Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, đoạn qua huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 115 - 116)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai

Những phát sinh vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài chủ yếu là phát sinh trong lĩnh vực bồi thường về đất, nên

việc xác lập hồ sơ pháp lý liên quan đến thửa đất bị thu hồi (ranh giới, mốc giới, thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất và tình trạng pháp lý của thửa đất) là nhiệm vụ rất quan trọng, làm cơ sở để lập phương án BT, GPMB. Thực tiễn trong vùng dự án nghiên cứu cho thấy công tác quản lý nhà nước về đất đai bị buông lỏng kéo dài nhiều năm, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất vẫn còn tùy tiện, một số trường hợp chưa được cơ quan nhà nước cho phép, xác nhận (viết giấy tay, tự chuyển mục đích sử dụng...), nhiều bất cập vướng mắc trong quan hệ quản lý và sử dụng đất đai để tồn đọng khá dài không giải quyết được, nên công tác xác nhận tình trạng pháp lý của thửa đất để làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ còn nhiều lúng túng, cá biệt một số trường hợp thiếu thông tin về nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất, diện tích sử dụng đất hợp pháp nên mất nhiều thời gian, công sức để đối chiếu, xác minh. Do đó, để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, góp phần đẩy nhanh công tác bồi thường, GPMB cần phải tập trung ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Đầu tư kinh phí và trang thiết bị cần thiết để đo đạc, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai theo từng đơn vị hành chính cấp xã nhằm tạo nguồn tư liệu địa chính đồng bộ và thống nhất; theo đó, thường xuyên cập nhật chỉnh lý biến động đất đai để phản ánh kịp thời đầy đủ các thông tin về hiện trạng sử dụng đất của từng vùng, từng khu vực. Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính đồng bộ và hiện đại, thể hiện chi tiết ranh giới, diện tích, loại đất và tình trạng pháp lý của từng thửa đất, kèm theo các thông tin về người sử dụng đất là cơ sở pháp lý quan trọng để tạo điều kiện thực hiện tốt và có hiệu quả về công tác quản lý nhà nước về đất đai, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất để thiết lập chứng thư pháp lý của từng thửa đất, đảm bảo quyền của người sử dụng đất được tôn trọng và phát huy, thông qua đó tạo điều kiện cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng theo quy định của pháp luật đất đai.

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, trong đó thực hiện tốt chức năng quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên từng địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sử dụng đất trái phép, chuyển nhượng đất trái phép, sử dụng đất sai mục đích, không nộp tiền sử dụng đất ... Từ đó, người sử dụng đất ngày càng ý thức hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, giúp cho các địa phương quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất trên địa bàn, đảm bảo các nguồn thu từ đất, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, đoạn qua huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 115 - 116)