3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.2. Một số khiếu nại, kiến nghị đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
định cư của dự án nghiên cứu
Bảng 3.17. Tổng hợp các kiến nghị, khiếu nại của người dân trong vùng dự án nghiên cứu
TT Xã, thị trấn Số hộ bị ảnh hưởng Tổng số đơn kiến nghị, khiếu nại
Nội dung kiến nghị, khiếu nại Diện tích, loại đất BT Đơn giá BT về đất Chính sách bồi thường, hỗ trợ Tái định cư Chấn động nhà ở do thi công Nội dung khác (ô nhiễm MT, cấp thoát nước,...) 1 Tam Xuân 1 257 50 25 3 3 2 16 1 2 Tam Xuân 2 338 13 2 4 3 1 3 0 3 Tam Anh Bắc 304 38 23 7 5 0 3 0
4 Tam Anh Nam 508 50 36 6 4 2 0 2
5 Tam Hiệp 522 20 12 1 0 1 4 2
6 TT Núi Thành 879 255 169 48 17 1 17 3
7 Tam Nghĩa 206 33 28 5 0 0 0 0
Tổng cộng 3 014 459 295 74 32 7 43 8
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Núi Thành, 2015)
Theo thông tin điều tra và kết quả do Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Núi Thành cung cấp tại bảng 3.17 thì tình hình khiếu nại, kiến nghị của người dân trong vùng dự án nghiên cứu chiếm tỷ lệ tương đối lớn (459 đơn/3.014 hộ bị ảnh hưởng), trong đó chủ yếu là đơn kiến nghị (64 đơn khiếu nại và 395 đơn kiến nghị). Điều đó, có thể nói rằng công tác bồi thường, GPMB là lĩnh vực hết sức phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhiều đối tượng sử dụng đất, đồng thời liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực xã hội nên dễ phát sinh những nhạy cảm dẫn đến tình trạng kiến nghị, khiếu nại trong nhân dân. Nguyên nhân xuất phát từ một bộ phận người dân không tự giác chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước, nhiều trường hợp đã được tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB tính đúng, tính đủ đơn giá và khối lượng bị ảnh hưởng, nhưng cố tình chây lỳ không nhận tiền bồi thường hoặc không bàn giao mặt bằng với những lý do khác nhau, gây cản trở tiến độ bồi thường,
GPMB của dự án; bên cạnh đó còn bộc lộ những tiêu cực, chưa khoa học, thiếu minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB gây so bì giữa các đối tượng bị ảnh hưởng, đặc biệt là chính sách pháp luật về bồi thường, GPMB còn mang tính áp đặt, bắt buộc, chưa giải quyết một cách triệt để những tồn tại phát sinh trong thực tế, cụ thể:
Thứ nhất, phần lớn công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong vùng dự án bị buông lỏng kéo dài nhiều năm, người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho, tặng, chuyển mục đích sử dụng đất..., nhưng trình tự, thủ tục chưa được thực hiện theo đúng quy định, hoặc việc GPMB mở rộng hành lang an toàn đường bộ Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Núi Thành theo các chương trình, dự án trước đây (chi tiết đã nêu ở phần 3.4.1. Tổng hợp ý kiến của người có đất bị thu hồi), nhưng chưa được bồi thường dứt điểm, trong khi đó việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính tại các địa phương chưa được thực hiện thường xuyên, nên dẫn đến việc sai lệch diện tích, loại đất giữa giấy tờ và thực tế sử dụng.
Ví dụ: Hộ ông Phan Đình Dung trú tại khối 4, thị trấn Núi Thành tự nhận chuyển nhượng QSD đất của hộ ông Nguyễn Văn Ngọc (sử dụng đất trước 18/12/1980, có tên trong Sổ Đăng ký ruộng đất được xác lập theo Chỉ thị 299/CT) tại thửa đất số 14, tờ bản đồ số 6, diện tích 191 m2, loại đất thổ cư (T), sau đó hộ ông Phan Đình Dung được UBND Núi Thành cấp GCN QSD đất vào ngày 14/01/2004 với diện tích 157 m2, loại đất ở (đã trừ đi phần diện tích 34 m2 nằm trong HLGT, vì cho rằng đã GPMB để mở rộng Quốc lộ 1 trước đây). Theo đó, hộ ông Phan Đình Dung làm đơn kiến nghị yêu cầu bồi thường 34 m2 nằm trong HLGT và được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất tại Thông báo 235/TB-UBND ngày 07/7/2014 hỗ trợ 80% theo đơn giá bồi thường đất ở.
