CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, đoạn qua huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 41 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam

Thực tiễn ở nước ta trong những năm qua cho thấy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá tất yếu sẽ dẫn đến một bộ phận đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phục vụ lợi ích quốc gia ở nước ta được tiến hành mạnh mẽ từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này được đẩy nhanh hơn từ những năm 1990, khi nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,….tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, nhiệm vụ xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng: giao

thông, thuỷ lợi, điện lực, thông tin, cấp nước,...được đặt ra một cách cấp thiết. Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta từ những năm 1990 được gắn liền với đô thị hoá cả về chiều rộng và chiều sâu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm (2001 - 2010) đã nêu rõ: Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hoá dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam thời kỳ 1996 - 2020 xác định mục tiêu phát triển đô thị cả nước đến năm 2020 là: xây dựng tương đối hoàn chỉnh đô thị cả nước, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch, được phân bổ và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, phấn đấu đến năm 2020, dân số đô thị chiếm khoảng 45% dân số cả nước [36].

Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha.

Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha) [36].

Theo số liệu điều tra của Báo Nông nghiệp Phát triển Nông Thôn năm 2010 tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là dưới 0,5% [36].

Qua bảng 1.2 ta thấy Bắc Ninh là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cao nhất, chiếm 70,11% tổng diện tích đất nông nghiệp. Các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi tương đối cao, khoảng trên dưới 30%; còn ở một số tỉnh như Kiên Giang, Đồng Tháp có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi thấp, lần lượt chiếm chỉ khoảng 7,4% và 8,02% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác. Các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế, diện tích đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tương đối nhỏ và nằm trong khoảng từ vài trăm tới dưới 1.000 ha.

Bảng 1.2. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở một số địa phương trên cả nước STT Tỉnh, thành phố Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) Tổng diện tích đất nông nghiệp

bị thu hồi (ha)

Tỉ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi (%) 1 Tuyên Quang 518.311,22 83.216,86 16,06 2 Hà Nội 45.772,96 13.789,87 30,13 3 Hải Phòng 84.984,13 11.679,02 13,74 4 Hưng Yên 60.101,4 16.434,34 27,34 5 Hải Dương 107.964,05 21.458,48 19,88 6 Hà Nam 57.903,48 16.247,74 28,06 7 Vĩnh Phúc 94.445,48 29.844,18 31,60 8 Bắc Ninh 50.489,5 35.398,38 70,11

9 Thừa Thiên Huế 349.812,57 63.914,8 18,27

10 Bình Phước 631.370.35 140.631,00 22,27

11 Đồng Tháp 277.073,38 22.225,79 8,02

12 Kiên Giang 576.492,49 42.679,58 7,40

(Nguồn: Nguyễn Hải Nguyên, 2015[36]) Đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất:

Theo thống kê hiện nay, trung bình mỗi hec-ta đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ: khoảng 108 nghìn hộ. Số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn: Tây Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ, Thành phố Hồ Chí Minh: 52.094 hộ...

Những quy định về giá đất bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư... đã được tích cực triển khai tới từng hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất ở. Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển

công nghiệp, dịch vụ cũng như xây dựng các khu đô thị mới cho người dân địa phương; tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Số lượng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chuyển sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

Việc bố trí, sắp xếp nơi ở mới cho các hộ dân bị thu hồi đất đến nơi ở mới có quy hoạch tổng thể với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân [36].

1.2.2. Tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở tỉnh Quảng Nam

1.2.2.1. Tình hình thu hồi đất ở tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 14057’10’’ đến 16003’50” vĩ độ Bắc, từ số 107012’40” đến 108044’20” kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp : Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành Phố Đà Nẵng. - Phía Nam giáp : Tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum.

- Phía Tây giáp : Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum. - Phía Đông giáp : Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha. Toàn tỉnh có 2 thành phố, 01 thị xã và 15 huyện, với 244 đơn vị hành chính cấp xã (207 xã, 25 phường và 12 thị trấn).

Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phấn đấu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp vào giai đoạn 2015-2020. Để thực hiện đạt được mục tiêu này, cùng với sự đoàn kết thống nhất, phát huy tính tự lực, tự cường vượt khó vươn lên của nhân dân, còn phải biết tận dụng thời cơ khai thác những tiềm năng, thế mạnh của một địa phương có nhiều ưu thế về vị trí địa lý để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng những công trình tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đó, tất yếu phải tiến hành thu hồi đất, cơ cấu lại mục đích sử dụng đất, theo đó là một bộ phận dân cư phải di chuyển chỗ ở, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và người dân mất đất sản xuất, mất việc làm truyền thống phải chuyển đổi ngành nghề.

