&TĐC được duyệt đều tăng theo quy mô thực hiện của các dự án, cụ thể chi tiết theo Bảng 3.7.
Bảng 3.7.Đối tượng ảnh hưởng và kinh phí thực hiện phương án BT, HT&TĐC giai đoạn 2010-2017
Năm
Số dự án Đối tượng chịu
ảnh hưởng Kinh phí BT, HT (đồng)
Toàn Huyện
Trong KKT
Toàn huyện Trong KKT
Tổ chức Hộ gđ, cn Tổ chức Hộ
gđ, cn Toàn huyện Trong KKT
2010 9 5 2 516 1 393 27.865.969.533 21.535.366.123 2011 6 2 4 247 4 216 38.510.963.910 24.694.366.923 2012 5 1 8 762 7 556 81.425.723.853 54.236.230.353 2013 14 4 15 1.247 7 470 152.852.645.421 118.330.333.500 2014 10 2 19 1.186 16 1.115 125.568.892.458 94.566.996.363 2015 9 3 13 374 9 313 87.496.265.877 81.523.366.555 2016 10 0 6 448 3 305 90.125.423.756 79.255.133.311 2017 13 0 6 577 5 378 120.278.573.118 108.145.865.332 Tổng 76 17 73 5.357 52 3.746 724.124.457.926 582.287.658.460
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Hòa)
Thông qua Bảng 3.6 và Bảng 3.7 có thể thấy, để thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất để triển khai các công trình, dự án trên địa bàn huyện, UBND huyện đã kịp thời chỉ đạo tập trung thực hiện công tác lập và triển khai thực hiện các phương án BT, HT&TĐC nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, sớm GPMB và bàn giao đất cho các chủ đầu tư để thực hiện thi công các công trình, dự án.
c. Tình hình bố trí tái định cư:
Việc bố trí TĐC luôn được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng chịu ảnh hưởng và phải thực hiện việc di chuyển chỗ ở. Các khu TĐC tập trung được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của địa phương, đảm bảo có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Giá đất cụ thể áp dụng khi thu tiền sử dụng đất tại nơi TĐC được quy định phù hợp với điều kiện thị trường của địa phương, giảm sự chênh lệch giữa giá đất bồi thường và giá thị trường tại thời điểm di dời và khoảng tiền bồi thường của các hộ gia đình, cá nhân sau khi đã trừ tiền sử dụng đất vẫn đủ khả năng để xây dựng lại nhà ở.
Một số khu TĐC đã hoàn thành và đi vào hoạt động như Khu TĐC Phú Lạc, Khu TĐC Hòa Tâm; Khu TĐC số 1 tại khu phố 2, thị trấn Hòa Vinh; Khu TĐC thuộc dự án: Tuyến nối QL1A (Đông Mỹ) đến KCN Hòa Hiệp - giai đoạn 1 tại thôn Mỹ
Hòa, xã Hòa Hiệp Bắc; Khu TĐC phục vụ dự án Hầm đường bộ Đèo Cả… Các khu TĐC này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về đất ở tại địa phương, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định cuộc sống cho các đối tượng sau thu hồi đất.
* Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác thu hồi đất, BT, HT&TĐC trên địa bàn KKT:
Trong giai đoạn 2010 đến năm 2017, trên địa bàn huyện Đông Hòa đã triển khai 76 công trình, dự án, trong đó có 17 dự án triển khai theo danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trong KKT Nam Phú Yên. Đa phần các công trình, dự án lớn được thực hiện trong thời gian này trên địa bàn Huyện Đông Hòa là những dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chính trong KKT Nam Phú Yên theo quy hoạch chung xây dựng KKT đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt như: Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1A đoạn từ Km1340+600 đến Km1353+300 thuộc địa phận huyện Đông Hòa; Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô quy mô 538 ha; Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả trên QL 1A đi qua địa bàn tỉnh Phú Yên; Dự án Tuyến nối QL 1A (Đông Mỹ) đến Khu công nghiệp Hòa Hiệp - giai đoạn 1; Dự án Tuyến đường Phước Tân – Bãi Ngà, đoạn qua nhà máy lọc dầu Vũng Rô; Tuyến đường nối QL1A (Phú Khê) đi KCN Hòa Tâm (Phước Tân)… Nhìn chung, công tác thu hồi đất và thực hiện BT, HT&TĐC được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp các ngành, trình tự được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2010 đến 2017, việc thu hồi đất được thực hiện và áp dụng theo Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013, do vậy có sự khác nhau trong phương pháp thực hiện công tác thu hồi đất tại địa phương. Cụ thể:
- Về công tác thu hồi đất:
+ Luật Đất đai năm 2013 đã sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất so với quy định tại Luật Đất đai năm 2003 để thực hiện việc cải cách hành chính khi thực hiện các dự án, trong đó quy định UBND tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại khoản 3 Điều 66 Luật Đai năm 2013. Do vậy, từ ngày 23/7/2014, UBND huyện Đông Hòa được UBND tỉnh ủy quyền cho UBND huyện thực hiện thu hồi đất tại Quyết định số 1155/2013/QĐ-UBND “V/v ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai ngày 29/11/2013”. Đây là cơ sở giúp UBND Huyện chủ động hơn trong việc thực hiện công tác thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện tại những khu vực vừa có các đối tượng sử dụng đất là các hộ gia đình cá nhân, vừa bao gồm các tổ chức KT-XH, nhất là các dự án có diện tích thu hồi lớn như các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KKT. Đồng thời, đây cũng điều kiện thuận lợi để thực hiện việc ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án BT, HT&TĐC trong cùng một ngày theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013.
+ Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất. Tuy nhiên, trên thực tế, khi triển khai công tác thu hồi đất, mặc dù UNND huyện đã thông báo cụ thể kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dự án theo đúng thời gian quy định song việc quản lý đất đai của chính quyền địa phương trong thời gian dài còn lỏng lẻo, nhất là các xã ven biển, dẫn đến nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sai mục đích, mua bán chuyển nhượng không theo quy định chủ yếu bằng giấy tay nên tên các loại đất không rõ ràng, sử dụng đất không có giấy tờ, ranh giới khó xác định, nguồn gốc sử dụng đất chưa được xác định, chưa được cấp giấy CNQSDĐ cho các chủ sử dụng đất… gây khó khăn trong thực hiện việc quy chủ để thực hiện công tác thu hồi đất, BT, HT&TĐC; Nhiều thửa đất đã cấp giấy CNQSDĐ nhưng có nhiều sai sót; nhiều trường hợp khó xác định loại đất hoặc không xác định được thời điểm xây dựng công trình, vật kiến trúc, nhiều hộ gia đình cá nhân sử dụng đất chồng lấn, không xác định được ranh giới cụ thể… mất thời gian phải xác minh, lấy ý kiến khu dân cư hoặc việc đền bù, hỗ trợ của các dự án đã triển khai trước đây có sự chồng lấn không rõ ràng, phức tạp không còn hồ sơ lưu trữ đến khi thực hiện công tác BT, HT&TĐC mới tiến hành xử lý, dẫn đến nhiều phát sinh, mất nhiều thời gian trong công tác xác định; Loại đất, đối tượng sử dụng đất, thời gian sử dụng đất có trực tiếp sản xuất hay không... Những vấn đề này đã làm kéo dài thời gian thực hiện công tác thu hồi đất, do vậy đa phần các thông báo kế hoạch thu hồi đất đều phải thực hiện việc gia hạn, đặc biệt đối với những dự án lớn, có tính chất và quy mô lớn, nhiều đối tượng chịu ảnh hưởng, gây ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai thực hiện của các công trình, dự án...
+ Luật Đất đai năm 2013 đã quy định: Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án BT, HT&TĐC; khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án BT, HT&TĐC đã được cơ quan nhà