Thứ hai, theo quy định của Luật Đất đai 2003 thì đơn giá bồi thường về đất được áp dụng theo bảng giá các loại đất do UBND cấp tỉnh điều chỉnh và công bố vào ngày 01/01 hàng năm. Tuy nhiên, trong thực tế một số vị trí của bảng giá các loại đất do UBND tỉnh Quảng Nam công bố chưa điều chỉnh phù hợp với giá thị trường, nên đã phát sinh khiếu nại, kiến nghị của người dân trong vùng dự án về đơn giá bồi thường đất, mà đặc biệt là những trường hợp được bồi thường về đất ở nhưng không đủ điều kiện bố trí tái định cư.
Ví dụ: Các hộ Thái Văn Nhân (xã Tam Anh Bắc), Lê Hưởng (xã Tam Xuân 1), Nguyễn Văn Thư (xã Tam Hiệp), Hứa Minh Hoàng (TT Núi Thành) ... kiến nghị giá bồi thường đất ở thấp chưa phù hợp với giá thị trường. Tuy nhiên, điều này không thể đáp ứng theo yêu cầu của người dân, vì chính sách bồi thường, GPMB dự án mở rộng Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Núi Thành được áp dụng theo quy định Luật Đất đai 2003, nên giá đất bồi thường được áp dụng theo bảng giá đất quy định hàng năm của UBND tỉnh, theo đó đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB phối hợp với UBND cấp xã tổ chức đối thoại, giải thích cho nhân dân được hiểu và đồng thuận chấp hành.
Thứ ba, chính sách bồi thường, hỗ trợ thường xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định, nên tạo tâm lý so bì của người bị thu hồi đất giữa các dự án qua nhiều thời kỳ. Bên cạnh đó, một số chính sách hỗ trợ chưa xem xét hết điều kiện thực tế của người bị thu hồi đất, cụ thể thời gian hỗ trợ thuê nhà quy định không quá 12 tháng là chưa xem xét đến nhiều trường hợp phải chờ đợi thời gian nhận đất tái định cư vượt quá 01 năm, hoặc chế độ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mới quy định hỗ trợ giá trị kinh phí, nhưng chưa xem xét đến điều kiện làm việc ổn định cuộc sống và trách nhiệm của nhà đầu tư đối với sinh kế của người dân bị thu hồi đất ...
Ví dụ: Hộ bà Nguyễn Thị Phương tại Thôn Vĩnh Đại, xã Tam Hiệp bị thu hồi toàn bộ thửa đất có nhà ở nằm sát Quốc lộ 1 là 497 m2
(200 m2 đất ở và 297 m2 đất vườn ao) bị ảnh hưởng dự án Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai-Trường Hải, đã được UBND huyện Núi Thành phê duyệt phương án bồi thường tại Quyết định số 4997/QĐ-UBND ngày 07/7/2011; nhưng hộ Bà không thống nhất với diện tích thu hồi và đã khởi kiện ra tòa, vì cho rằng diện tích thửa đất của hộ gia đình bà phải là 583m2 (tăng 86m2
do khai hoang). Tuy nhiên, tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành bản án phúc thẩm số 10/2012/HCPT ngày 12/9/2012 không chấp nhận đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị Phương, vì không đủ cơ sở pháp lý để công nhận tính hợp pháp của 86m2 tăng thêm (do lấn chiếm); nhưng hộ bà vẫn không chịu bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.
Tại vị trí và diện tích thửa đất nêu trên, khi bị ảnh hưởng dự án Quốc lộ 1, hộ bà tiếp tục so bì và yêu cầu đòi được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo chính sách bồi thường, GPMB quy định hiện hành (2013), đã được UBND huyện Núi Thành xem xét, hỗ trợ thêm 06 tháng thuê nhà ở (vì đất tái định cư chậm được bố trí) và 60% giá trị công trình vật kiến trúc trên đất không đủ điều kiện được bồi thường (86m2
tăng thêm). Tuy nhiên, mặc dù các tổ chức đoàn thể và các cấp chính quyền đã nhiều lần đối thoại vận động, giải thích nhưng hộ bà Nguyễn Thị Phương vẫn cố tình chây ì, không chịu bàn giao mặt bằng nên UBND huyện Núi Thành đã ban hành Quyết định số 11034/QĐ-CTUBND ngày 07/8/2014 cưỡng chế thu hồi đất, buộc tháo gỡ công trình vật kiến trúc trên đất để bàn giao mặt bằng thi công dự án.
Thứ tư, mặc dù số hộ bị ảnh hưởng dự án phải bố trí tái định cư chiếm tỷ lệ rất ít (86/2.413 hộ bị thu hồi đất) và được bố trí lồng ghép với các khu tái định cư có sẵn. Tuy nhiên, diện tích bố trí tái định cư của một số trường hợp chưa xem xét hết số cặp vợ chồng (hộ phụ) cùng chung sống trong một ngôi nhà có thửa đất ở bị thu hồi, hoặc các khu tái định cư tập trung có điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt hơn, nhưng lợi thế kinh doanh lại kém hơn nơi ở cũ nên phát sinh tình trạng so bì trong nhân dân.
Ví dụ: Hộ bà Trần Thị Kim Phượng tại Thôn Diêm Phổ, xã Tam Anh Nam bị thu hồi toàn bộ diện tích thửa đất ở có nhà ở bị ảnh hưởng dự án Quốc lộ 1 là 775 m2 đã
được UBND huyện Núi Thành cấp giấy chứng nhận QSD đất năm 2009, hộ bà có 04 cặp vợ chồng của các con (Phạm Thị Thùy Trang, Phạm Thị Kim Hên, Phạm Thị Khánh Thùy và Phạm Quốc Đạm) cùng chung sống trên thửa đất ở bị thu hồi, nên hộ bà yêu cầu được bố trí 05 lô đất tái định cư. Qua xem xét điều kiện thực tế của gia đình nên UBND tỉnh Quảng Nam đã có Thông báo số 229/TB-UBND ngày 02/7/2014 thống nhất bố trí cho hộ bà 05 lô đất (từ lô A10-19 đến lô A10-23) thuộc Khu tái định cư Tam Anh Nam và được hỗ trợ tiền sử dụng đất không vượt quá diện tích đất ở bị thu hồi. Tuy nhiên, hộ gia đình bà Trần Thị Kim Phượng chỉ thống nhất với số lô được bố trí, nhưng không thống nhất các vị trí được bố trí vì cho rằng không phù hợp với điều kiện buôn bán, kinh doanh của gia đình bà sau khi tái định cư.
Qua xem xét điều kiện làm ăn của gia đình bà giữa nơi đi và nơi đến, UBND huyện Núi Thành nhận thấy nguyện vọng của gia đình bà là chính đáng nên đã có Thông báo số 124/TB-TTPTQĐ ngày 04/7/2014 thống nhất chuyển đổi vị trí tái định cư đối với 05 lô từ A10-19 đến lô A10-23 sang vị trí từ lô A1-22 đến lô A1-26 tại Khu tái định cư Tam Anh Nam để tạo thuận lợi cho gia đình bà Trần Thị Kim Phượng có đủ điều kiện tiếp tục kinh doanh, buôn bán với ngành nghề cũ, sớm bàn giao mặt bằng và ổn định cuộc sống sau khi tái định cư.
Ngoài ra, đây là dự án trọng điểm mang tính cấp bách của tỉnh, nên triển khai đồng thời giữa công tác bồi thường, GPMB với tổ chức thi công công trình, theo đó các thiết bị thi công đã tạo nên những chấn động làm ảnh hưởng nứt một số nhà ở nằm ngoài vạch GPMB, hoặc tạo chênh lệch cao thấp bất thường giữa mặt đường và nền nhà hiện trạng, hoặc gây ô nhiểm môi trường xung quanh (tiếng ồn, khói, bụi) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân; nội dung này đã được xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và thuộc trách nhiệm giải quyết của các đơn vị bảo hiểm dự án. Tuy nhiên, một số ít trường hợp chưa được các đơn vị bảo hiểm giải quyết kịp thời hoặc giải quyết chưa đầy đủ theo thực tế bị ảnh hưởng, nên đã phát sinh tình trạng khiếu nại, kiến nghị của nhân dân trong vùng dự án về bồi thường chấn động nhà ở hoặc ô nhiểm môi trường.