3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.6. Một số nguyên nhân tồn tại, phát sinh vướng mắc
3.3.6.1. Nguyên nhân khách quan
Dự án mở rộng Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Núi Thành có số hộ bị ảnh hưởng tương đối lớn (3.014 hộ) với 86 hộ thuộc diện bố trí tái định cư, đi qua địa bàn của 07
xã, thị trấn; trong khi đó tiến độ bồi thường, GPMB của dự án hết sức khẩn trương (kết thúc đến tháng 12/2014, tức là dưới 02 năm) theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, nên các địa phương hầu hết thiếu cán bộ chuyên môn để thực hiện. Đây là dự án có tính chất phức tạp nhất về bồi thường, GPMB so với tất cả các dự án đã thực hiện từ trước đến nay trên địa bàn huyện Núi Thành.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một trong những chính sách lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh tế- xã hội, lợi ích của từng hộ gia đình, cá nhân và liên quan đến đời sống tập quán sinh hoạt, tâm linh, tín ngưỡng ... Chính sách nhiều lần được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhưng không thể thật sự hoàn thiện vì thực tế cuộc sống luôn luôn có sự thay đổi, đặc biệt là một số thay đổi liên quan đến chính sách về đất đai, chính sách về giá đất... đã làm cho chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không ổn định, từ đó càng tạo ra sự khác nhau gây so bì trong nhân dân về bồi thường, GPMB giữa các dự án, giữa người giải toả bàn giao mặt bằng trước với người giải toả bàn giao mặt bằng sau.
Đơn giá bồi thường về đất, nhà ở, tài sản vật kiến trúc gắn liền với đất và cây trồng con vật nuôi về nguyên tắc là sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường, nhưng trong thực tế vẫn còn có những vấn đề bất cập giữa giá quy định bồi thường với giá thực tế; giữa ý kiến của các cơ quan chuyên môn với người dân chưa có sự đồng nhất; giá cả thị trường luôn có sự biến động tăng, giảm theo từng thời điểm nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Do tiến độ bồi thường, GPMB của dự án diễn ra quá nhanh, làm cho phần lớn những tiểu thương hoặc những lao động tiểu thủ công nghiệp nằm dọc tuyến Quốc lộ 1 bị mất mặt bằng kinh doanh hoặc ngưng trệ sản xuất, nhưng chưa chuẩn bị cho mình một ngành nghề mới thích hợp.
Quy định của pháp luật về thời gian thực hiện một số thủ tục bồi thường, GPMB còn kéo dài (ví dụ: thời gian niêm yết công khai phương án bồi thường ít nhất là 20 ngày, thời gian cưỡng chế thu hồi đất phải sau 30 ngày kể từ ngày phải bàn giao đất), nên ràng buộc các đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB và các cấp chính quyền thiếu tính chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện, hoặc gặp một số trường hợp người bị thu hồi đất chây ì không chịu bàn giao mặt bằng thì phải chờ đủ thời gian theo luật định mới được tổ chức cưỡng chế, làm chậm tiến độ bồi thường, GPMB của dự án.
3.3.6.2. Nguyên nhân chủ quan
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về đất đai dọc tuyến Quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Quảng Nam còn nhiều điểm khác biệt so với các khu vực khác, tạo nên những bất cập kéo dài nhiều năm, cụ thể như nhiều địa phương khi thực hiện các thủ tục về
đất) chưa đúng quy trình; hồ sơ địa chính có biến động sau nhiều thời kỳ nhưng công tác chỉnh lý biến động về đất đai chưa được thực hiện, dẫn đến việc sai lệch diện tích, loại đất giữa giấy tờ và thực tế sử dụng.
Do lịch sử buông lỏng quản lý, sử dụng đất trong vùng dự án, nên một số trường hợp sử dụng đất giữa cơ sở pháp lý và thực tiễn có sự khác nhau; theo đó Hội đồng tư vấn đất đai cấp xã xem xét, xác nhận thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất, tính hợp pháp về nhà ở, công trình, vật kiến trúc trên đất bị ảnh hưởng gặp nhiều lúng túng, một số nội dung xác nhận chưa được rõ ràng và thống nhất giữa các đối tượng sử dụng đất, nên công tác bồi thường, GPMB tiềm ẩn nhiều vướng mắc phát sinh về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc trên đất; bên cạnh đó, dự án vừa GPMB đồng thời vừa tổ chức thi công, nhiều khả năng gây chấn động (do thiết bị máy móc) đến nhà ở của nhân dân đang sinh sống hai bên đường ngoài khu vực dự án, nhưng các thủ tục bảo hiểm về bồi thường mức độ bị ảnh hưởng do chấn động của nhà đầu tư và các đơn vị bảo hiểm chậm triển khai nên việc khiếu nại, khiếu kiện dễ xảy ra.
Trước khi bị thu hồi đất để triển khai thực hiện dự án, phần lớn nhân dân sống dọc 2 bên tuyến đường Quốc lộ 1, điều kiện sinh hoạt đi lại và kinh doanh buôn bán có nhiều thuận lợi, nay bị thu hồi toàn bộ thửa đất phải tái định cư ở nơi khác, mặc dù cơ sở hạ tầng tại nơi ở mới tốt hơn nhưng lợi thế kinh doanh tại nới ở mới không bằng nơi ở cũ, ảnh hưởng đến ổn định đời sống sau tái định cư nên miễn cưỡng trong việc bàn giao mặt bằng của dự án.
Trình độ, năng lực của cán bộ công chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB chưa chuyên sâu, chưa kết hợp được giữa thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn với công tác tuyên truyền vận động nhân dân. Việc quản lý mặt bằng hiện trạng sau khi có thông báo thu hồi đất, cắm mốc, phóng tuyến... trong vùng dự án còn nhiều hạn chế, do đó tình trạng xây dựng cơ nới trái phép, trồng thêm cây, xây dựng bờ bao, đào thêm hồ, ao v.v... diễn ra tương đối phổ biến.
Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước về bồi thường, GPMB trong vùng dự án tại một số xã có lúc chưa sâu rộng đến mọi người dân, hoặc chưa thường xuyên liên tục nên còn một bộ phận nhân dân nằm trong phạm vi GPMB chưa nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan nên đòi hỏi quyền lợi trái với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân trong vùng dự án của các cấp chính quyền đã được tổ chức nhiều lần, nhưng đôi lúc chưa được thường xuyên nên chưa xử lý, giải quyết kịp thời những tâm tư và nổi bức xúc của nhân dân trong vùng dự án, dẫn đến một số trường hợp sử dụng đất bị các lực lượng chống đối kích động lôi kéo, không chấp hành quyết định thu hồi đất, kiến nghị, khiếu nại nhiều lần, tạo những điểm nóng trong dư luận và gây áp lực cho chính quyền địa phương về triển khai công tác bồi thường, GPMB trong vùng dự án.