Bảng 1.3. Diện tích đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015

Số

TT Loại đất thu hồi Diện tích đất thu hồi (ha) Tổng cộng

(ha) Tỷ lệ (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

I Nhóm đất nông nghiệp 1.145,9 621,0 247.428,2 362,1 1.421,8 250.979,0 99,5

1 Đất sản xuất nông nghiệp 223,5 238,4 130,4 264,5 446,4 1.303,1 Trong đó: Đất trồng lúa nước 39,6 29,1 25,2 10,9 35,9 140,6 2 Đất lâm nghiệp 919,2 381,2 247.295,2 92,4 972,9 249.661,0 + Đất rừng phòng hộ 273,3 28,7 246.382,0 69,1 246.753,1 + Đất rừng trồng sản xuất 645,8 344,8 911,6 64,2 840,8 2.807,2 + Đất rừng đặc dụng 0,1 7,7 1,2 63,0 72,0 + Đất rừng tự nhiên sản xuất 0,5 28,3 28,8 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3,2 1,4 2,6 5,2 2,5 14,9 4 Đất nông nghiệp khác 0,0 0,0

II Nhóm đất phi nông nghiệp 66,3 47,0 113,7 75,7 177,0 479,7 0,2

1 Đất ở tại nông thôn 9,6 1,1 3,2 9,4 24,7 47,9 2 Đất ở tại đô thị 1,1 0,7 3,3 1,0 0,8 6,8 3 Đất chuyên dùng 51,2 43,5 73,7 52,5 120,0 341,0

Số

TT Loại đất thu hồi Diện tích đất thu hồi (ha) Tổng cộng

(ha) Tỷ lệ (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,4 0,1 0,1 0,1 0,8 5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,5 1,2 2,2 0,3 6,6 13,8 6 Đất sông suối và mặt nước CD 0,5 0,5 27,2 12,0 24,9 65,1 7 Đất phi nông nghiệp khác 4,0 0,4 4,3

III Nhóm đất chưa sử dụng 96,7 54,4 30,8 250,2 348,7 780,7 0,3

1 Đất bằng chưa sử dụng 24,7 18,0 24,1 48,4 78,5 193,7 2 Đất đồi chưa sử dụng 71,0 0,6 5,8 201,3 9,8 288,5 3 Đất mặt nước chưa sử dụng 1,1 35,8 0,8 0,5 260,4 298,5

Tổng cộng 252.239,4 100,0

Trong 5 năm, từ năm 2011-2015, tổng diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 252.239,4 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cao nhất, chiếm tỷ lệ 99,5% tổng diện tích đất bị thu hồi (Bảng 1.3).

Theo đó, nhiều công trình, dự án quan trọng đã được đầu tư xây dựng như: Xây dựng chỉnh trang thành phố Tam Kỳ; Khu kinh tế mở Chu Lai; Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc; các khu du lịch ven biển tại thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên; các dự án thủy điện và nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp khác đã và đang được hình thành phát triển trên địa bàn toàn tỉnh; dự án mở rộng quốc lộ 1, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, v.v...

1.2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở tỉnh Quảng Nam

a) Tình hình thực hiện chính sách bồi thường

Về bồi thường đất, thì người sử dụng đất ở hợp pháp, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng các hình thức sau: bố trí nhà ở tại khu tái định cư (nếu có), giao đất ở tại các khu tái định cư, tái định cư trên phần đất còn lại (trường hợp còn đủ kích thước theo quy định của pháp luật về xây dựng) hoặc bố trí xen cư trong các khu dân cư quy hoạch; trường hợp người có đất ở hợp pháp bị thu hồi tự lo chỗ ở mới, thì được bồi thường bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm thu hồi đất và hỗ trợ một phần kinh phí theo suất đầu tư hạ tầng để tự lo chỗ ở mới [48].

Trong thực tế hiện nay, hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì việc bồi thường cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện chi trả bằng tiền; bồi thường bằng đất chủ yếu là đất ở và một phần diện tích đất nông nghiệp tại các huyện miền núi cao nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất bị thu hồi sớm ổn định cuộc sống sau khi tái định cư.

Về bồi thường tài sản trên đất, nếu đất đó có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật đất đai, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được bồi thường bằng tiền theo đơn giá do Ủy ban Nhân dân tỉnh quy đinh, những hạng mục nào chưa có trong bảng giá do Ủy ban Nhân dân tỉnh quy đinh thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với chủ đầu tư và Ủy ban Nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm khảo sát, đề xuất giá và lập thành biên bản đưa vào phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, mà đất đó không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật đất đai, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được xem xét, hỗ trợ về tài sản gắn liền với đất [48].

Đối với nhà thờ tộc họ, nhà ở, vật kiến trúc, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thì được bồi thường bằng 100% theo đơn giá bồi thường do Ủy ban Nhân dân tỉnh quy đinh. Riêng đối với nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng của hộ gia đình, cá nhân thì được tính bồi thường theo tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc, ngoài ra còn được hỗ trợ thêm 10% theo giá trị bồi thường hiện có của nhà, công trình, nhưng mức bồi thường và hỗ trợ tối đa không quá 100% theo đơn giá bồi thường do Ủy ban Nhân dân tỉnh quy đinh. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với Nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng và Chủ sở hữu tài sản (hoặc đại diện Chủ sở hữu) xác định tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của nhà ở, công trình, vật kiến trúc và lập thành biên bản đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt [48].

Đối với cây trồng hàng năm, con vật nuôi trồng thuỷ sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường theo đơn giá do Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định; cây lâu năm loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ, lấy củi) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng tổng giá trị đầu tư cộng chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất trừ đi giá trị thu hồi (nếu có); cây lâu năm, loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây tại thời điểm bồi thường trừ đi giá trị thu hồi (nếu có) [48].

b)Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ

Ngoài việc bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất bị nhà nước thu hồi được nhận các khoản hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có); hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ thuê nhà ở, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở; hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn, ao không được công nhận là đất ở; hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định đời sống cho một số trường hợp có thu nhập chính của gia đình từ hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, đoạn qua huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)