3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.2.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm gần đây, trong điều kiện quỹ đất ngày một hạn hẹp, nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề về khai thác quỹ
đất, huy động nguồn lực tài chính từđất đai dần được quan tâm và nghiên cứu.
Nghiên cứu của tác giả Chu Thị Thủy Chung (2010) đã đề cập, phân tích những mặt được và những mặt hạn chế của các chính sách thu từ đất đai, từđó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính về đất đai ở Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thu NSNN [8].
Nghiên cứu của Nguyễn Hồ Phi Hà (2012), đã hệ thống hóa và phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường BĐS, về huy động nguồn lực tài chính cho phát triển thị trường BĐS. Đồng thời, luận án cũng đã trình bày rõ các nhân tố ảnh hưởng ở tầm vĩ mô và vi mô tác động đến khả năng huy động nguồn lực tài chính phát triển thị trường BĐS trong nền kinh tế thị trường. Thông qua đánh giá kinh nghiệm thực tiễn huy động nguồn lực tài chính phát triển thị trường BĐS tại một số nước trên thế giới, Luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm quốc tế cần thiết có thể áp dụng vào Việt Nam. Mặt khác, Luận án đã khảo sát thị trường BĐS Việt Nam và đưa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân thành công và hạn chế trong huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển thị trườngBĐS nước ta trong 5 năm qua, từ đó, định hướng yêu cầu và cơ sở xây dựng hệ thống các giải pháp cần thiết, hợp lý, khả thi nhằm hoàn thiện vấn đề huy động nguồn lực tài chính cho thị trường BĐS ở Việt Nam [12].
Vũ Thị Thơm (2012) đánh giá nguồn thu tài chính từđất đai trong nền kinh tế thành phốThái Nguyên giai đoạn năm 2007 đến năm 2011 đưa ra những kết luận:
- Việc nghiên cứu, đánh giá nguồn thu từ tài chính đất đai ở thành phố Thái Nguyên là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp vì động chạm đến lợi ích kinh tế của rất nhiều nhóm chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện phù hợp đểthúc đẩy quá trình này trên cơ sở giải quyết hài hòa các quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu với các chủ thể kinh tế khác. Do tính chất phức tạp của quan hệ kinh tế về đất đai, sự đa dạng về hình thức vận động của các nguồn tài chính từđất đai cũng như hình thức khai thác các nguồn thu đó, việc nâng cao hiệu quả khai thác nguồn thu tài chính từđất đai ởnước ta trong giai đoạn trước mắt và lâu dài chỉ có thể thực hiện thông qua hệ thống các giải pháp đồng bộ từ công tác quy hoạch tới thể chế hóa bằng chính sách các quan hệđất đai và bộ máy thực hiện các chính sách vềđất đai .
- Một trong những thành công trong việc khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai đã được thể hiện qua sốthu ngân sách Nhà nước. Tỷ trọng nguồn thu NSNN từđất không ngừng tăng cao. Đây là kết quả khả quan trong hoạt động khai thác nguồn thu tài chính từđất đai, đóng góp vào NSNN. Xét riêng khía cạnh nguồn thu từ tiền sử dụng đất thì giá trịthu được dưới hình thức này cũng tăng theo thời gian [26].
Nghiên cứu của Trần Văn Xuân (2015) cho thấy việc khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng việc huy động nguồn thu tài chính từ đất đai ở huyện cũng còn bộc lộ những hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, hiệu quả sử dụng đất không cao, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Những hạn chế này chủ yếu là vướng mắc về cơ chế, chính sách và cách thức thực hiện, vì vậy để thúc đẩy việc khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở huyện trong thời gian tới đạt những kết quả cao, cần có những kiến nghị sau:
+ Khi ban hành các chính sách đất đai phải phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương theo hướng Nhà nước chủ động điều tiết giá đất trong thị trường bằng quan hệ cung - cầu; bảo đảm xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết củanhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch và phát triển bền vững.
+ Việc ban hành cơ chế, chính sách quy định chi tiết, cụ thể và chặt chẽ đối với việc lựa chọn, nhất là việc quy định các tiêu chí để đánh giá, xác định chính xác về khả năng tài chính đối với các chủ đầu tư tham gia đầu tư các dự án, nhất là các dự án kinh doanh bất động sản…để có thể nhanh chóng thu hồi những diện tích đất đang sử dụng lãng phí, sai mục đích [36].
Nghiên cứu bài viết của tác giả Trần Đức Thắng (2012) nhận xét về tình hình khai thác nguồn thu tài chính từđất ở Việt Nam để rút ra các thành công và hạn chế về cơ chế chính sách và tình hình khai thác nguồn thu tài chính từđất đai [25].
Như vậy, các nghiên cứu nêu trên chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính về đất đai hơn là đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của từng địa phương nhằm khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai một cách hiệu quả. Luận văn của tôi sẽ tập trung hơn trong việc tiếp cận thực tiễn để khai thác thông tin, đồng thời phân tích và tìm ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý giá đất và quản lý các nguồn thu từ đất đai, từ đó phân tích và đưa ra giải pháp tối ưu có tính khả thi, phù hợp với địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU