Đặc điểm và vai trò của Khu kinh tế Nam Phú Yên trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại khu kinh tế nam phú yên (Trang 50 - 55)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Đặc điểm và vai trò của Khu kinh tế Nam Phú Yên trong phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh Phú Yên

3.1.3.1 Đặc điểm:

Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và KKT, KKT là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, gắn với cảng biển nước sâu hoặc sân bay [8]. Trong đó, đất sử dụng cho KKT bao gồm đất để xây dựng KKT, KKT cửa khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đất sử dụng cho KKT là diện tích đất sử dụng cho các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư. Việc xây dựng, mở mới các KKT phải phù hợp với quy hoạch tổng thể hệ thống các KKT trong cả nước [32].

KKT là mô hình phát triển có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng, hỗ trợ những vùng, lãnh thổ có điều kiện thuận lợi khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và chính trị để phát triển kinh tế; huy động tối đa nguồn nội lực, tìm kiếm và áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.

3.1.3.2. Vai trò và định hướng phát triển khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2025

Phú Yên là một trong những tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ – khu vực có sự tăng trưởng kinh tế tương đối trong vài năm gần đây và cũng là một trong những khu vực duyên hải miền Trung được Nhà nước quan tâm cho phép hình thành các KKT với các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt. Về phía Bắc của tỉnh Phú Yên đã hình thành KKT Nhơn Hội; về phía Nam tỉnh Phú Yên đã hình thành KKT Vân Phong. Do vậy,

53/2008/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển KKT Nam Phú Yên và Quyết định số 54/2008/QĐ- TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của KKT Nam Phú Yên. Các quyết định quan trọng này của Chính phủ đã tạo ra bước đột phá về phát triển kinh tế của khu vực duyên hải Miền Trung nói chung và của tỉnh Phú Yên nói riêng, nhằm khai thác lợi thế tiềm năng tự nhiên của các cảng biển, dịch vụ cảng biển cũng như các hoạt động kinh tế gắn với cảng biển.

KKT Nam Phú Yên có tổng diện tích 20.730ha, được xây dựng các phân khu chức năng chính gồm đất xây dựng KKT 11.548ha (khu phi thuế quan khoảng 320ha và khu thuế quan khoảng 11.228ha) và 9.182ha đất khác bao gồm đất dự trữ phát triển công nghiệp, đất nghĩa trang tập trung, đất nông nghiệp và nuôi trông thủy sản, đất lâm nghiệp, đồi núi... KKT Nam Phú Yên là KKT nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thuộc vùng kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ và là một trong những cửa ngõ ra biển của hai nước bạn Campuchia và Thái Lan qua tuyến đường xuyên Á. Là 01 trong 08 KKT ven biển của cả nước được Thủ tướng Chính phủ đồng ý ưu tiên đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trong giai đoạn 2016-2020.

Với mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển KKT Nam Phú Yên trở thành KKT tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, trọng tâm là ngành công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành công nghiệp sau dầu; các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng Vũng Rô, cảng Bãi Gốc và sân bay Tuy Hòa, đặc biệt là dự án Hầm Đèo Cả sẽ mở ra cơ hội liên kết thuận tiện với các tỉnh phía Nam, nhất là hỗ trợ chia sẻ với KKT Vân Phong. Khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực; Tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại; Tạo ra một khu vực có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để thu hút đầu tư, với các cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi nhất, bộ máy quản lý đạt hiệu quả để thu hút đầu tư...

Trên cơ sở phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng KKT Nam Phú Yên, tại Quyết định 1712/2009/QĐ-TTg ngày 23/10/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra một số định hướng cụ thể để phát triển và tận dụng những lợi thể về các điều kiện sẵn có của KKT Nam Phú Yên như ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp gắn với các thế mạnh của KKT; Sử dụng hiệu quả đất tại 03 KCN tập trung đã có; hình thành thêm một số KCN hiện đại trong KKT Nam Phú Yên; phát triển các cụm công nghiệp, các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho các KCN, các doanh nghiệp công nghiệp lớn trong KKT Nam Phú Yên.

Bên cạnh đó là các định hướng phát triển các ngành dịch vụ như: Phát triển dịch vụ cảng và vận tải biển, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng, phát triển dịch vụ

vận tải biển...; đồng thời phát triển du lịch, khôi phục, nâng cấp các di tích lịch sử; kết hợp hài hoà giữa phát triển KT-XH, phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên và môi trường. Xây dựng KKT Nam Phú Yên thành trung tâm giao dịch thương mại, với các hệ thống tài chính - ngân hàng...

Ngoài những định hướng trong phát triển công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra các định hướng cho việc phát triển nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn KKT Nam Phú Yên, cụ thể như: Hình thành các khu sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, phát triển mạnh kinh tế vườn và kinh tế trang trại, gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm; xây dựng một số trang trại lớn trong KKT kết hợp với quy mô vừa và nhỏ ở các hộ gia đình...; Sử dụng tổng hợp nguồn lợi rừng, kết hợp các mục đích phòng hộ, bảo vệ môi trường với du lịch; khuyến khích các mô hình trang trại lâm nghiệp và trang trại nông - lâm kết hợp, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sống, đồng thời tạo cảnh quan sinh thái cho khu đô thị trong KKT Nam Phú Yên…;phát triển du lịch kết hợp nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch...

Do vậy, để KKT Nam Phú Yên phát triển đúng định hướng, khai thác tối đa lợi thế sẵn có về vị trí địa lý kinh tế, cảnh quan và kết cấu hạ tầng đã được đầu tư trong nhiều năm qua; đồng thời để KT-XH, an ninh quốc phòng của Chính phủ về vùng kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ được triển khai đồng bộ, hiệu quả và bền vững lâu dài, tạo cơ sở pháp lí cho việc đầu tư xây dựng triển khai các dự án đầu tư, định hướng phát triển không gian KKT và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KKT Nam Phú Yên đến năm 2025 như sau:

- Trên cơ sở các QHCT và các dự án phát triển trong khu vực, cơ cấu phân khu chức năng trong KKT Nam Phú Yên như sau:

+ Khu phi thuế quan (đất khu dịch vụ thương mại đặc biệt): có quy mô khoảng 320 ha, bố trí tại xã Hòa Hiệp Nam, gồm Trung tâm thương mại dịch vụ, khu sản xuất, gia công tái chế, khu trung chuyển hàng hóa, kho bãi ngoại quan và khu vui chơi giải trí.

+ Khu thuế quan bao gồm các khu chức năng chính sau:

Khu cảng có tổng diện tích khoảng 470ha gồm: cảng Vũng Rô là cảng tổng hợp và chuyên dùng; cảng Bãi Cốc là cảng chuyên dùng của khu phi thuế quan và cho khu hóa dầu Hòa Tâm;

Các KCN có quy mô khoảng 2.682ha bao gồm: các KCN Hòa Hiệp 1 và 2 có tổng diện tích 207ha, các KCN mới: KCN hóa dầu ở Hòa Tâm 1.080ha, KCN lọc dầu 170ha, KCN đa ngành quy mô 855ha và khu công nghệ cao quy mô 370ha;

Trung tâm tiếp vận hàng hóa và thương mại dịch vụ đầu mối có quy mô khoảng 115ha;

1.045ha; khu đô thị dịch vụ ven biển: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam quy mô khoảng 1.540ha; các khu vực dân cư hiện trạng cải tạo và TĐC có quy mô khoảng 910ha...

Các trung tâm công cộng và hành chính được bố trí xen kẽ tại các khu vực đô thị và các khu chức năng chính trong KKT như: Trung tâm hành chính của toàn KKT được bố trí tại khu đô thị Hòa Vinh, quy mô khoảng 12 – 15ha; Trung tâm tổng hợp quy mô 25 – 30ha; Trung tâm đào tạo: quy mô khoảng 30 – 50ha; các trung tâm y tế có quy mô khoảng 12 – 18ha; Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao có quy mô khoảng 35 – 45ha; các trung tâm chuyên dụng khác bao gồm: trung tâm dịch vụ thương mại, các trung tâm y tế khu vực, trường phổ thông, hành chính khu vực…

Các khu du lịch và dịch vụ du lịch sinh thái có quy mô khoảng 740ha, bao gồm các khu du lịch dọc bờ biển; tổ hợp du lịch Biển Hồ - Đập Hàn dưới chân Đèo Cả kết hợp với các điểm di tích bao quanh hình thành nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, tham quan...

Vùng cây xanh sinh thái tập trung bảo vệ cảnh quan và rừng phòng hộ có quy mô khoảng 1.706ha sẽ bao gồm toàn bộ dãy núi phía Nam Khu kinh tế gồm các núi Hòn Bà, Đá Bia, Vũng Rô, Đèo Cả… các khu rừng chống sóng ven biển; Trong đó:

Khu vực các công trình đầu mối hạ tầng có quy mô khoảng 150ha;

Các khu đất phục vụ giao thông đối ngoại có quy mô khoảng 1.415ha.

- Trên cơ sở phân khu chức năng, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, Quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo lực hút đầu tư tại KKT Nam Phú Yên như sau:

+ Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống giao thông (Xây dựng hầm đường bộ đèo Cả; Xây dựng đoạn tuyến nối QL 1A với hầm đèo Cả; Xây dựng cảng Vũng Rô thành cảng tổng hợp với quy mô 150ha, bao gồm các khu vực cảng tổng hợp, đại diện hải quan, cảng cá, cảng dầu; Xây dựng khu cảng Bãi Gốc với quy mô 100ha,; Xây dựng bến xe đối ngoại tại khu đô thị Hòa Vinh, quy mô 04ha; Xây dựng QL 29 (đường tỉnh 645) đi Tây Nguyên; Xây dựng tuyến đường Hùng Vương để hình thành tuyến hành lang ven biển, tạo động lực phát triển KKT.

+ Cấp nước: Xây dựng nhà máy nước công suất 125.000m3/ngày đêm, diện tích khoảng 5-7ha; Lắp đặt tuyến ống cấp cho KCN lọc dầu Vũng Rô; Lắp đặt tuyến ống cấp cho khu đô thị dịch vụ công nghiệp Hoà Tâm...

+ Cấp điện: Xây dựng trạm 220KV đấu nối của nhà máy điện trong khu Hòa Tâm khi hình thành KCN hóa dầu; Xây mới trạm 110KV như: Trạm KCN đa ngành; Trạm hầm Đèo Cả; trạm KCN lọc dầu Vũng Rô...

+ Hệ thống thông tin, liên lạc: Mở rộng trạm Phú Lâm; Nâng cấp dung lượng trạm Hòa Vinh thành trạm điều khiển; Cải tạo và nâng cấp tổng đài Hòa Vinh...

Trên cơ sở nhu cầu đầu tư của KKT, căn cứ cơ chế hỗ trợ vốn từ Trung ương tại Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg, ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KKT ven biển gồm: Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trục chính trong KKT ven biển và hệ thống giao thông kết nối KKT ven biển với hệ thống giao thông bên ngoài; bồi thường, GPMB các dự án, công trình động lực và xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu nhà ở công nhân và khu TĐC phục vụ người bị thu hồi đất trong KKT; đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, khu phi thuế quan trong KKT và dự kiến nguồn thu ngân sách tỉnh. Theo quy hoạch được duyệt, việc phân chia nguồn vốn đầu tư hạ tầng KKT như sau:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư : 17.817 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn hỗ trợ từ ngân sách TW : 3.779 tỷ đồng.

+ Vốn hỗ trợ từ ngân sách Tỉnh : 1.349 tỷ đồng. + Vốn thu hút các nhà đầu tư : 12.689 tỷ đồng [34].

* Đánh giá, nhận xét chung về vai trò của Khu kinh tế Nam Phú Yên:

Với các lợi thế tiềm năng về điều kiện tự nhiên của địa phương, nhiều các dự án lớn đang lập dự án đầu tư xây dựng tại KKT Nam Phú Yên như: dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô, dự án KCN hóa dầu Hòa Tâm, khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hoà… sẽ tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế của vùng kinh tế Đông Tác – Vũng Rô, của tuyến hành lang kinh tế ven biển kết hợp quốc phòng của tỉnh Phú Yên, đồng thời thúc đẩy triển khai nhanh các dự án kết cấu hạ tầng khu vực. Như vậy có thể thấy, từ mục tiêu tổng quát đến các mục tiêu cụ thể và các định hướng phát triển cụ thể mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, trong thời gian qua, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách đầu tư khó khăn, nhưng UBND Tỉnh đã cố gắng huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, tạo điều kiện để thu hút đầu tư. Để tiếp tục phát huy lợi thế từ KKT Nam Phú Yên, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 04-Ctr/TU ngày 26/4/2016 của Tỉnh uỷ về tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả KKT Nam Phú Yên; tạo điều kiện thuận lợi để Nhà máy lọc hoá dầu Vũng Rô hoàn thành và đưa vào hoạt động. Đây cũng là 01 trong 04 giải pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2016-2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI đã đề ra. Hiện nay, UBND Tỉnh đang chỉ đạo các cấp, các ngành sớm tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch KKT Nam Phú Yên cho phù hợp với tình hình thực tế, tập trung xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; sớm ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất để thu hút đầu tư, nâng cao hơn nữa vai trò của KKT Nam Phú Yên trong việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại khu kinh tế nam phú yên (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)